1. Quyền công tố là gì?

Quyền công tố là quyền của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan công tố, xét xử, điều tra) dùng để điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trước tòa án hay là quyền truy tố, buộc tội cá nhân, tổ chức trước pháp luật.

Quyền công tố thuộc về các cơ quan công tố ở các nước. Người được giao thực hiện việc công tố gọi là công tố viên hoặc kiểm sát viên. Thông thường ở các nước được tổ chức như sau:

– Nhóm các nước có cơ quan công tố nằm trong thành phần Bộ Tư pháp (Chính phủ) như Mỹ, Pháp, Ba Lan, Nhật Bản….

– Nhóm các nước có cơ quan công tố nằm trong thành phần các Tòa án như Tây Ban Nha, Ý, Hàn Quốc…

– Nhóm các nước không có chế định cơ quan công tố như nước Anh (nhưng trong các trường hợp cần thiết thì vẫn có những người đại diện cho vị lãnh đạo cao nhất của đoàn Luật sư của LVN Group là các công tố viên phát biểu tại các phiên tòa với tính chất là những người buộc tội, hoặc khi xét xử các vụ án hình sự đặc biệt quan trọng thì việc buộc tội vẫn do một người có chức vụ đặc biệt thực hiện)

– Nhóm các nước có hệ thống cơ quan công tố riêng biệt nằm dưới sự giám sát của nghị viện, Quốc hội gồm các nước Xã hội chủ nghĩa (thường có tên là Viện Kiểm sát), các nước ở Đông Âu (cũ) và các nước Cộng hòa Liên bang thuộc Liên Xô trước đây.

2. Lịch sử ra đời của cơ quan công tố

Nhà nước Australia được thành lập năm 1901, song mãi cho tới năm 1983 mới là năm đánh dấu mốc lịch sử ra đời quan trọng của cơ quan công tố Australia. Mặc dù hoạt động công tố nhà nước trước đó vẫn đang tồn tại và phát triển, việc cơ quan công tố Australia ra đời tương đối muộn xuất phát từ một số lý do cơ bản sau đây:

Trước năm 1983 hoạt động công tố của Nhà nước Australia được giao cho lực lượng cảnh sát thực hiện. Các cơ quan cảnh sát có thẩm quyền truy tố trong lực lượng cảnh sát tiến hành điều tra các hành vi phạm tội và tội phạm trên lãnh thổ Australia. Sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ và có đủ điều kiện để truy tố, cơ quan cảnh sát đã tiến hành điều tra thực hiện các thủ tục truy tố, đưa người phạm tội ra truy tố trước Tòa án. Trong khi đó, trong hệ thống bộ máy nhà nước lực lượng cảnh sát thuộc bộ máy cơ quan hành pháp – cơ quan Chính phủ, hoạt động dưới sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Trong suốt một thời gian khá dài hệ thống truy tố của Nhà nước Australia (thời kỳ trước năm 1983) mang nặng tính hành pháp, phục vụ lợi ích của cơ quan hành pháp, lợi ích chính trị nhiều hơn là lợi ích của cộng đồng. Chính phủ, đại diện hệ thống cơ quan hành pháp đã tham gia sâu vào quá trình truy tố. Chính vì vậy, việc truy tố của cơ quan điều tra trên toàn lãnh thổ Australia không đảm bảo khách quan cũng như chất lượng của việc phân tích đánh giá các chứng cứ, nhân tố lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội không thể hiện trong hoạt động truy tố của cơ quan điều tra. Hơn thế, trước khi hoàn thành cáo trạng truy tố, điều tra viên đã tự thỏa mãn với tất cả các chứng cứ mà mình đã thu thập được và với các chứng cứ đó đã tự mình khẳng định sự có tội của người bị đưa ra xét xử. Tình trạng áp đạt ý chí chủ quan của điều tra viên trong quá trình truy tố như trên không những không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp chưa bị tước bỏ của bị truy tố mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới quyền phán quyết của Tòa án trong quá trình xét xử cũng như ảnh hưởng tới quyền dân chủ và vấn đề nhân quyền.

Trong quá trình điều tra, truy tố các điều tra viên tiến hành điều tra vụ án thực hiện công việc truy tố không có bất kỳ một sự tư vấn, hỗ trợ pháp lý nào từ phía cơ quan có thẩm quyền cũng như từ phía cơ quan Tòa án bất kể đó là vụ án đơn giản hay phức tạp. Quá trình truy tố của cơ quan điều tra chỉ tuân theo một trình tự đơn điệu và bất biến. Thêm vào đó là hoạt động truy tố của điều tra viên tại phiên tòa rất nhanh chóng và mang nặng tính tiền lệ.

Từ đầu những thập niên 70 và thập niên 80, nhu cầu củng cố và nâng cao hoạt động công tố trong hệ thống tư pháp hình sự đã nảy sinh. Vấn đề tăng cường tính độc lập trong hoạt động điều tra và truy tố của cơ quan điều đã được giới quan chức trong Chính phủ cũng như công chúng ngày càng quan tâm sâu sắc hơn, đặc biệt là ở các khu vực tiểu bang. Năm 1973 tại khu vực Tasmania, tiểu bang đầu tiên của Australia đã thành lập một tổ chức thực hiện hoạt động công tố độc lập theo luật pháp của tiểu bang Tasmania. Tổ chức này gồm các nhân viên chuyên nghiệp chính thức làm việc trong tổ chức Luật sư của LVN Group tham gia vào các hoạt động truy tố. Đến 1981 trong bản Báo cáo của ủy ban Hoàng gia Anh về thủ tục tố tụng hình sự đã đưa ra nguyên tắc cần phải thiết lập cho hệ thống cơ quan công tố hoạt động trên những chuẩn mực mới về tính công bằng, chân thật, trách nhiệm và có hiệu quả. Những chuẩn mực này ra đời đã tạo ra một ảnh hưởng lớn và quyết định tới sự chuyển biến trong hoạt động của hệ thống cơ quan công tố Australia.

Năm 1982, tại tiểu bang Victoria một trong hai trung tâm văn hóa chính trị và kinh tế lớn của Australia, nhu cầu xây dựng vị trí độc lập của cơ quan công tố đã được đưa lên thành luật. Tính độc lập của cơ quan công tố đã được hệ thống cơ quan lập pháp và cơ quan tòa án của tiểu bang đưa ra xem xét. Chuẩn mực xây dựng một cơ quan công độc lập với Chính phủ và Tổng chưởng lý đã được hình thành nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan công tố trong quá trình truy tố. Kết quả là, vào khoảng cuối năm 1982 một cơ quan công tố độc lập của tiểu bang Victoria được thành lập. Sự ra đời của cơ quan công tố tại tiểu bang Victoria là một động lực và điểm khởi đầu cho sự hình thành các cơ quan công tố ở các tiểu bang khác và cơ quan công tố liên bang sau này.

3. Vị trí của cơ quan công tố trong bộ máy nhà nước

Ngày 14 tháng 12 năm 1983 Luật công tố Australia được Nghị viện thông qua và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 3 năm 1984. Luật này ra đời đã đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động công tố của nhà nước Australia. Trước hết, trên cơ sở luật này Cơ quan công tố Australia được chính thức thành lập và đi vào hoạt động với tư cách là một cơ quan công tố độc lập, hoạt động của cơ quan công tố độc lập và tách ra khỏi quá trình chính trị.

Về vị trí trong bộ máy nhà nước, Cơ quan công tố Australia trực thuộc Bộ Tư pháp (nằm trong hệ thống cơ quan hành pháp – Bộ Tư pháp do Tổng chưởng lý liên bang và một Bộ trưởng phụ trách các vấn đề về tư pháp đứng đầu). Mặc dù nằm trong Bộ Tư pháp, song, cơ quan công tố Australia luôn có vị trí và hoạt động một cách độc lập. Tính độc lập trong hoạt động của cơ quan công tố trong mối quan hệ với Bộ Tư pháp được thể hiện và qui định rõ tại Điều 8 của Luật tổ chức cơ quan công tố. Điều luật này qui định: Tổng chưởng lý liên bang có quyền ban hành các hướng dẫn và chỉ thị cho Công tố trưởng của cơ quan công tố về các vấn đề liên quan đến hoạt động và thực hiện chức năng của cơ quan công tố. Tuy nhiên, việc ban hành các hướng dẫn và chỉ thị của Tổng chưởng lý đối với Công tố trưởng của cơ quan công tố phải tuân thủ theo một qui trình thủ tục đặc biệt. Thủ tục này qui định: Trước khi ban hành, Tổng chưởng lý – người đứng đầu cơ quan tư pháp – phải tham khảo ý kiến của Công tố trưởng – người đứng đầu hệ thống cơ quan công tố – về các vấn đề đưa ra trong hướng dẫn và chỉ thị đó liên quan tới chức năng, thẩm quyền của Công tố trưởng và hoạt động của cơ quan công tố. Sau đó tất cả hướng dẫn và chỉ thị của Tổng chưởng lý đối với cơ quan công tố phải được công bố trên Công báo và đệ trình lên Thượng viện và Hạ viện trong thời hạn 15 ngày làm việc. Việc qui định về trình tự, thủ tục ban hành các hướng dẫn và chỉ thị của Tổng chưởng lý đối với các hoạt động của cơ quan công tố như trên một mặt đảm bảo tính độc lập của cơ quan công tố trong việc đưa ra các quyết định liên quan tới việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ, mặt khác còn đảm bảo việc thực hiện các chỉ thị và hướng dẫn đối với cơ quan công tố của Tổng chưởng lý liên bang chỉ được thực hiện sau khi các hướng dẫn và chỉ thị đó được hệ thống cơ quan lập pháp Australia chấp nhận thông qua. Điều này khẳng định rằng, việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của cơ quan công tố chỉ tuân theo qui định của Luật pháp và cơ quan lập pháp chứ không phụ thuộc vào bất cứ chỉ thị, hướng dẫn hay chỉ đạo nào của hệ thống cơ quan tư pháp (cơ quan cấp trên).

Thực tế nền tư pháp Australia hiện nay rất ít khi Tổng chưởng lý tham gia sâu vào hoạt động của cơ quan công tố thông qua việc ban hành các hướng dẫn chỉ thị cho Công tố trưởng về các vấn đề liên quan tới hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của cơ quan công tố. Theo số liệu báo cáo hàng năm cho thấy tính từ khi cơ quan công tố Australia được chính thức thành lập từ năm 1984 cho tới cuối năm 2004 chưa có lần nào Tổng chưởng lý áp dụng qui định tại điều 8 Luật công tố để đưa ra các hướng dẫn và chỉ thị cho Công tố trưởng về việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của cơ quan công tố.

4. Vai trò của cơ quan công tố

Trong hệ thống tư pháp Australia, Cơ quan công tố không phải là tổ chức điều tra hay cơ quan điều tra chuyên trách, cũng như không tham gia vào bất cứ hoạt động điều tra nào. Cơ quan công tố chỉ có thể tiến hành hoạt động công tố khi và chỉ khi có các vụ việc được các cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành điều tra như: Cục cảnh sát liên bang Australia, Ủy ban điều tra tội phạm quốc gia và một số cơ quan điều tra khác theo luật định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ, Cơ quan công tố và cơ quan điều tra cũng có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác điều tra. Sự phối hợp này thể hiện ở chỗ, trong quá trình điều tra vụ án đặc biệt là đối với các vụ án phức tạp, các vụ án lớn và các vụ án có liên quan tới thủ tục thu giữ, kê biên và sung công tài sản, Cơ quan công tố thường xuyên phối hợp chặt chẽ với điều tra viên, tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho các điều tra viên và cơ quan điều tra.

Một đặc điểm quan trọng trong vai trò của cơ quan công tố Australia  là: cơ quan công tố Australia không quyết định việc một người bị đưa ra truy tố có phạm tội hình sự cũng như thúc ép việc đưa ra bản án kết tội đối với người bị truy tố bằng bất cứ giá nào hay không. Vai trò của cơ quan công tố mà cụ thể là của Công tố viên là đưa ra được tất cả chứng cứ liên quan, thuyết phục đối với bồi thẩm đoàn hoặc hội đồng xét xử để từ đó bồi thẩm đoàn sau khi xem xét cân nhắc tất cả các chứng cứ được đưa ra từ phía Công tố viên và Luật sư của LVN Group bào chữa, thỏa mãn và loại bỏ mọi yếu tố nghi ngờ và kết tội người bị đưa ra truy tố theo đúng như cáo trạng của cơ quan công tố.

5. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan công tố

Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan công tố liên bang là tiến hành truy tố đối với các hành vi phạm tội vi phạm Luật pháp liên bang và kê biên, tịch thu các tài sản liên quan hành vi phạm tội đó. Cơ quan công tố liên bang cũng thực hiện việc truy tố đối với các hành vi vi phạm Luật pháp ở vùng Vịnh Jervis và các khu vực ngoài vùng lục địa ngoại trừ đảo Norfolk Island. Đối với các hành vi phạm tội vi phạm luật pháp của tiểu bang, chức năng và nhiệm vụ truy tố được trao cho các cơ quan công tố tiểu bang thực hiện cùng với việc tiến hành các thủ tục liên quan thu hồi tài sản phạm tội.

Đối với các loại tội phạm xảy ra trên đường phố cơ quan công tố liên bang không tiến hành hoạt động truy tố đối với loại tội phạm này. Các loại tội phạm này được qui định trong Luật của các tiểu bang và các vùng lục địa, vì vậy việc truy tố các tội đó thuộc thẩm quyền truy tố của các cơ quan công tố tiểu bang nơi tội phạm đó xảy ra.

Hầu hết các vụ án mà cơ quan công tố liên bang tiến hành hoạt động truy tố là các vụ án liên quan tới việc buôn bán ma túy, rửa tiền, các hành vi vi phạm luật Corporations Act, lừa đảo trong hệ thống liên bang (gian lận thuế, gian lận chứng khoán…), buôn người và khủng bố. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt và đối với những vụ án ít nghiêm trọng, đơn giản, thủ tục truy tố chủ yếu là thủ tục rút gọn Cơ quan công tố liên bang không thực hiện chức năng truy tố mặc dù vụ việc đó thuộc thẩm quyền và lĩnh vực truy tố của cơ quan công tố liên bang. Việc truy tố các vụ việc này do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện trên cơ sở các thỏa thuận giữa Cơ quan công tố liên bang và các đơn vị đó. Các vụ việc này thường xảy ra trên lĩnh vực phạm tội phạm về thuế, bầu cử và các tội phạm vi phạm Luật Corperation Act nhưng hành vi phạm tội không nghiêm trọng, nhỏ lẻ. Ngoài ra đối với một số trường hợp vì lý do thuận tiện, thẩm quyền truy tố của cơ quan công tố liên bang được trao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các cơ quan này sẽ thay mặt Công tố trưởng thực hiện quyền truy tố đối với các hành vi phạm tội đó. Việc truy tố được thực hiện đầy đủ theo các yêu cầu và chỉ dẫn, hướng dẫn trong chính sách truy tố của cơ quan công tố liên bang.