Về nguyên tắc, chúng ta có thể phản bác “giải thưởng” này và kiên quyết không chịu nghe ý kiến của PERC. Tuy nhiên, chúng ta không nghe thì thiên hạ (mà đặc biệt là các nhà đầu tư) vẫn cứ nghe. Và nhiều nhà đầu tư đang rút các dự án của họ ra khỏi nước ta. Vậy thì, thay vì tìm cách che giấu sự nổi tiếng của mình, chúng ta có thể làm một việc có ích hơn là tìm hiểu xem tại sao đội ngũ công chức của chúng ta lại nổi tiếng đến như vậy.
Trước hết, sở dĩ đội ngũ này có thể “khó tính và gây trở ngại” vì họ rất ít phụ thuộc vào dân. Từ chuyện tuyển chọn, cất nhắc, đề bạt đến những chuyện khác như tăng lương, khen thưởng, huân chương, huy chương v.v… và v.v… tất cả đều nằm ngoài sự ảnh hưởng trực tiếp của những người dân. Thực ra, người dân chỉ có mỗi một cách tác động là khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, hệ thống giải quyết khiếu nại, tố cáo mà chúng ta đang có vận hành hiệu năng thế nào là điều không nói ra thì ai cũng biết. Trong lúc đó, các thiết chế đại diện cho dân để giám sát đội ngũ công chức (Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp) đều không hoạt động thường xuyên. Các vị đại biểu dân cử thiếu quá nhiều thứ để làm tốt chức năng giám sát. Họ thiếu từ thời gian, kỹ năng, động lực đến thủ tục, công cụ và đội ngũ chuyên gia giúp việc. Cuối cùng, đội ngũ công chức đang chủ yếu chỉ phụ thuộc vào cấp trên. Và thực tế là họ sẽ làm mọi việc để vừa lòng các thượng cấp của mình. Người dân sẽ khó lòng có được gì nhiều trong một sự tận tụy dội lên trời như vậy. Những phân tích nói trên cho thấy xác lập sự phụ thuộc vào dân và nâng cao năng lực giám sát của các cơ quan dân cử sẽ là lời giải cho bài toán ở đây.
.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: 1900.0191
Hai là, công chức ở ta thường ít thạo việc. Điều này xảy ra có phần do sự lẫn lộn về khái niệm giữa công chức hành chính và quan chức chính trị. Nhiều công chức thường tranh luận rất say sưa vào các vấn đề thuộc thẩm quyền của các chính khách. Nhưng khi một chính sách được phê chuẩn hoặc một quyết định được đưa ra, họ hoàn toàn lúng túng không biết phải triển khai những thứ đó vào trong cuộc sống như thế nào. Do không thạo việc, những công chức như vậy thường không giải quyết được một vấn đề gì nhanh chóng cho dân. Phải chăng chúng ta cần phân biệt rõ giữa quan chức hành chính với quan chức chính trị. Các quan chức hành chính phải được lựa chọn khác với các quan chức chính trị. Họ phải được lựa chọn thông qua thi tuyển công khai.
Ba là, đạo đức công vụ khó được áp đặt và đề cao. Cuối cùng, đạo đức là không thể thiếu để một công chức có thể xả thân vì dân, vì nước. Rất tiếc, trong cơ chế thị trường điều này đang được nói đến ngày càng ít hơn. Tuy nhiên, tri thức chỉ thắp sáng được khối óc, đạo đức mới thắp sáng được con tim. Và không khai sáng được con tim, chúg ta chỉ có được các thư lại, chứ không có được các công bộc của nhân dân. Điều cần nói ở đây là: đạo đức không áp đặt được bằng thuyết lý, nhưng có thể khơi dậy được bằng tấm gương.
Cuối cùng, với những cải cách hành chính đang được triển khai ngày càng quyết liệt hơn, chúng ta có quyền hy vọng rằng sắp tới tổ chức PERC sẽ không còn cơ hội để tặng “mâm xôi vàng” cho các công chức của nước ta.
BÀI BÁO VIẾT THEO QUAN ĐIỂMC ỦA TÁC GIẢ VÀO THỜI ĐIỂM NĂM 2004 – CIVILLAWINFOR
Sau đây là chỉ số tham nhũng đã được công bố:
Tham nhũng tại châu Á (công bố 2005)
1: Singapore, 0.65
2: Japan, 3.46
3: Hong Kong, 3.50
4: Taiwan, 6.15
5: South Korea, 6.50
6: Malaysia, 6.80
7: Thailand, 7.20
8: China, 7.68
9: India, 8.63
10: Vietnam 8.65
11: Philippines, 8.80
12: Indonesia, 9.10
Tham nhũng tại châu Á (công bố 2007)
1: Singapore, 1.20
2: Hong Kong, 1.87
3: Japan, 2.10
4: Macau, 5.11
5: Taiwan, 6.23
6: Malaysia, 6.25
7: China, 6.29
8: South Korea, 6.3
9: India, 6.67
10: Vietnam 7.54
11: Indonesia, 8.03
12: Thailand, 8.03
13: Philippines, 9.40
Tham nhũng tại châu Á (công bố 2008)
1: Hong Kong 1.45
2: Singapore 1.92
3: Japan, 3.50
4: South Korea, 4.62
5: Taiwan, 4.93
6: Philippines 6.10
7: Malaysia 6.47
8: India, 6.50
9: Thailand, 7.00
10: China, 7.25
11: Vietnam, 8.10
12: Indonesia, 8.26
Tham nhũng tại châu Á (công bố 2009)
1: Singapore 1.07
2: Hong Kong 1.89
3: Japan, 3.99
4: South Korea, 4.64
5: Macau, 5.84
6: China, 6.16
7: Taiwan, 6.47
8: Malaysia, 6.70
9: Philippines, 7.0
10: Vietnam 7.11
11: India, 7.21
12: Cambodia, 7.25
13: Thailand, 7.63
14: Indonesia, 8.32
SOURCE: CHUNGTA.COM – TS. NGUYỄN SĨ DŨNG
(MINH KHUE LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)