Ở đây nên quan tâm tới sự khác nhau giữa giá cả và giá trị của một tài sản sở hữu trí tuệ. Giá cả chủ yếu được xác định như những thứ mà một người mua sẵn sàng trả, trong một giao dịch bình thường dựa vào giá trị được nhận thấy của sản phẩm. Giá trị là trừu tượng nhưng những tính toán số lượng tất định dựa trên một loạt các phương pháp và luật lệ được kiểm định theo đúng trật tự. Nói cách khác, mặc dù giá trị sở hữu trí tuệ có thể ảnh hưởng tới việc định giá một tài sản sở hữu trí tuệ cũng không nhất thiết phải giống như việc định giá cả. Việc định giá thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác bao gồm thời gian, nhu cầu, lý do bán và những kỹ năng đàm phán của các bên liên quan.
>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 1900.0191
Các công cụ được sử dụng cho việc định giá các sản phẩm sở hữu trí tuệ có thể giúp các doanh nghiệp quản lý các danh mục quyền sở hữu trí tuệ của họ một cách thực tế và hiệu quả hơn. Việc định giá các quyền sở hữu trí tuệ đưa ra một tiêu chuẩn so sánh hữu ích và cơ sở đàm phán về việc chuyển nhượng hoặc mua các tài sản thuộc quyền sở hữu trí tuệ.
Trước khi một doanh nghiệp bắt tay vào việc định giá các giá trị tài sản quyền sở hữu trí tuệ thì cần phải trả lời các câu hỏi sau:
– Tại sao doanh nghiệp quyết định định giá các quyền sở hữu trí tuệ?
– Khi nào cần và sử dụng các thông tin (kết quả của việc định giá trị này)?
– Quyền sở hữu trí tuệ nào cần được định giá?
– Phương pháp định giá nào nên được áp dụng?
– Những cân nhắc khi định giá quyền sở hữu trí tuệ
Phạm vi và lợi thế của những xác nhận về bằng sáng chế hay lợi thế của một tài sản quyền sở hữu trí tuệ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình định giá. Bảo hộ trên phạm vi rộng (được bảo hộ ở nhiều quốc gia) có thể nâng cao giá trị của một sản phẩm. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào cách thức mà người định giá đó chấp nhận lợi thế của cơ chế thi hành luật về quyền sở hữu trí tuệ ở các nước liên quan.
Mức độ chứng nhận và cách thức sử dụng hiệu quả các thông tin được chứng nhận thể hiện ở sản phẩm cũng có thể ảnh hưởng tới việc định giá.
Mức độ cản trở lớn trong việc vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm đó có thể tăng thêm giá trị của nó. Mặt khác, việc tồn tại của các sản phẩm thay thế được bảo đảm bởi sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị của sản phẩm.
Dó đó, một doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện một nghiên cứu xác định mối quan tâm về quyền sở hữu trí tuệ được đề cập ở trên và mỗi yếu tố đều có một tác động (tích cực hoặc tiêu cực) tới giá trị của sản phẩm hay các tài sản của doanh nghiệp đó.
SOURCE: DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP – BÙI HUYỀN
(MINH KHUE LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
——————————————-
THAM KHẢO DỊCH VỤ LIÊN QUAN:
1. Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ;
2. Tư vấn đăng ký mã số, mã vạch;
3. Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả;
4. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ;
5. Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
6. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại EU;