Nghị định 64/2008/NĐ-CP về việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;

Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

Thông tư số 4/2020/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện do Bộ Nội vụ ban hành.

1. Lưu ý thành lập Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện

Để thành lập quỹ xã hội hoặc quỹ từ thiện, quý khách hàng cần lưu ý các vấn đề sau:

Thứ nhất là điều kiện thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội:

– Quỹ phải có mục đích hoạt động về xã hội, từ thiện theo quy định và không nhằm mục đích lợi nhuận. 

– Có sáng lập viên thành lập quỹ bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ-CP.

– Sáng lập viên phải thực hiện việc đóng góp tài sản hợp pháp thành lập quỹ theo phương thức và hạn mức quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP.

– Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 93/2019/NĐ-CP.

– Nếu sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý cán bộ thì phải có văn bản đồng ý của cơ quan quản lý đó về việc sáng lập viên được tham gia thành lập quỹ.

– Phải nộp đầy đủ thành phần hồ sơ thành lập quỹ đảm bảo theo quy định tại Điều 15 Nghị định 93/2019/NĐ-CP.

Thứ hai, điều kiện để quỹ được đi vào hoạt động sau khi đã được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ:

Điều kiện để Quỹ được đi vào hoạt động trên thực tế gồm:

– Có giấy phép thành lập và được cơ quan có thẩm quyền công nhận điều lệ quỹ.

– Đã thực hiện công bố việc thành lập quỹ theo quy định.

– Có văn bản xác nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà từng sáng lập viên cam kết đóng góp để thành lập quỹ đã có đủ trong tài khoản của quỹ. Trường hợp có các tài sản khác phải thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản thì việc chuyển quyền sở hữu này phải được thực hiện xong theo quy định.

– Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động vầ công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ => quyết định này là căn cứ pháp lý để quỹ chính thức đi vào hoạt động.

Hồ sơ, thủ tục thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện, quý khách hàng có thể tham khảo bài viết dưới đây:
Quy định pháp luật về thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội

2. Trình bày cơ cấu, tổ chức xủa Quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định pháp luật

Thông thường, cơ cấu tổ chức của một quỹ xã hội hoặc quỹ từ thiện sẽ bao gồm: Hội đồng quản lý quỹ;  Ban kiểm soát quỹ; Văn phòng, các phòng ban chuyên môn; Các đơn vị trực thuộc (nếu có).

Hội đồng quản lý quỹ là cơ quan quản lý cao nhất của quỹ, nhân danh quỹ để quyết định và thực hiện mọi quyền, nghĩa vụ của quỹ. Hội đồng quản lý quỹ gồm: Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các thành viên. 

Các thành viên của Hội đồng quản lý quỹ phải có đủ năng lực hành vi dân sự, không có án tích. Hội đồng quản lý quỹ có tối thiu 03 thành viên trong đó số lượng thành viên Hội đồng quản lý quỹ là công dân Việt Nam tối thiểu 51% do sáng lập viên đề cử nếu không có đề cử thì HĐQLQ nhiệm kỳ trước bầu ra HĐQLQ nhiệm kỳ tiếp theo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Đối với quỹ thành lập trên cơ sở tài sản hiến, tặng hoặc di chúc, thành viên là tổ chức hoặc cá nhân đại diện cho tài sản đó chiếm không quá 1/3 tổng số thành viên trong Hội đồng quản lý quỹ.

Nhiệm kỳ của HĐQPD: Không quá 05 năm.

Chế độ làm việc: HĐQLQ làm việc theo chế độ tập thể và biểu quyết theo nguyên tắc đa số quá bán.

Ban kiểm soát quỹ do Chủ tịch HĐQLQ quyết định thành lập theo nghị quyết của HĐQLQ. Ban kiểm soát quỹ hoạt động độc lập với HĐQLQ và các đơn vị khác và thực hiện các nhiệm vụ:

– Kiểm tra, giám sát hoạt động của quỹ theo điều lệ và pháp luật.

– Giải quyết đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức gửi đến quỹ.

– Báo cáo, kiến nghị với HĐQLQ về kết quả kiểm tra, giám sát và tình hình tài chính quỹ.

Số lượng thành viên ban kiểm soát quỹ: đối với quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc; liên tỉnh; trong phạm vi tỉnh hoặc quỹ có cá nhân, tổ chức ngước ngoài góp tài sản thì số lượng thành viên tối thiếu là 03 người gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và uỷ viên.

Quỹ hoạt động trong phạm vi huyện, xã thì HĐQLQ thực hiện chcuwsc ănng kiểm soát quỹ.

Văn phòng, phòng ban chuyên môn: Việc bố trí, tổ chức thành các phòng, ban chuyên môn tuỳ thuộc vào quyết định của sáng lập viên, HĐQLQ thể hiện trong Điều lệ quỹ. Ví dụ, Quỹ có thể có các phòng ban như Ban đối ngoại, Ban truyền thông,…

Các đơn vị trực thuộc (nếu có): gồm văn phòng đại diện, chi nhánh và các đơn vị trực thuộc khác của quỹ. Được thành lập theo quy định tại Điều 33, Điều 32 nghị định 93/2019/NĐ-CP.

3. Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý quỹ

Là cơ quan quản lý của quỹ nên Hội đồng quản lý quỹ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Quyết định các chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động hằng năm của quỹ.

– Quyết định các giải pháp, phương án phát triển quỹ, thông qua các hợp đồng vay, mua bán tài sản có giá trị lớn của quỹ theo Điều lệ quỹ.

– Quyết định cơ cấu tổ chức của quỹ, quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, pháp nhân trực thuộc.

– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh: Chủ tịch, Phó chủ tịch, thành viên HĐQLQ; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc; Ký hoặc chấm dứt hợp đồng với Giám đốc quỹ; Quyết định thành lập Ban Kiểm soát quỹ; quyết định người phụ trách kế toán của quỹ.

– Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối vớiChủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý quỹ, Giám đốc, người phụ trách kế toán quỹ và người quản lý khác quy định tại điều lệ quỹ và pháp luật.

– Sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ.

– Quyết định giải thể hoặc đề xuất thay đổi thông tin trong giấy phép thành lập quỹ và công nhận điều lệ quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật và Điều lệ quỹ.

4. Nêu nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó chủ tịch, Giám đốc quỹ và Phụ trách kế toán quỹ.

Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

– Chuẩn bị, tổ chức việc chuẩn bị các chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQLQ.

– Chuẩn bị, tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp HĐQLQ.

– Triệu tập và chủ trì cuộc họp HĐQLQ hoặc tổ chức lấy ý kiến các thành viên HĐQLQ.

– Giám sát, tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của HĐQLQ.

– Thay mặt HĐQLQ ký các quyết định của HĐQLQ.

– Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.

Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ: Phó chủ tịch có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ điều hành các hoạt động của Quỹ theo sự phân công của Hội đồng quản lý quỹ và thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ. Nhiệm cụ, quyền hạn cụ thể được quy định trong điều lệ của quỹ.

Giám đốc quỹ là người điều hành công việc hàng ngày của quỹ dưới sự giám sát của HĐQLQ, chịu trách nhiệm trước HĐQLQ và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Theo quy định tại Điều 28 nghị định 93/2019/NĐ-CP, Giám đốc quỹ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Điều hành, quản lý các hoạt động của quỹ và chấp hành các định mức chi tiêu của quỹ theo đúng nghị quyết của HĐQLQ, điều lệ quỹ và pháp luật.

– Ban hành các văn bản thuộc trách nhiệm điều hành của Giám đốc đồng thời chịu trách nhiệm về các quyết định của mình;

– Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của quỹ với HĐQLQ và cơ quan có thẩm quyền;

– Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của quỹ theo điều lệ quỹ và các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản;

– Đề nghị Chủ tịch HĐQLQ bổ nhiệm Phó Giám đốc và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc;

– Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của điều lệ quỹ và quyết định của HĐQLQ.

Người phụ trách kế toán quỹ có nhiệm vụ sau:

– Giúp Giám đốc quỹ tổ chức, thực hiện công tác kế toán, thông kê của quỹ theo quy định pháp luật. 

– Chịu trách nhiệm quyết toán khi thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể quỹ hoặc chuyển công tác khác.

5. Trách nhiệm thực hiện công tác kế toán, kiếm toán, thống kê của quỹ được quy định thế nào ?

Theo quy định tại Điều 31 nghị định 93/2019/NĐ-CP, quỹ phải tổ chức công tác kế toán, thông kê theo đúng quy định pháp luật về kế toán, thông kê cũng như các văn bản hướng dẫn liên quan. Trách nhiệm cụ thể của quỹ được quy định như sau:

– Quỹ phải chấp hành các quy định về chứng từ kế toán; hạch toán kế toán và các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có liên quan đến quỹ;

– Quỹ phải thực hiện việc mở sổ kế toán ghi chép và lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có liên quan đến quỹ nhằm phản ánh, theo dõi chi tiết số thu, chi tiền, hiện vật do các tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ và tổ chức, cá nhân được nhận tiền, hiện vật ủng hộ, tài trợ;

– Quỹ phải có trách nhiệm lập và gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính và quyết toán năm cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ và cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ hoặc cơ quan tài chính của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ.

– Quỹ chịu sự thanh, kiểm tra, kiểm toán về thu – chi, quản lý và sử dụng quỹ của cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập quỹ hoặc cơ quan tài chính của chính cơ quan đã cấp giấy phép cho quỹ và cơ quan kiểm toán có thẩm quyền. 

– Phải cung cấp các thông tin cần thiết khi cơ quan chức năng của Nhà nước yêu cầu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN Group