1. Khái niệm chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là một thuật ngữ của ngành nghiệp vụ tài chính – kinh tế để chỉ một loại giấy tờ. Chứng từ kế toán là các loại giấy tờ ghi nhận những thông tin về nghiệp vụ kế toán và phản ánh các vấn đề về tài chính, kinh tế đã phát sinh của các tổ chức hay doanh nghiệp. Đây cũng là những căn cứ để ghi vào sổ sách kế toán của đơn vị đó. Chứng từ kế toán chính là một cơ sở pháp lý cho các số liệu, tài liệu kế toán. Nó là cơ sở cho việc kiểm tra các vấn đề như tình hình chấp hành các chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế – tài chính; kiểm tra và xác định về trách nhiệm vật chất của các đơn vị, bộ phận, cá nhân đối với nghiệp vụ kinh tế – tài chính được phản ánh trong các chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán còn được sử dụng như một cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp các vấn đề liên quan tới kinh tế – tài chính.
2. Chứng từ kế toán trong tiếng Anh
2.1. Chứng từ kế toán trong tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, chứng từ kế toán là accounting voucher.
Cụm từ này được định nghĩa trong tiếng Anh như sau: Accounting vouchers are papers that record accounting professional information to reflect the financial and economic problems arising of an organization or enterprise. This is also the basis for recording in accounting books of such units. Accounting vouchers may be classified according to the way they are used as vouchers to handle books for making tax statements and documents for archiving and settlement of tax finalization and tax inspection.
2.2. Một số thuật ngữ liên quan đến chứng từ kế toán trong tiếng Anh
Bên cạnh cụm từ accounting voucher, trong tiếng Anh còn có một số những thuật ngữ, cụm từ khác liên quan đến chứng từ kế toán. Dưới đây là một số những cụm từ mà các bạn đọc có thể tham khảo:
– Bookkeeping là sổ sách kế toán: Đây là những hạng mục tài khoản đề cập tới tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu cùng với các khía cạnh khác về mặt tài chính. Trong sổ sách kế toán cũng có bao gồm các mục như: biểu đồ tài khoản cung cấp danh sách các hạng mục tài chính.
– Owner’s equity là vốn chủ sở hữu: cụm từ này hiểu một cách đơn giản và vốn mà chủ sở hữu bỏ ra, đây cũng là một vấn đề được ghi chép lại và phân tích ở trong bảng cân đối kế toán. Hiện nay, vốn chủ sở hữu được xác định bằng cách lấy tài sản trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp.
– Balance sheet là bảng cân đối kế toán: bảng cân đối kế toán là một trong bốn loại bảng báo cáo mà các doanh nghiệp, tổ chức cần lập ra trong mỗi kỳ báo cáo tài chính. Đây là một tài sản kế toán quan trọng để có thể phản ánh được tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn của tổ chức, doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán này thường được lập ra với hai cột đó là cột tài sản và cột nguồn vốn. Trong cột tài sản sẽ thường có các mục như: tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn; cột nguồn vốn sẽ có các mục như nợ phải trả ngắn hạn, nợ phải trả dài hơn, vốn chủ sở hữu… Việc lập bảng cân đối kế toán cần phải tuân theo nguyên tắc đó là sự cân bằng giá trị giữa hai cột tài sản và nguồn vốn.
Bên cạnh những từ liên quan đến chứng từ kế toán ở trên, chúng ta cũng có một số những cụm từ khác trong tiếng Anh như sau:
– Stock received docket là phiếu nhập kho
– Delivery slip là phiếu xuất kho
– Delivery records là biên bản bàn giao tài sản
– Quotation là bảng báo giá
– Product delivery slip là biên bản nghiệm thu
– Payment demand letter là giấy đề nghị thanh toán
– Value added tax là hoá đơn giá trị gia tăng
– Invoice value added input là hoá đơn đầu vào
– Invoice value added output là hoá đơn đầu ra
…
3. Đặc trưng của chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là một loại giấy tờ được sử dụng trong lĩnh vực kế toán, và đương nhiên những loại giấy tờ này sẽ có những đặc trưng riêng. Cụ thể:
– Những dữ liệu được ghi trong chứng từ kế toán là những cơ sở pháp lý rất quan trọng với mọi số liệu, tài liệu trong lĩnh vực kế toán. Do đó, các hoạt động phân tích, tính toán luôn được dựa vào các cơ sở số liệu được ghi chép, được lưu giữ trong các chứng từ kế toán. Điều này sẽ giúp đảm bảo được sự minh bạch, hợp lý, hợp pháp ở trong mọi hoạt động kế toán.
– Những chứng từ kế toán này sẽ giúp cho hoạt động kiểm tra việc chấp hành chính sách, các thể lệ về kinh tế, kinh doanh sẽ được theo dõi dễ dàng hơn
– Nếu như những doanh nghiệp, công ty có phát sinh những tranh chấp về kinh tế, tài chính thì những chứng từ kế toán này chính là các cơ sở để căn cứ vào. Khi đó, giải quyết các mâu thuẫn hay việc kiện tụng cũng sẽ được giải quyết một cách dễ dàng hơn rất nhiều.
4. Phân loại chứng từ kế toán
Ngày nay có rất nhiều cách để phân loại các chứng từ kế toán. Việc phân loại này giúp cho việc kiểm toán hay kế toán viên quản lý hồ sơ, tài liệu dễ dàng hơn và có thể tìm thấy những tài liệu cần thiết một cách nhanh chóng. Chúng ta sẽ có một số cách phân loại chứng từ kế toán như sau:
– Dựa vào nội dung kinh tế phản ánh có thể phân chia thành:
+ Chứng từ kế toán phản ánh tiền tệ như phiếu thu, các biên lai thu tiền
+ Chứng từ kế toán phản ánh hàng tồn kho như phiếu xuất kho, phiếu nhập kho
+ Những tài liệu chứng từ tài sản cố định: biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định…
+ Các chứng từ hoạt động bán hàng
+ Những chứng từ liên quan đến lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương…
– Dựa vào thời gian lập chứng từ và mức độ tài liệu trong chứng từ có thể chia chứng từ kế toán thành hai loại như sau:
+ Chứng từ gốc là những chứng từ kế toán được lập ngay khi mà các nghiệp vụ liên quan đến kinh tế – tài chính được phát sinh, phản ánh trực tiếp và nguyên vẹn nghiệp vụ về kinh tế – tài chính dựa vào thời gian và địa điểm phát sinh. Một số loại chứng từ gốc như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho…
+ Chứng từ tổng hợp là các chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế – tài chính liên quan tới đơn vị nhưng được lập bởi các đơn vị khác như: hoá đơn bán hàng của bên bán, giấy báo có của ngân hàng, giấy báo nợ…
– Phân loại chứng từ kế toán dựa vào các quy định của Nhà nước về chứng từ kế toán, chúng ta có thể chia thành hai loại đó là:
+ Chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc: đây là những chứng từ kế toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính có mối quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân với nhau hoặc yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi. Với những chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc sẽ được Nhà nước ban hành thống nhất với tất cả các đơn vị: phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn bán hàng…
+ Chứng từ kế toán hướng dẫn: đây là những chứng từ kế toán để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế – tài chính có mối quan hệ kinh tế nội bộ đơn vị, có các tính chất riêng biệt và thường không phổ biến. Các chứng từ kế toán hướng dẫn được Nhà nước hướng dẫn các chỉ tiêu đặc trưng, các đơn vị có thể thêm hay bớt chỉ tiêu để phù hợp và đáp ứng được yêu cầu quản lý của đơn vị, tuy nhiên cũng phải đảm bảo được tính pháp lý cần thiết của chứng từ kế toán. Những chứng từ kế toán hướng dẫn có thể kể đến như: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, giấy đề nghị tạm ứng…
Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật LVN Group về Chứng từ kế toán tiếng Anh là gì? Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc cần tư vấn về mặt pháp luật, quý bạn đọc có thể gọi đến số hotline 1900.0191 để được đội ngũ Luật sư của Luật LVN Group hỗ trợ kịp thời, trân trọng cảm ơn.