Mỗi nhãn hiệu sau khi được Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu) sẽ có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần. Vì đây là một khoảng thời gian rất dài dẫn đến chủ sở hữu có thể sẽ không còn nhu cầu sở hữu nhãn hiệu mà mình đã được bảo hộ. Khi đó, chủ sở hữu có thể thực hiện chuyển nhượng lại Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu này cho cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu sử dụng. Việc đăng ký chuyển nhượng có thể được thực hiện bởi chủ sở hữu hoặc bên nhận chuyển nhượng.
1. Thông tin cơ bản về chuyển nhượng nhãn hiệu
Nhãn hiệu được coi là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Bên cạnh nhãn hiệu thì sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn cũng được coi là các đối tượng sở hữu công nghiệp. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Chủ sở hữu nhãn hiệu là người có quyền đồng ý hay không việc thực hiện chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu. Sau khi nhận được sử đồng ý từ chủ sở hữu, bên nhận chuyển nhượng hoặc chủ sở hữu tiếp tục thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo đúng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, cần lưu ý, chủ sở hữu chỉ được chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu nằm trong phạm vi được bảo hộ.
2. Ý nghĩa của thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu
Chủ sở hữu nhãn hiệu có độc quyền sử dụng nhãn hiệu trong thời hạn bảo hộ theo hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp, chủ sở hữu không còn nhu cầu sử dụng nhãn hiệu và các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu sử dụng thì cần phải có sự đồng ý của chủ sở hữu và thực hiện đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
Chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu không chỉ đơn giản là chuyển nhượng quyền sở hữu từ một cá nhân, tổ chức không có nhu cầu sang một tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng, đó còn là một hình thức để chủ sở hữu khai thác lợi ích về mặt kinh tế từ quyền sở hữu của mình. Chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ nhận về một khoản phí (phí chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu) từ bên nhận chuyển nhượng. Mức phí sẽ do chủ sở hữu và bên nhận chuyển nhượng nhãn hiệu thương lượng và quyết định.
Việc nhãn hiệu được chuyển nhượng sang cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng sẽ giúp tránh lãng phí giá trị của nhãn hiệu đã được bảo hộ. Hiện nay, lượng nhãn hiệu được nộp đơn Đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, do đó, việc có thể thuận lợi đăng ký một nhãn hiệu ưng ý và không bị trùng lặp không phải là điều dễ dàng. Vì tại Khoản 2 Điều 74 của Luật Sở hữu trí tuệ quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu thì nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự. Nhãn hiệu nếu không có khả năng phân biệt sẽ không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Ngoài ra, thời gian để một nhãn hiệu được cấp Giấy chứng nhận là 18-24 tháng nếu nhãn hiệu đạt yêu cầu bảo hộ. Do đó, việc có thể tiếp nhận chuyển nhượng của một nhãn hiệu đã được bảo hộ sẽ là một lợi thế lớn cho các cá nhân, tổ chức trong quá trình kinh doanh, thương mại của mình.
3. Những nội dung cần có trong Hợp đồng chuyển nhượng
Theo quy định tại Điều 140 của Luật Sở hữu trí tuệ 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019) về nội dung của hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp. Theo đó, Hợp đồng phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
– Căn cứ chuyển nhượng
– Giá chuyển nhượng
– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
4. Hồ sơ Chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu) chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
– Tờ khai yêu cầu chuyển nhượng (theo mẫu 01- HĐCN tại Phụ lục D của thông tư 01)
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
– Bản gốc Văn bằng bảo hộ (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)
– Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện)
Sau khi vượt qua được quá trình thẩm định mà không có vướng mắc gì, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Cập nhật nội dung chuyển nhượng vào văn bản gốc của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu hợp đồng đã được đăng ký và trả bản gốc Giấy chứng nhận cho người nộp đơn
Về phí, lệ phí, người nộp đơn sẽ cần nộp đầy đủ các khoản phí sau:
– Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 230.000 đồng / văn bằng bảo hộ
– Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 180.000 đồng / văn bằng bảo hộ
– Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng / đơn
– Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng/ văn bằng bảo hộ
– Phí thẩm định quyền nộp đơn và quy chế sử dụng NH (trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận): 550.000 đồng/đơn
– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu): 120.000 đồng/VBBH
5. Dịch vụ Chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của Luật LVN Group
Để thực hiện triển khai dịch vụ chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, Quý khách hàng cần cung cấp cho Luật LVN Group những thông tin sau:
– Thông tin nhãn hiệu cần chuyển nhượng
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
– Thông tin của bên chuyển nhượng (thông tin này được ghi nhận trên Giấy chứng nhận)
– Thông tin của bên nhận chuyển nhượng ((Lưu ý: Trường hợp chủ đơn là cá nhân, Quý khách hàng cần cung cấp bản sao Căn cước công dân, chứng minh nhân dân; chủ đơn là tổ chức, Quý khách hàng cần cung cấp bản sao Giấy phép hoạt động của tổ chức đó)
Các thông tin cần chuẩn bị để triển khai chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số điện thoại 1900.0191 để được Luật sư Hotline hỗ trợ nhanh chóng. Hoặc liên hệ với Công ty Luật LVN Group qua địa chỉ email: [email protected] để chúng tôi có thể tiếp nhận yêu cầu và hỗ trợ tư vấn cho Quý khách hàng.
Dưới đây là thông tin nhãn hiệu đã được chuyển nhượng thành công sau khi triển khai dịch vụ của Luật LVN Group. Luật LVN Group đã hỗ trợ khách hàng soạn thảo toàn bộ hồ sơ cần thiết và tiến hành nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Sau 18 tháng, nhãn hiệu đã được chuyển nhượng thành công sang cho bên nhận chuyển nhượng.