1. Văn phòng

           1.1 Quản trị hành chính

             –  Tổ chức các cuộc họp, các sự kiện diễn ra trong và ngoài nước.

             –  Quản lý, lưu trữ công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu;

             –  Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý, điều hành hoạt động của công ty; quản lý, sử dụng, điều hành hệ thống mạng thông tin của công ty.

             –  Đảm bảo an ninh trong phạm vi cơ quan.

             –  Phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thực hiện công tác bảo vệ, phòng chống tệ nạn xã hội và an toàn cháy nổ tại nơi làm việc.

           1.2 Quản trị nhân lực

             –  Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực đồng thời nghiên cứu đề xuất chính sách về nhân sự.

             –  Tham mưu, xây dựng Mô hình tổ chức của công ty phù hợp với nhu cầu, giai đoạn phát triển của công ty;

             –  Công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sử dụng, đãi ngộ, đánh giá nhân sự.

             –  Lưu, cập nhật, bảo mật hồ sơ cán bộ theo quy định. Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý công tác cán bộ.

             –  Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật.

             –  Giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc thực hiện chế độ chính sách người lao động.

          2.  Phòng Tài chính Kế toán

2.1.  Công tác kế toán

             –   Tổ chức bộ máy kế toán trong toàn Công ty.

           –  Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, chế độ chứng từ kế toán, chế độ sổ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo quản trị phù hợp với các quy định hiện hành.

             –   Lập và gửi các Báo cáo tài chính cho đơn vị Kiểm toán độc lập để thực hiện việc kiểm toán các Báo cáo này.

2.2. Công tác tài chính

             –  Lập kế hoạch tài chính của Công ty.

             –  Xây dựng kế hoạch và xác định nhu cầu vốn lưu động, huy động các nguồn vốn sẵn có đảm bảo nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của Công ty.

             –  Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tín dụng ngắn, trung và dài hạn.

             –   Xây dựng và trình duyệt phương án về thay đổi cơ cấu vốn, tài sản, điều hòa vốn giữa các đơn vị trực thuộc Công ty.

2.3. Công tác tín dụng

             –  Xây dựng kế hoạch huy động vốn trung, dài hạn, kế hoạch tín dụng vốn lưu động dưới các hình thức được pháp luật cho phép để huy động vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.

             –  Thực hiện các thủ tục đóng, mở tài khoản Công ty theo qui định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

             –  Thực hiện đàm phán, dự thảo các Hợp đồng tín dụng của Công ty.

3. Phòng Quản lý kỹ thuật – Công nghệ

3.1. Quản lý kỹ thuật – Chất lượng xây lắp

             –  Quản lý thiết kế các dự án: theo dõi, kiểm tra, thẩm tra đề cương khảo sát lập thiết kế cơ sở, các báo cáo chuyên ngành, thiết kế kỹ thuật, tổng tiến độ công trình, tổng mặt bằng và tiến độ hàng năm của các dự án.

             – Quản lý khối lượng, tiến độ các Dự án: tổng hợp, kiểm tra biện pháp khối lượng trong tổng mức đầu tư, trong Tổng dự toán của các Dự án. Theo dõi thường xuyên quá trình thực hiện đến khi quyết toán công trình;

             –  Quản lý chất lượng: xây dựng và trình phê duyệt quy trình quản lý chất lượng các dự án theo đúng trình tự đầu tư, quy định quản lý chất lượng công trình.

           –  Công tác bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường

3.2.  Ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật và sáng kiến cải tiến kỹ thuật – công nghệ:

Cập nhật các thông tin giới thiệu những công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật, đề xuất vào việc ứng dụng để phát triển sản xuất và đầu tư mới của Công ty;

3.3. Quản lý kỹ thuật công nghệ trong vận hành và khai thác Dự án

           – Đôn đốc Tư vấn lập Quy trình vận hành của từng cụm thiết bị và toàn bộ Nhà máy, thẩm tra và trình lãnh đạo Công ty phê duyệt;

           – Tham gia lập biện pháp sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, dự trù mua sắm vật tư phục vụ công tác sửa chữa, bảo dưỡng;

4. Phòng Kinh tế

4.1.  Công tác kế hoạch và báo cáo thống kê.

–  Xây dựng Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và định hướng hoạt động của Công ty.

–  Lập báo cáo kế hoạch, báo cáo đầu tư báo cáo Tập đoàn Sông Đà, các Bộ, ban ngành có liên quan, Chính phủ Việt Nam và Lào theo định kỳ, hoặc đột xuất theo yêu cầu.

4.2. Công tác đấu thầu

–  Lập và trình duyệt kế hoạch đấu thầu của các dự án.

– Trình duyệt Hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu các gói thầu của các dự án theo phân cấp.

– Tham gia công tác đấu thầu, chọn thầu, thẩm định hồ sơ thầu theo chức năng chuyên môn của phòng.

4.3.  Công tác hợp đồng kinh tế

– Chủ trì soạn thảo và trình phê duyệt các hợp đồng do Công ty ký kết và thực hiện.

– Tham gia đàm phán hợp đồng BOT, các phụ lục của hợp đồng BOT, PPA, Hợp đồng Tổng thầu, Tổng thầu EPC.

– Theo dõi việc thực hiện và thanh lý các hợp đồng kinh tế do Công ty ký kết và thực hiện.

4.4. Công tác dự toán

– Lập và trình duyệt dự toán chi phí hoạt động thường xuyên của Công ty, các dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư các dự án.

– Thẩm tra định mức, đơn giá, Tổng mức đầu tư, Tổng dự toán, dự toán công trình do các Công ty dự án lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.5. Công tác thanh quyết toán

–  Lập giá trị thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế do Công ty ký kết và thực hiện.

– Theo dõi và kiểm tra Hồ sơ giá trị thanh quyết toán, xác nhận giá trị thanh toán để giải ngân các khoản vốn do Công ty góp và vay cho các dự án.

V.  Ban Chuẩn bị đầu tư dự án

–  Lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án;

– Lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch đấu thầu, điều chỉnh Kế hoạch đấu thầu các gói thầu phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư của Dự án;

– Chuẩn bị hồ sơ, thực hiện các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các Dự án ;

– Chủ trì công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn lập Dự án đầu tư, các nhà thầu tư vấn làm các công việc phục vụ cho việc lập dự án đầu tư và các công việc chuyên ngành khác;

– Trực tiếp giám sát, nghiệm thu công tác khảo sát lập Dự án đầu tư và các báo cáo chuyên ngành;

–  Tổ chức thẩm tra và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các Dự án đầu tư xây dựng công trình;

–  Phối hợp với các phòng, ban chức năng trong công ty thương thảo, đàm phán và tổ chức ký kết các Hợp đồng phát triển dự án, Hợp đồng mua bán điện, Hợp đồng nhượng quyền….;

–  Phối hợp với các phòng, ban chức năng trong công ty thương thảo, đàm phán với Chính phủ Lào về Thỏa thuận cổ đông, Điều lệ công ty Dự án để thành lập công ty dự án;

 5. Phòng Kỹ thuật – Tư vấn

  1. Chức năng, nhiệm vụ:

– Phòng Kỹ thuật – Tư vấn là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của Công ty,  có chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho HĐQT, Giám đốc để triển khai chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra giám sát của Công ty đối với các đơn vị trực thuộc về: khoa học công nghệ, kỹ thuật thi công, chất lượng sản phẩm công trình xây dựng, phòng chống bão lụt, sáng kiến cải tiến, quản lý thiết bị thi công, quy trình quy phạm kỹ thuật của ngành của Nhà nước liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty.

– Chủ trì lập biện pháp đấu thầu thi công công trình khi có ý kiến chỉ đạo của Giám đốc.

– Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi các đơn vị trực thuộc về công tác nghiệp vụ theo chức năng được giao để tổng hợp báo cáo kết quả đã kiểm tra xử lý trình Giám đốc, Hội đồng quản trị công ty.

– Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm.

– Tư vấn thiết kế, giám sát các công trình theo ngành nghề kinh doanh của Công ty.

– Thường trực Hội đồng khoa học kỹ thuật và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác thi nâng bậc công nhân hàng năm. Biên soạn tài liệu về công nghệ kỹ thuật để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên.

– Triển khai những tiêu chuẩn, quy trình quản lý chất lượng.

– Tổ chức thực hiện các phương án kỹ thuật và khai thác có hiệu quả thiết bị kỹ thuật được trang bị, đảm bảo cho việc sản xuất tại các đơn vị đạt chất lượng tốt, thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị đúng quy trình, quy phạm.

– Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong việc phối hợp với các phòng nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc tổ chức sản xuất và phục vụ kinh doanh.

– Quản lý thiết bị, theo dõi, trình duyệt phương án sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị theo định kỳ và khi bị hư hỏng.

– Quản lý lưu trữ, bảo quản hồ sơ và cung cấp tư liệu để phục vụ cho các hoạt động chung của toàn công ty.

– Chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài sản nhà nước được giao theo quy định của pháp luật và của đơn vị.

– Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát kỹ thuật chất lượng, tiến độ thi công các công trình nhận thầu. Tham gia xử lý các vấn đề về kỹ thuật, khối lượng phát sinh trong thi công và kiến nghị xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

– Định kỳ phối hợp với các phòng ban có liên quan để kiểm kê, kiểm tra kỹ thuật thiết bị đề xuất thanh lý tài sản cố định hư hỏng, không sử dụng đến hoặc không còn sử dụng được.

– Phối hợp với các phòng thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác PCCN-ATLĐ, bảo vệ, vệ sinh môi trường trong quá trình tổ chức thi công các công trình của công ty cũng như các đơn vị trực thuộc.

– Đôn đốc, hướng dẫn việc xây dựng phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị trực thuộc. Chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn hàng năm.

– Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc công ty.

  • Phòng  Kế hoạch – Kinh doanh:
  1. Chức năng:

– Phối hợp với đơn vị cấp trên làm việc với các bộ ngành liên quan, chủ đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng định mức, đơn giá, tổng dự toán, dự toán các công trình, giá ca máy các loại thiết bị mới.

– Cùng các đơn vị thi công giải quyết các phát sinh, điều chỉnh giá trong quá trình thực hiện hợp đồng với chủ đầu tư.

– Phối hợp với đơn vị cấp trên giải quyết các vướng mắc về định mức, đơn giá, cơ chế thanh toán và các chế độ.

– Tham gia phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Công ty.

– Đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác thu hồi vốn, hỗ trợ đơn vị giải quyết vướng mắc với các đơn vị có liên quan trong thu hồi vốn.

– Phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán theo dõi công tác thanh toán, thu vốn của các đơn vị. Kiểm tra phiếu giá thanh toán của các hợp đồng do Công ty ký chuyển Phòng Tài chính Kế toán.

– Phối hợp với các phòng ban liên quan lập hồ sơ dự thầu, lập giá đấu thầu các công trình.

– Chủ trì soạn thảo và tham gia đàm phán để lãnh đạo Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế bao gồm: hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác đầu tư.

– Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế theo quy chế quản lý hợp đồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và các quy định của Nhà nước.

– Theo dõi việc thực hiện và thanh lý các hợp đồng đã ký kết. Theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình ký kết và triển khai các hợp đồng kinh tế của các đơn vị.

– Trên cơ sở giá đấu thầu, các chế độ hiện hành của Nhà nước, biện pháp tổ chức thi công thực tế xây dựng các định mức đơn giá nội bộ Công ty.

– Rà soát, ban hành sửa đổi bổ sung các quy định, quy chế thuộc lĩnh vực kế hoạch – kinh doanh.

– Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt định mức, đơn giá áp dụng đối với những công trình do Công ty làm chủ đầu tư.

-Theo dõi những khối lượng phát sinh ngoài tổng dự toán.

– Tham gia quyết toán các dự án đầu tư.

– Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch giá thành và quản lý các thành phần chi phí của các đơn vị trên cơ sở kế hoạch giá thành.

– Báo cáo thực hiện kế hoạch. Báo cáo thực hiện các mục tiêu tiến độ công trình.

– Báo cáo thực hiện các kế hoạch về sản xuất kinh doanh, dở dang, thu hồi vốn,…

– Đánh giá phân tích tình hình thực hiện, những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch.

– Báo cáo thống kê, báo cáo tình hình thực hiện tháng, quý, năm về giá trị khối lượng.

– Hỗ trợ, giúp lãnh đạo Công ty tập hợp báo cáo, kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần.

– Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty về các lĩnh vực mua bán, cấp phát vật tư, quản lý vật tư, đầu tư thiết bị, quản lý thiết bị.

– Mua sắm vật tư phục vụ quá trình sản xuất của công ty.

– Theo dõi giá cả kiểm tra cấp phát vật tư theo định mức cho các công trình

– Quản lý theo dõi cấp phát, thu hồi vật tư luân chuyển theo quy chế công ty.

– Đôn đốc các đơn vị quyết toán vật tư theo từng giai đoạn và khi kết thúc công trình.

– Tham mưu cho Giám đốc Công ty những biện pháp cần thiết để bảo quản và tiết kiệm vật tư.

– Quản lý thanh toán cấp phát xăng dầu hàng tháng cho xe con công tác.

      – Làm thủ tục thanh lý vật tư tồn kho hư hỏng trình Giám đốc duyệt.