>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.0191  

 

Luật sư tư vấn:

Trong một xã hội độc lập dân chủ và hội nhập quốc tế con người được tự do yêu đương, tự do lựa chọn đối tượng để kết hôn. Tuy nhiên có một số quan hệ dù trong một xã hội độc lập vẫn cần được pháp luật điều chỉnh và mỗi công dân cần phải tuân thủ sự điều chỉnh đó, trong đó có quan hệ hôn nhân gia đình, cụ thể hơn là việc có được kết hôn trong phạm vi họ hàng, và họ hàng trong phạm vi bao nhiêu đời thì mới được phép kết hôn.

Luật cho phép bạn được phép tự do yêu đương, được tự do theo đuổi hạnh phúc của mình. Tuy nhiên có một số quan hệ được pháp luật về điều kiện kết hôn, và không được làm những điều mà luật cấm, đó không chỉ là quan hệ pháp luật mà còn liên quan đến cả phong tục tập quán và cả những quan hệ thuộc về đạo đức xã hội hiện diện trên đất nước ta. 

– Theo khoản 18 điều 3 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định :

” 18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Để bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình của Việt Nam, pháp luật quy định những trường hợp cấm kết hôn tại Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:

– Cấm kết hôn giả tạo, tức là kết hôn không phải vì để xây dựng hạnh phúc gia đình mà nhắm vào những mục đích khác chẳng hạn như là để xuất nhập cảnh, nhập quốc tịch…

– Cấm hành vi cản trở hoặc cưỡng ép, lừa dối người khác thực hiện kết hôn hoặc ly hôn. 

– Cấm kết hôn khi chưa đủ độ tuổi mà pháp luật quy định (tảo hôn)

– Cấm chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hoặc chồng, hoặc người khác đang có vợ hoặc chồng mà sống chung như vợ chồng với người khác.

– Cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

– Cấm yêu sách, đòi hỏi về của cải một cách vô lý trong việc kết hôn, chẳng hạn như thách cưới, hoặc yêu cầu của hồi môn quá cao.

– Cấm thực hiện việc mang thai hộ, sử dụng kỹ thuật sinh sản vì mục đích thương mại, cấm lựa chọn giới tính của thai nhi, sinh con bằng hình thức sinh sản vô tính.

– Cấm mọi hành vi bạo lực gia đình, kể cả bạo lực thể chất hay bạo lực tinh thần

– Cấm lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động hoặc hành vi trục lợi khác.

Như vậy việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu trực hệ có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời là điều mà pháp luật không cho phép. Đặt trường hợp ngược lại là có quan hệ họ hàng nhưng ở ngoài phạm vi 3 đời thì vẫn được phép kết hôn.

Việc luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn khi họ hàng trong phạm vi ba đời có thể có nhiều nguyên do, trong đó có thể kể đến một vài lý do tiêu biểu như sau:

– Về mặt sinh học, di truyền: việc kết hôn trong phạm vi ba đời sẽ ảnh hưởng rất xuất đến thế hệ sau, do việc kết hôn trong phạm vi ba đời về mặt sinh học sẽ khiến tỷ lệ gen đồng hợp tăng, dị hợp giảm, điều này khiến các gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra ngoài thành biểu hiện như: cơ thể bị dị tật, sức đề kháng yếu, tỷ lệ tử vong cao, ngoài ra còn khiến cho tỷ lệ mắc các bệnh di truyền như: bệnh Đao, mù màu, bạch tạng, bại não, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh nguy hiểm có tỷ lệ xuất hiện cao hơn, điều này có thể là nguyên nhân trực tiếp gây thoái hóa nòi giống dân tộc.

– Về mặt truyền thống, văn hóa: Kết hôn khi trong quan hệ họ hàng gần (phạm vi 3 đời) sẽ ảnh hưởng xuất tới truyền thống văn hóa dân tộc, do việc kết hôn trong họ hàng có thể nói là mang tính chất loạn luân, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục.

Con số ba đời là một phạm vi đã được tính toàn để đảm bảo được sự phù hợp về mặt di truyền, bảo vệ giống nòi và thế hệ sau, cũng là khoảng thế hệ để đảm bảo không ảnh hưởng đến văn hóa của đất nước.

Căn cứ theo quy định tại điểm c3 mục 1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hướng dẫn như sau: “Giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con, giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời giữa những người có một gốc sinh ra; cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha cùng mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”

Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật thì trường hợp của bạn được xác định phạm vi các đời như sau:

– Người sinh ra cụ ngoại của bạn và cụ nội của anh ấy là đời thứ nhất

– Cụ ngoại của bạn và cụ nội của anh ấy là đời thứ hai

– Ông ngoại bạn và ông nội anh ấy là đời thứ tư

– Bạn và anh ấy là đời thứ năm.

Như vậy, bạn và người yêu bạn là đời thứ năm, do đó không thuộc trường hợp cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Trường hợp bạn và người yêu của bạn muốn kết hôn thì cần thỏa mãn quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn, cụ thể như sau:

– Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân thủ theo các điều kiện sau đây:

+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định

+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự

+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Như vậy, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 xác định cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, xét theo trường hợp của bạn và người yêu bạn thuộc đời thứ năm sẽ không thuộc trường hợp cấm của pháp luật. Vì vậy, bạn và anh ấy hoàn toàn có quyền kết hôn. Nếu bạn và anh ấy muốn kết hôn thì ngoài không vi phạm điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cần đảm bảo theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

>> Xem thêm: Những người có họ trong phạm vi 4 đời có được kết hôn không ?

Nếu có bất kỳ vướng mắc nào về vấn đề này hoặc những vấn đề pháp ký khác xin vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại 1900.0191 để được hỗ trợ và giải đáp.  Luật LVN Group xin trân trọng cảm ơn!