1. Công tác tham mưu đối với cấp uỷ Đảng
Cấp uỷ đảng lãnh đạo trực tiếp và toàn diện công tác đoàn cùng cấp (về định hướng chính trị, về tư tưởng, về tổ chức). Quan hệ giữa cấp ủy đảng với cấp bộ đoàn cùng cấp là quan hệ lãnh đạo và chỉ đạo.
Thực tiễn, tồn tại ba biểu hiện về khả năng tham mưu của cán bộ đoàn đối với cấp uỷ và mối quan hệ lãnh đạo giữa cấp uỷ Đảng với tổ chức Đoàn, như sau:
– Những nơi mà cán bộ đoàn năng động, sáng tạo thì việc tham mưu cho Đảng lãnh đạo công tác thanh niên được tiến hành chủ động, rõ việc, huy động được nguồn lực và tính cộng đồng trách nhiệm của cả hệ thống chính trị cho công tác thanh niên.
– Những nơi cán bộ đoàn thụ động, năng lực công tác yếu thì việc tham mưu cho Đảng lãnh đạo công tác thanh niên đạt hiệu quả thấp, đôi khi cấp ủy đảng phải “cầm tay, chỉ việc” cho cán bộ đoàn. Tình trạng cán bộ đoàn quá thụ động cũng dẫn đến hệ quả cấp ủy đảng chỉ đạo quá sâu (hoặc “làm thay”) các mặt công tác của đoàn, nhất là trong công tác cán bộ đoàn.
– Những nơi cấp ủy đảng không quan tâm, “khoán trắng” công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên cho cán bộ đoàn thì việc lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, quan tâm hỗ trợ hầu như qua loa, chiếu lệ, chưa đặt đúng tầm và vị trí của nó. Cán bộ đoàn năng động, sáng tạo cũng khó tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ từ các ban, ngành, đoàn thể khác và của xã hội, hoạt động phong trào sẽ khó khăn.
– Cấp ủy đảng cần xác định rõ, đúng chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đoàn, tôn trọng tính độc lập về tổ chức của tổ chức đoàn. Đây là vấn đề không mở, nhưng trong thực tế, vẫn có sự thiêu thống nhất, chưa đầy đủ trong nhận thức của nhiều cấp uỷ, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong chỉ đạo và đánh giá đối với Đoàn Thanh niên. Cá biệt có nơi, cấp ủy thậm chí coi Đoàn Thanh niên như là công cụ chỉ để huy động quần chúng cho các hoạt động tập trung, để thực thi các công việc cụ thể, đột xuất mà chưa quan tâm đến việc lãnh đạo, tạo điều kiện cho Đoàn thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mình.
– Từ những vấn đề trên, đòi hỏi phải tăng cường công tác tham mưu của cán bộ đoàn mà trực tiếp là bí thư đoàn với cấp ủy đảng, theo hướng quan tâm “đặc biệt hơn”, tập trung vào những nội dung sau:
- Tham mưu cho cấp uỷ đảng xây dựng chương trình công tác thanh niên định kỳ theo tháng, quý, năm, nhiệm kỳ .
- Tham mưu để cấp uỷ đảng phân công cấp ủy viên phụ trách công tác thanh niên, cấp ủy viên phụ trách công tác thanh niên nên là những đồng chí đã kinh qua công tác thanh niên hoặc có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo công tác thanh niên, hiểu biết, chia sẻ với thanh niên và độ tuổi còn trẻ.
- Tham mưu để cấp ủy đảng chỉ đạo chính quyền, các cấp, các ngành thực hiện nội dung công tác thanh niên. Các cấp, ngành phải cụ thể hóa nghị quyết của Đảng về thanh niên trong chương trình, nhiệm vụ công tác, xác định trách nhiệm của mình trong công tác thanh niên dưới góc độ thanh niên vừa là đối tượng tác động vừa là nhân lực trực tiếp của các cấp, ngành…; quan tâm, tạo điều kiện cho tổ chức đoàn thể hiện vai trò xung kích trong tham gia phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn quốc phòng, anh ninh ở địa phương.
- Tham mưu cho cấp ủy đảng kiểm tra việc thực hiện các chủ trương về công tác thanh niên, trong đó chú trọng kiểm tra công tác phát triển đảng từ đoàn viên.
- Tham mưu cho cấp ủy đảng xây dựng quy chế, lề lối làm việc với cấp bộ đoàn và các ngành về công tác thanh niên (như: quy định về lề lối làm việc với tập thể ban thường vụ đoàn, chế độ kiểm tra, nghe báo cáo tình hình thanh niên và công tác đoàn, làm việc về công tác tố chức, cán bộ, công tác tư tưởng…
– Tham mưu cho cấp ủy đảng xây dựng các nội dung, yêu cầu công tác đối với cấp ủy đảng cấp dưới và đảng viên trong việc nêu cao tính kỷ luật đảng trong công tác thanh niên; mỗi đảng viên cần đi vào phong trào của tuổi trẻ, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: sống mẫu mực, là tấm gương cho thanh niên noi theo; đồng thời tham gia bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp. Cấp ủy đảng cấp trên cần giao nhiệm vụ cho cấp ủy đảng cấp dưới và mỗi đảng viên trong việc chăm lo công tác thanh niên, gắn việc bình xét danh hiệu đảng viên và cấp ủy đảng với kết quả công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở địa bàn, đơn vị công tác.
Bên cạnh đó, bí thư đoàn phải thường xuyên thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến của cấp ủy (tập thể hoặc đồng chí cấp ủy trực tiếp phụ trách) về những chủ trương công tác lớn của đoàn, nhất là công tác tổ chức, cán bộ, công tác tư tưởng, các chương trình thanh niên tham gia phát triển kinh tế xã hội…
Quan hệ giữa đoàn cấp trên với đảng uỷ cơ sở là quan hệ phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Bí thư đoàn cẩn thường xuyên trao đổi thông tin với Đảng uỷ cơ sở vể tình hình thanh niên, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; phối hợp chỉ đạo, kiểm tra và giải quyết các vấn đề đặt ra đối với công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở cơ sở đảm bảo sự đồng thuận, cộng đồng trách nhiệm và tôn trọng lẫn nhau.
2. Công tác phối hợp với chính quyền
Quan hệ giữa chính quyền và Đoàn Thanh niên cùng cấp là quan hệ phối hợp. Đoàn Thanh niên có trách nhiệm vận động và tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham gia phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, đơn vị và phối hợp chính quyền, các ngành, đoàn thể khác chăm lo giải quyết các vấn đề của thanh niên.
Chính quyền có quan hệ phối hợp với cấp bộ đoàn, không có quan hệ chỉ đạo đối với cấp bộ đoàn cùng cấp. Tuy nhiên, xét dưới góc độ quản lý hành chính nhà nước, thì cấp chính quyển cùng cấp là cấp cấp ngân sách và quản lỳ nhà nước đối với các chủ thể hoạt động tại địa bàn, do đó, tổ chức đoạn ở đây chịu sự quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm qhyền đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực, đối tượng do Nhà nước qùản lý. Điều này cho thấy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, do Đảng Cộng sản lãnh đạo trực tiếp và toàn diện, nhưng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Thực tế công tác đoàn trong những năm qua chỉ ra rằng, Đoàn đã thực hiện tốt vai trò phối hợp với các cấp chính quyền trong công tác thanh niên, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
Hàng năm, Trung ương Đoàn đều có phiên làm việc với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan nhằm đề xuất giải pháp vận động và tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham gia phát triển kinh tế- xã hội; tham gia xây dựng chính sách, luật pháp thanh niên… Thông qua các cuộc làm việc thường niên này, Chính phủ, các bộ, ngành nắm chắc tình hình thanh niên và những vấn đề bửc xúc của thanh niên, trên cơ sở đó có các chủ trương, chính sách thích hợp. Tại một số địa phương, đơn vị, các cấp bộ đoàn chủ động xây dựng chương trình, nội dung làm việc với cấp chính quyền cùng cấp, tuy nhiên công tác này còn hạn chế.
Đoàn cần phối hợp với các cơ quan Nhà nước trong quản lý đối với công tác thanh niên theo hướng “thực thi hơn”. Nội dung phối hợp tập trung vào các vấn đề sau:
- Phối hợp để tổ chức lực lượng thanh niên xung kích tham gia thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đơn vị;
- Phối hợp để đại diện chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, thanh niên khi bị xâm hại;
- Đề xuất với các cấp chính quyền các chủ trương, chính sách liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên;
– Tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, luật pháp thanh niên ở địa phương, đơn vị.
Để chính quyền hiểu rõ hơn về những đòi hỏi của công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, nắm bắt trực tiếp, cụ thể hơn về tình hình thanh niên từ đó quan tâm, tạo điều kiện bằng các cơ chế, chính sách, giao cho Đoàn đảm nhận các công việc tham gia phát triển kinh tế, xã hội, gìn giữ quốc phòng, an ninh, Đoàn cần để xuất với lãnh đạo chính quyền những phiên làm việc với sự tham gia của các ngành ở địa phương, đơn vị tổ chức gặp gỡ, đối thoại với đoàn viên thanh niên. Ít nhất, mỗi năm tổ chức một lần. Nội dung các cuộc làm việc hoặc các cuộc đối thoại cần được ghi chép cẩn thận, có thể ban hành thông báo kết luận nội dung làm việc hoặc tổng hợp những vấn đề trao đổi giữa đoàn viên thanh niên với lãnh đạo chính quyền (nếu là cuộc trao đổi, đối thoại) để chính quyền nghiên cứu, phối hợp tổ chức thực hiện.
3. Công tác phối hợp với mặt trận Tổ quốc
Quan nệ của Đoàn với các đoàn thể khác trong hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội, các tổ chức khác là quan hệ phối hợp. Đoàn chủ động phối hợp với các đoàn thể trong công tác thanh niên thông qua các nghị quyết, các chương trình liên tịch hay các hoạt động phối hợp cụ thể (các cuộc thi, các loại học bổng, giải thưởng, các chương tiinh, dự án theo chuyên đề…).
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cùng câp có quan hệ phối hợp với cấp bộ đoàn, không có quan hệ chỉ đạo đối với cấp bộ đoàn cùng cấp (trừ một số trường hợp đặc biệt, như cấp bộ đoàn thực hiện nghị quyết của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, vì Đoàn Thanh niên là thành viên tập thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)
Việc phối hợp giữa Đoàn với các tổ chức góp phẩn nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức đối với công tác giáò dục, bồi dưỡng và phát huy thanh niên, đổng thời tạo thêm nguồn lực cho công tác thanh niên.
Đoàn Thanh niên nên xây dựng và triển khai các chương trình liên tịch với các đoàn thể nhân dân khác trong địa phương, đơn vị; đề xuất với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp định kỳ chủ trì giao ban các đoàn thể nhân dân, trong đó có vấn đề thanh niên; thường xuyên gửi các báo cáo đĩnh kỳ về tình hình thanh niên, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tới các đoàn thể nhân dân và yêu cầu các đoàn thể nhân dân gửi những báo cáo định kỳ về tình hình thanh niên và kết quả thực hiện các chủ trương công tác thanh niên theo đối tượng và lĩnh vực mà đoàn thể nhân dân được phân công phụ trách. Đoàn Thanh niên cẩn chủ động phối hợp với các đoàn thể nhân dân trong việc tổ chức các hoạt động, các phong trào thanh niên phù hợp với đối tượng và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức ấy.
Đoàn Thanh niên cần làm tốt công tác tuyên truyền về vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Đó là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơỉ thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, giúp phẩn quan trọng xây dựng, chỉnh đôh Đảng, góp sức xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Để góp phần xây dựng, phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên trước hết phải thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và cùng các tổ chức thành viên dân phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, qua đó tăng cường đoàn kết toàn dân, củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hội. Đoàn Thanh niên cùng các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận Tổ quốc cần mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng tham gia các đoàn thể nhân dân, các tồ chức xã hội, các hội nghề nghiệp, văn hoá, hữu nghị, từ thiện – nhân đạo; đổi mới phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hoá, phô trương, hình thức, quan liêu, xa dân. Đặc biệt, tổ Chức đoàn cần xung kích, tình nguyện, tồ chức và tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đoàn kết xây dựng cuộc sống mới, gắn liền với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cũa cả nước, của địa phương, đơn vị.
4. Đối với Hội Nông dân
Đoàn Thanh niên phối hợp với Hội Nông dân tham mưu cho Đảng và chính quyền ban hành các chính sách để ra sức bồi dưỡng sức dân, phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp đổi mới và tập trung các nguồn lực cần thiết cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Cùng với Hội Nông dân tuyên truyền và thực hiện tốt các chính sách về ruộng đất, ứng dụng tiên bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, phát triển nông nghiệp toàn diện, tiêu thụ nông sản hàng hoá, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới.
5. Công tác phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ
Đoàn Thanh niên phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tuyên truyền, động viên và tổ chức cho hội viên thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn và tham mưu cho Đảng và chính quyền có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở địa phương, đơn vị. Cán bộ, đoàn viên và thanh niên cần gương mẫu và thực hiện tốt các nhiệm vụ về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ hạnh phúc.
6. Công tác phối hợp với Hội Cựu chiến binh
Đoàn Thanh niên cẩn thường xuyên phối hợp hoạt động tuyên truyền, tôn vinh, thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” để các thành viên của hội luôn phát huy bản chất, truyền thống “ Bộ đội cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng đảng và bảo vệ chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa; giúp nhau cải thiện đời sống, nêu gương tốt góp phần giáo dục lý tưởng, truyền thống và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ.