Trả lời

Chào quý khách! cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi về hộp thư tư vấn của chúng tôi, Vấn đề quý khách đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

1. Khái niệm tiền lương 

Theo Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: 

“Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”

=> Như vậy, đối với các công việc nặng nhọc độc hại sẽ có phụ cấp độc hại, nặng nhọc dựa theo tính chất, mức độ phức tạp, độc hại của công việc.

Như vậy, vấn đề đặt ra là ngành may mặc có được coi là một ngành nặng nhọc, độc hại hay không? và người lao động có được hưởng phụ cấp độc hại không? với mức bao nhiêu?

 

2. Đối tượng được hưởng và mức phụ cấp được hưởng

Theo quy định của pháp luật, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Đây chính là khoản phụ cấp nhằm bù đắp những tổn thất về sức khỏe, tinh thần khi người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Vì đây là những công việc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, có thể làm suy giảm khả năng lao động.

=> Theo quy định của pháp luật lao động thì chỉ có những người lao động làm công việc thường xuyên trong các ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mới được áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm.

Với Danh mục nghề, công việc nặng nhọc được quy định cụ thể tại thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH.

Đối với Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì căn cứ vào Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/04/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, công ty rà soát phân loại điều kiện lao động, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm:

– Đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: mức phụ cấp thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%;

– Đối với nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

 

3. Chế độ đối với người làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm

Theo danh mục ban hành kèm theo Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH, nghề khai thác than là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH quy định điều kiện hưởng chế độ bồi thường bằng hiện vật đối với người lao động khi có đủ điều kiện như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:

a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;

b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo,kiểm tra môi trường lao động).”

Mức bồi dưỡng bằng hiện vật được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH như sau:

Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

– Mức 1: 10.000 đồng;

– Mức 2: 15.000 đồng;

– Mức 3: 20.000 đồng;

– Mức 4: 25.000 đồng.

=> Theo Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH quy định rõ, bồi dưỡng hiện vật được tính theo suất ăn hàng ngày, phải được thực hiện trong ca làm việc, phải đảm bảo vệ sinh, không được trả bằng tiền hay bằng lương thay cho hiện vật bồi dưỡng. Do đó công ty có trách nhiệm bồi dưỡng bằng suất ăn theo định mức cụ thể từ mức 1 đến mức 4 theo quy định trên. Do đó, công ty không hỗ trợ suất ăn hàng ngày cho người lao động là vi phạm quy định pháp luật.

 

4. Các khoản phụ cấp khi đóng bảo hiểm xã hội

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 có quy định một số điểm mới so với luật trước đây đặc biệt là đối với mức tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội được các doanh nghiệp cũng như người lao động quan tâm. Cụ thể, Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 17. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.”

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

Theo đó, đối với thời gian từ 1/1/2016 đến 31/12/2017 thì mức lương đóng bảo hiểm bao gồm mức lương và phụ cấp lương trong hợp đồng. Do vậy, kể từ đầu năm nay công ty bạn phải đóng bảo hiểm cho bạn với mức lương 5 triệu và cộng thêm các khoản phụ cấp.

–  Phụ cấp theo hợp đồng lao động bao gồm: Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng, cụ thể:

+ Các khoản phụ cấp lương để bù đắp cho các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ cho người lao động

+ Các khoản phụ cấp lương mà gắn với quá trình làm việc và theo kết quả thực hiện công việc của người lao động.

–  Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

+ Các khoản bổ sung được xác định trên mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

+ Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Vì vậy, mức lương để tính đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo hợp đồng. Còn đối với khoản về xăng xe, tiền ăn uống không được tính để đóng bảo hiểm. Để đảm bảo quyền lợi của mình khi đóng bảo hiểm thì bạn cần khiếu nại trực tiếp lên phía công ty để được điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội.

 

5. Phụ cấp nặng nhọc độc hại nguy hiểm ta có thể tính phụ cấp độc hại  như sau:

– Căn cứ theo quy định tại Thông tư 07/2005/TT-BNV thì phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức viên chức được chia thành 04 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương cơ sở.

Phụ cấp độc hại = Mức lương cơ sở x Hệ số

Lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng theo đó mức phụ cấp độc hại hàng tháng cán bộ, công chức, viên chức nhận được, cụ thể:

  • Mức 1: Hệ số 0,1 = 149.000 đồng/tháng;
  • Mức 2: Hệ số 0,2 = 298.000 đồng/tháng;
  • Mức 3: Hệ số 0,3 = 447.000 đồng/tháng;
  • Mức 4: Hệ số 0,4 = 596.000 đồng/tháng.

Loại phụ cấp này được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm và được trả cùng kỳ lương hàng tháng. Nếu làm việc dưới 04 giờ/ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 04 giờ trở lên thì được tính bằng cả ngày làm việc.

Như vậy, phụ cấp độc hại, nguy hiểm mà công nhân được hưởng phải đáp ứng mức tối thiểu là 5% mức lương của nghề, công việc trong điều kiện lao động bình thường.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm còn được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật mà không được chi trả bằng tiền

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp Luật Lao động trực tuyến, gọi: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!  Trân trọng./.