1. Chức vụ Đảng là gì?

Những người mang chức vụ trong Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn đảng nên những chức vụ cao nhất trong Đảng cũng là những người lãnh đạo cao nhất của bộ máy nhà nước.

Chức vụ là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, khoa học pháp lý, khoa học hành chính và cả trong một số văn bản quy phạm pháp luật. Chức vụ nhà nước do đơn vị tổ chức của cơ quan nhà nước được xác lập trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có liên quan, xác định vị trí phục vụ, vai trò của công việc lao động, quyền và nghĩa vụ của họ và yêu cầu  chuyên môn của công việc. Các chức vụ liên kết với nhau do phân công quan hệ lao động tạo thành các bộ phận cấu trúc và tổng thể của chúng tạo thành cơ quan nhà nước.

Đối với Đảng cũng như vậy, tất cả Đảng viên, cán bộ thuộc hệ thống chính trị làm việc trong cơ quan đảng, nhà nước đều phải giữ một chức vụ nhất định. Chức vụ Đảng là đơn vị nhỏ nhất cấu thành cơ quan Đảng bộ, Đảng ủy, Trung ương Đảng tuỳ theo tính chất, địa vị pháp lý của cơ quan nhà nước. Các Ủy viên Bộ Chính trị hiện đang giữ các chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước đồng thời là chức vụ cao cấp của Đảng như: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, v.v.

Theo quy định của Bộ Chính trị, 4 vị trí lãnh đạo quan trọng nhất của đảng và nhà nước là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội. Bộ Chính trị đã có kết luận về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và các vị trí tương đương trong hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở. Theo đó, các chức danh chế độ chính trị từ trung cấp đến cơ sở, chức vụ lãnh đạo và tương đương được chia thành 3 nhóm:

– Thứ nhất là chức danh, chức vụ của các lãnh đạo chủ chốt hàng đầu và nhóm lãnh đạo cấp cao của đảng, nhà nước. Trong đó, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội là bốn vị trí lãnh đạo mang chức danh chủ chốt của đảng và nhà nước.

Nhóm chức danh, chức vụ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận tổ quốc gồm: Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội.

– Thứ hai là nhóm chức danh, chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Bậc một gồm Ủy viên Trung ương chính thức, Trưởng ban, cơ quan đảng ở Trung ương, Ủy viên Thường vụ Quốc hội, chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Tổng biên tập báo Nhân Dân, Trưởng ban Công tác đại biểu… 

Bậc hai gồm bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Trưởng tổ chức chính trị – xã hội Trung ương; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Tổng kiểm toán Nhà nước;  Phó chủ tịch – Tổng thư ký Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Bí thư Tỉnh – Thành – Đảng ủy Khối trực thuộc Trung ương; Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh; Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Bậc ba gồm Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam; Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.

– Thứ ba là các chức danh, chức vụ do Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý được chia thành ba bậc. Bộ Chính trị cũng quy định khung chức danh, vị trí việc làm cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sự nghiệp.

Bậc một gồm: Phó trưởng ban, cơ quan đảng ở Trung ương; Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao: Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc.

Bậc hai gồm: Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó trưởng các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương; Bí thư thường trực Trung ương Đoàn; Phó Tổng kiểm toán Nhà nước; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương;Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Trợ lý các lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước; Chủ tịch các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương; Trợ lý Thường trực Ban Bí thư.

Bậc ba gồm: Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;Trưởng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia; Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.

Đảng viên có thể bị tước chức vụ đảng khi vi phạm Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, được quy định vụ thể tại Điều 40 trong một số trường hợp sau:

– Đảng viên bị hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên. Trường hợp này, Đảng viên bị khai trừ ra khỏi Đảng.

– Bị kỷ luật

– Bị cách chức có thời hạn, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn.

– ĐÌnh chỉ sinh hoạt đảng viên.

 

2. Chức vụ Đảng ghi như thế nào?

Giống như các chức vụ trong các cơ quan đoàn thể khác, chức vụ Đảng được ghi liền ngay đằng trước của tên Đảng viên.

Chẳng hạn: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

 

3. Sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ

Chức danh Chức vụ

Là bổn phận, sự ghi nhận của xã hội một vị trí được tổ chức chính trị, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức xã hội,… hợp pháp công nhận.

Chức danh thường gắn với công việc, tên gọi như giáo viên, bác sĩ…

Chức danh có được qua quá trình đào tạo, thi cử và có thể được quản lý bởi cơ quan tổ chức hoặc không.

Ví dụ: Bác sĩ, Cán bộ tư pháp, Bác sĩ,…

Là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị trong một tổ chức, một tập thể, được xã hội và cơ quan tổ chức công nhận.

Chức vụ thường gắn với quyền quản lý.

Chức vụ có được là do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc một hình thức khác. Nhưng nhất định phải được quản lý bởi một cơ quan tổ chức nhất định.

Ví dụ: Chủ tịch, Thủ tướng, Tổng Giám đốc, Tổng bí thư…

Một người có thể có cả chức danh và chức vụ, hoặc chức vụ không có tiêu đề, hoặc chức vụ không có chức danh. Ví dụ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là một chức vụ Đảng, nhưng ông cũng có chức danh là cử nhân kinh tế của Đại học Kinh tế Quốc dân. Hoặc giáo viên là chức danh nhưng nếu giáo viên đó là hiệu phó thì “phó hiệu trưởng” là một chức vụ.

Trên đây là một số thông tin Luật LVN Group gửi đến các bạn liên quan đến chủ đề Chức vụ Đảng là gì? Chức vụ Đảng ghi như thế nào?. Mong rằng bài viết hữu ích cho quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn.