Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng: “Mọi hành vi buôn bán hàng cấm đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015”. Ý kiến đó đúng hay sai? Giải thích?

Đáp án:  Ý kiến trên sai. Bởi vì:

Điều 190 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: Buôn bán hàng cấm là hành vi buôn bán các loại hàng hóa Nhà nước cấm. Hàng cấm là đối tượng tác động của tội phạm được quy định tại điều luật này bao gồm thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng; thuốc lá điều nhập lậu; pháo nổ; hàng hóa khác (được điều chỉnh bồi Nghị định số 43/2009/NĐ-CP; Nghị định số 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và Nghị định số 19/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa).

Hành vi buôn bán hàng cấm nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309, 311 (đối tượng tác động là ma túy, tiền chất ma túy, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy; vật liệu nổ; vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ; chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân; chất cháy, chất độc) Bộ luật hình sự năm 2015 thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm mà truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng.

Ngoài ra điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội buôn bán hàng cấm phải căn cứ vào số lượng hoặc giá trị hàng cấm quy định tại Khoản 1 Điều 190 Bộ luật hình sự năm 2015.

Luật LVN Group phân tích chi tiết quy định pháp lý về vấn đề trên như sau:

1. Quy định của pháp luật về tội buôn bán hàng cấm

Có thể hiểu, hàng cấm là những mặt hàng mà Nhà nước cấm cá nhân, tổ chức được đầu tư, sản xuất, lưu hành, buôn bán, sử dụng,…. được quy định trong các danh mục hàng cấm của Việt Nam. Một số hàng hóa, dịch vụ được xác định là hàng cấm hiện nay có thể kể đến như:

– Vũ khí: Gồm súng, máy bay chiến đấu, xe tăng, thuốc nổ…

– Ma túy, chất gây nghiện;

– Hóa chất độc hại, thuốc lá, pháo nổ;

– Thực vật, động vạt hoang dã, giống cây trồng gây hại;

– Văn hóa phẩm đồi trụy,….

Như vậy, có thể hiểu buôn bán hàng cấm là hành vi buôn bán hàng hóa bị cấm lưu thông, mua bán, trao đổi theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, Tội buôn bán hàng cấm được quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Theo đó, Điều luật này quy định cụ thể các trường hợp buôn bán hàng cấm bị xử lý hình sự gồm:

– Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kg hoặc từ 50 lít trở lên;

– Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1500 bao trở lên;

– Pháo nổ từ 6kg trở lên;

– Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên;

– Buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên.

Bên cạnh đó, những trường hợp buôn bán hàng hóa dưới mức quy định nêu trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm vẫn có thể bị xử lý hình sự.

 

2. Những dấu hiệu pháp lý của tội buôn bán hàng cấm

* Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội buôn bán hàng cấm là trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là xâm phạm chế độ độc quyền của Nhà nước trong quản lý, sản xuất, kinh doanh một số loại hàng cấm lưu thông, kinh doanh.

Ví dụ như: Pháo nổ các loại, Các loại đồ chơi nguy hiểm, Thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất và một số mặt hàng, dịch vụ được quy định trong danh mục mà Chính phủ quy định.

* Mặt khách quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện bằng cách mua đi bán lại hàng cấm dưới các hình thức khác nhau như: trao đổi, thanh toán bằng hàng cấm… Cụ thể, bên bán nhận được một khoản tiền, tài sản hoặc giấy tờ có giá trị khác. Còn bên mua nhận hàng cấm hoặc ngược lại để thu lợi bất chính.

* Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm thực hiện hành vi buôn bán hàng cấm là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi buôn bán hàng cấm, thấy trước được hậu quả của hành vi buôn bán hàng cấm và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

* Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, chủ thể của tội này còn là pháp nhân được thành lập hợp pháp và đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm vào trật tự quản lý kinh tế, cụ thể xâm phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý thị trường.

* Hậu quả và mối quan hệ nhân quả

Hậu quả của hành vi buôn bán hàng cấm gây ra là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội …

Đối với tội buôn bán hàng cấm, hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm Ngoài hành vi khách quan, đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, nhà làm luật quy định một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm như: Số lượng hàng phạm pháp, thu lợi bất chính. Nếu các dấu hiệu khác đã đủ nhưng số lượng hàng cấm chưa lớn hoặc người phạm tội thu lợi bất chính chưa lớn, thì dù một người có hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm cũng không phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm.

 

3. Mọi hành vi buôn bán hàng cấm đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm là đúng hay sai?

Có ý kiến cho rằng: “Mọi hành vi buôn bán hàng cấm đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015”.

Có thể khẳng định ý kiến trên sai. Hiện nay, tội buôn bán hàng cấm được áp dụng cho người phạm tội là người bán hoặc người mua, tuy nhiên không phải mọi hành vi bán hoặc mua hàng cấm cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn bán hàng cấm. 

Bởi lẽ, căn cứ theo Điều 190 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) thì người nào buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

– Trường hợp 1: Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối;

– Trường hợp 2: Hàng phạm pháp khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

– Trường hợp 3: Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

– Trường hợp 4: Hàng phạm pháp khác trị giá dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

– Trường hợp 5: Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

Như vậy, một trong những điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội buôn bán hàng cấm phải căn cứ vào số lượng hoặc giá trị hàng cấm quy định tại Khoản 1 Điều 190 Bộ luật hình sự năm 2015.

Theo đó, chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này khi đối tượng buôn bán là hàng cấm có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn thuộc một trong các trường hợp nêu trên, hoặc nếu hàng cấm không bị coi là số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm.

Trong trường hợp có hành vi buôn bán hàng cấm nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi buôn bán hàng cấm sẽ bị xử lý hành chính.

 

4. Xử lý hành chính đối với hành vi buôn bán hàng cấm

Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì mức phạt với hành vi buôn bán hàng cấm cụ thể như sau:

Hành vi  Mức phạt tiền (triệu đồng)

– Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng dưới 5kg hoặc dưới 5 lít;

– Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao;

– Buôn bán pháo nổ dưới 0,5 kg;

– Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá dưới 03 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 1,5 triệu đồng.

01 – 03

– Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 5kg – dưới 10kg hoặc từ 5 lít – dưới 10 lít;

– Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao – dưới 100 bao;

– Buôn bán pháo nổ từ 0,5 kg – dưới 01 kg;

– Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 03 – dưới 05 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 1,5 – dưới 2,5 triệu đồng.

03 – 05

– Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 10 kg – dưới 15 kg hoặc từ 10 – dưới 15 lít;

– Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 – dưới 300 bao;

– Buôn bán pháo nổ từ 01 – dưới 02 kg;

– Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 05 – dưới 10 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 2,5 – dưới 05 triệu đồng.

05 – 10

– Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 15 – dưới 20 kg hoặc từ 15 – dưới 20 lít;

– Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 – dưới 500 bao; – Buôn bán pháo nổ từ 02 – dưới 03 kg;

– Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 10 – dưới 30 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 05 – dưới 15 triệu đồng.

10 – 30

– Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 20 – dưới 30 kg hoặc từ 20 – dưới 30 lít;

– Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 – dưới 1.000 bao;

– Buôn bán pháo nổ từ 03 – dưới 04kg;

– Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 30 – dưới 50 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 15 – dưới 25 triệu đồng.

30 – 50

– Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 30 – dưới 40kg hoặc từ 30 – dưới 40 lít;

– Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1000 – dưới 1.200 bao;

– Buôn bán pháo nổ từ 04 – dưới 05kg;

– Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 50 – dưới 70 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 25 – dưới 35 triệu.

50 – 70

– Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 40 – dưới 50kg hoặc từ 40 – dưới 50 lít;

– Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 – dưới 1.500 bao;

– Buôn bán pháo nổ từ 05 – dưới 06kg;

– Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 70 – dưới 100 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 35 – dưới 50 triệu đồng.

70 – 90

– Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 50kg trở lên hoặc từ 50 lít trở lên;

– Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên;

– Buôn bán pháo nổ từ 06kg trở lên;

– Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên.

90 – 100

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Tội buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015 và các quy định pháp luật khác có liên quan. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật LVN Group. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7. Gọi số 1900.0191 hoặc gửi email chi tiết tại: Tư vấn pháp luật qua Email.