1. Mở đầu vấn đề 

Với tư duy toàn cầu và phương pháp chắt lọc tinh hoa, cuối cùng Hồ Chí Minh đã tìm được con đường giải phóng chúng ta: giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Con đường Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin mang sắc thái, dấu ấn, diện mạo của Người. Con đường Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin có những đặc điểm sau:

 

2. Hành trang tư tưởng khi ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành

Hành trang tư tưởng khi ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là chủ nghĩa yêu nước cháy bỏng với một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo đã giúp Người phân tích, đánh giá chính xác về phong trào yêu nước chống thực dân Pháp giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

Theo Người. đường lối quân chủ hay dân chủ, cách mạng hay cải lương của các sĩ phu yêu nước dều không thể đáp ứng được yêu càu thực tiễn giải phóng dân tộc trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã thành một hệ thống thế giới. Khác với các nhà yêu nước cách amngj Việt Nam tiền bối, ở Nguyễn Tất Thành đã có sự thống nhất giữ mục đích và phương pháp ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc: mục đích của Người là nước nhà đcợ độc lập nên phương pháp mà Người chọn không thể là dựa vào ngoại lực như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, mơ ước của Người là nhân dân đucợ tự do, hạn phúc vậy cũng không thể theo lối Cần Vương – hướng đến một chế độ phong kiến đã lỗi thời, không thể khiến cho nhân dân được tự do, hạnh phúc thực sự, vì vậy, Người cần phải có phương pháp khác, đi sang phương Tây và sống, làm việc với nhân dân lao động.

Nhờ vậy, trong mười năm đầu (1911 – 1920) của quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã hoàn thiện trí tuệ của mình bằng vốn hiểu biết văn hóa, chính trị và thực tiễn cuộc sống phong phú của cả nhân loại tạo thành một bản lĩnh trí tuệ mà không một nhà cách mạng trẻ tuổi Việt Nam nào vào thời ấy có thể so sánh được. Người rút ra một số kết luận trong sự phát triển nhận thức của mình: chủ nghĩa tư bản, đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, độc ác, bất công; người lao động ở đâu cũng bị áp bức, bóc lột, chà đạp; “…dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người “giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”  và cũng chỉ có một tình hữu ái là thật, đó là tình hữu ái vô sản. Những kết luận ấy rất gần gũi với những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.  Bản lĩnh trí tuệ ấy đã nâng cao khả năng tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo khi Người tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam. 

 

3. Sự thống nhất giữa mục đích, phương pháp ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc

Khác với các nhà yêu nước cách mạng Việt Nam tiền bối, ở Nguyễn Ái Quốc đã có sự thống nhất giữa mục đích và phương pháp ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

Người đã vượt qua ba đại dương, bốn châu lục, đặt chân lên khoảng 30 nước, là một trong những nhà hoạt động chính trị đi nhiều nhất, có vốn hiểu biết phong phú về thực tế thuộc địa cũng như các nước tư bản chủ yếu nhất trong những thập niên đầu của thế kỷ XX. Nhờ đó, Người hiểu được bản chất chung của chủ nghĩa đế quốc và màu sắc riêng của từng nước đế quốc khác nhau; đã hiểu được trình độ phát triển cụ thể về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… của nhiều nước thuộc địa cùng cảnh ngộ.

Trong suốt thời gian bôn ba tìm tòi, khảo nghiệm, với khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thiện trí tuệ của mình bằng vốn hiểu biết văn hóa, chính trị và thực tiễn cuộc sống phong phú của cả nhân loại. Người rút ra một số kết luận trong sự phát triển nhận thức của mình: chủ nghĩa tư bản đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, độc ác, bất công; người lao động ở đâu cũng bị áp bức, bóc lột, đầy đọa, “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người : giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”.  Như vậy là từ nhận thức về quan hệ áp bức dân tộc, Người đã nhận thức về áp bức giai cấp, từ quyền của dân tộc, đến quyền của con người, trước hết là của những người lao động; từ xác định rõ kẻ thù là đế quốc, Người cũng đã thấy bạn đồng minh của nhân dân lao động ở các chính quốc và thuộc địa. Những kết luận ấy dù là rất gần gũi với quan niệm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, song cũng chỉ có tác dụng giúp cho Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.

 

4. Kim chỉ nam của Nguyễn Ái Quốc

Khác với các nhà trí thức tư sản phương Tây đến với chủ nghĩa Mác-Lênin chủ yếu như đến với một học thuyết nhằm giải quyết những vấn đề về tư duy hơn là hành động, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin là để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, tức là từ nhu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam

Trước khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã biết đến Cách mạng Tháng Mười và ủng hộ nó chỉ theo cảm tính tự nhiên; đã biết đến  V.I.Lênin và rất kính yêu V.I.Lênin, vì ông là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình; đã tham gia Đảng Xã hội Pháp, vì họ đã tỏ sự đồng tình với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Như Người đã viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” . Điều đó cho thấy tuy đã trở thành đảng viên của Đảng Xã hộ Pháp, song Nguyễn Ái Quốc vẫn là một người dân mất nước, đang khao khát đi tìm độc lập, tự do cho dân tộc mình và cho các dân tộc bị áp bức khác. Đọc Sơ thảo… của V.I.Lênin, Người đã thấy rõ mối quan hệ thống nhất giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa: Cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận quan trọng của cách mạng vô sản; cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc sẽ không thể giành được thắng lợi nếu nó không biết liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Lênin đã bổ sung vào khẩu hiệu chiến lược của C.Mác rằng “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”, đã “đặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa”. Nhờ đó, Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường giải phóng dân tộc Việt Nam và trở lại nghiên cứu chủ nghĩa Mác sâu sắc hơn.

 

5. Tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin của Nguyễn Ái Quốc

Khác với nhiều nhà cách mạng trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin theo phương pháp nhận thức mácxit, đồng thời theo lối “đắc ý, vong ngôn” của phương Đông, cốt nắm lấy cái tinh thần, cái cốt yếu, cái bản chất chứ không tự trói buộc trong cái vỏ ngôn từ.

Người vận dụng sáng tạo lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để hoạch định đường lối, chủ trương, giải pháp và những đối sách phù hợp cho cách mạng Việt Nam. Ngay từ năm 1924, sau khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành một cán bộ của Đảng Cộng sản Pháp và của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã vạch rõ sự khác nhau giữa thực tiễn của các nước tư bản phát triển ở châu Âu mà C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I.Lê-nin đã chỉ ra với thực tiễn Việt Nam – một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp, lạc hậu ở phương Đông. Do đó, cần bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử phương Đông (Cần lưu ý, ý kiến này không phải là biểu hiện của chủ nghĩa xét lại, Hồ Chí Minh không bao giờ xa rời chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời luôn kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại.) Trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ gửi Quốc tế Cộng sản, Người viết: “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây… Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được. Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại… Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông. Đó chính là nhiệm vụ mà các Xô viết đảm nhiệm”.  Người nhấn mạnh rằng, việc học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê-nin, trước hết phải nắm vững “cái cốt lõi”, “linh hồn sống” của nó là phương pháp biện chứng. Sơ thảo của V.I. Lê-nin, viết năm 1920, đã thức tỉnh Nguyễn Ái Quốc, đưa Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, vì đây là chủ nghĩa duy nhất quan tâm đến vấn đề thuộc địa. Nhưng vượt trên những hạn chế lúc bấy giờ trong nhận thức và đánh giá về phong trào cách mạng thuộc địa: Cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng chính quốc, là “hậu bị quân” của cách mạng vô sản chính quốc; cách mạng chính quốc thắng lợi thì các thuộc địa mới được giải phóng, Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc khát vọng và tiềm năng, sức mạnh to lớn của các dân tộc thuộc địa, nên đã nêu lên luận điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa quan hệ chặt chẽ với cách mạng chính quốc, nhưng không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng chính quốc. Nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc có thể “chủ động đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta”, giành thắng lợi trước cách mạng chính quốc và qua đó, thúc đẩy cách mạng chính quốc.

Theo C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, so với vấn đề giai cấp vô sản thì vấn đề dân tộc chỉ là một vấn đề thứ yếu, “…đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc mà chung cho toàn thể giai cấp vô sản” , nhưng Hồ Chí Minh lại chủ trương đoàn kết toàn dân, huy động mọi lực lượng không ra mặt phản động vì “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy.” Hồ Chí Minh nhận thấy trước hết cần có một chính phủ đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân, “Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và oai tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang”.

Như vậy, sự kết hợp cả hai phương pháp Đông – Tây với thực tiễn cách mạng Việt Nam đã trở thành đặc điểm đặc trưng riêng có của Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển nhận thức, tư tưởng của mình.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính – Công ty luật LVN Group (sưu tầm)