1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi, theo cách gọi truyền thống trước đây, là hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu, trước hết mang những đặc điểm của hợp đồng mua bán trong nưổc. Những đặc điểm đó là:
– Hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên là người bán có nghĩa vụ chuyển vào quyền sồ hữu của bên kia, là người mua, một tài sản nhất định gọi là hàng hóa – đối tượng của hợp đồng, còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả một số tiền ngang bằng trị giá của hàng.
Điều 3 khoản 8 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sỏ hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.
Điều này có nghĩa là trong hợp đồng mua bán hàng hóa, nội đung quan trọng nhất là chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua đối với hàng hóa mà hai bên đã thỏa thuận mua và bán.
– Là sự thỏa thuận giữa ít nhất là hai bên. Sự thỏa thuận này có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản.
– Chủ thể của hợp đồng mua bán là người bán và người mua. Người bán và người mua có thể là thể nhân (physical person – personne physique), pháp nhân (legal person – personne morale) hoặc cũng có thể là Nhà nước.
– Nội dung của hợp đồng là toàn bộ nghĩa vụ của các bên xung quanh việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua, xung quanh việc làm thệ nào để người bán lấy được tiền và người mua nhận được hàng…
– Xét về mặt tính chất pháp lý, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng là loại hợp đồng song vụ, có bồi hoàn và là hợp đồng ưdc hẹn. Luật pháp của các nưóc trên thế giới đều có quan điểm thông nhất về những điểm nêu trên.
Nhưng, khác với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài hoặc có nhân tố nước ngoài).
Tính chất quôc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu không giống nhau tùy theo quan điểm của luật pháp các nước:
2. Theo Công ước La Haye năm 1964 về mua bán quốc tế những động sản hữu hình
Công ước La Haye năm 1964 về mua bán quốc tế những động sản hữu hình là công ước được ký kết giữa các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) ở lục địa châu Âu nhằm quy định và hướng dẫn các doanh nghiệp ở các nước này ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo Công ước này, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tất cả các hợp đồng mua bán trong đó các bên ký kết có trụ sò thương mại ở các nưóc khác nhau và hàng hóa được chuyển từ nưổc này sang nưóc khác, hoặc là việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết ‘dược lập ỏ những nưóc khác nhau (Điều 1 của Công ước).
Như vậy, tính chất quốc tế, theo Công ước này, gồm có các tiêu chí sau đây:
– Chủ thể ký kết là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau; và
– Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng phải được chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước này sang nước khác; hoặc và
– Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được lập ở những nước khác nhau.
Nếu các bên ký kết không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú (residence) của họ. Vấn đề quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
3. Theo Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quôc tê (Tiếng Anh là United Nations Convention on Contracts for international sale of goods, Vienna 1980-CISG) là Công ước được các nưóc thành viên của Liên hợp quốc ký năm 1980, có hiệu lực từ năm 1988.
Về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước Viên năm 1980 chỉ đưa ra một tiêu chuẩn để khẳng định tính chất quốc tê của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đó là các bên ký kết hợp đồng có trụ sỏ thương mại đặt ồ các nưóc khác nhau (Điểu 1 Công ước Viên 1980). Và, cũng giông như Công ước La Haye 1964, Công ước Viên 1980 cũng không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên khi xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
4. Theo quan điểm của Pháp
Để xác định yếu tố quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, người ta căn cứ vào hai tiêu chuẩn kinh tế và pháp lý. Theo các tiêu chuẩn kinh tế, một hợp đồng quốc tế là hợp đồng tạo nên sự di chuyển qua lại biên giối các giá trị trao đổi tương ứng giữa hai nưởc, nói cách khác, hợp đồng đó thể hiện quyền lợi của thương mại quốc tế . Theo tiêu chuẩn pháp lý, một hợp đồng được coi là hợp đồng quốc tế nếu nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như quốc tịch, nơi cư trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguồn vôn thanh toán…
5. Theo quan điểm của Việt Nam
Ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chưa được quy định chính thức trong bất kỳ một văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, trong Quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK ngày 31/7/1991 của Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Công Thương) hưống dẫn việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương có nêu khái niệm về hợp đồng mua bán ngoại thương, trong đó đưa ra ba tiêu chuẩn để hợp đồng mua bán được thừa nhận là hợp đồng mua bán ngoại thương. Ba tiêu chuẩn đó là: (Thứ nhất chủ thể của hơp đồng mua bán ngoại thương là các bên có quốc tịch khác nhau; Thứ hai hàng hóa là đối tượng của hợp đồng thông thường được di chuyển từ nước này qua nước khác; Thứ ba đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương là ngoại tệ đối với một hoặc hai bên ký hợp đồng (xem phần I – Những quy định chung của Quy chế tạm thời này).
Khái niệm và cách hiểu này đã được thừa nhận trong thực tiễn hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong thời kỳ bao cấp. Và ở một chừng mực nhất định, quan điểm này không sai.
Tuy nhiên, nếu xét một ví dụ sau đây, vấn đề có thể sẽ khác hẳn: Một công ty ngoại thương Việt Nam ký hợp đồng bán gạo cho một thương nhân ỏ Pháp. Thương nhân này có trụ sở đặt ở Pháp nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Nếu theo quan điểm mà lâu nay thực tiễn ngoại thương chúng ta vẫn thừa nhận (tức là quan điểm cho rằng chủ thể hợp đồng mua bán ngoại thương là các bên có quốc tịch khác nhau) thì hợp đồng này không phải là hợp đồng mua bán ngoại thương mặc dù trong thực tế, nó chính là hợp đồng mua bán ngoại thương.
Cũng cần thấy rằng, cùng với việc hình thành khu chế xuất ỏ Việt Nạm và những quy chế đặc biệt về khu chế xuất, tiêu chuẩn quy định rằng đối tượng của hợp đồng mua bốn ngoại thương phải được chuyển qua biên giới cũng không còn thích hợp nữa.
Cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cùng với việc tham gia sâu rộng vào sự phân công lao động quốc tế, Việt Nam đã, đang và sẽ tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chính phủ Việt Nam cũng đang nghiên cứu để tiến tới việc gia nhập hoặc thừa nhận các điều ước quốc tế đa phương, trong đó có các điều ước quốc tế về thương mại, như Công ước Viên 1980 nói trên, nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong mua bán quốc tế. Còn ở trong nước, Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 đưa ra một khái niệm mới. Đó là hợp đồng mua bán hàng hóa vởi thương nhân nưởc ngoài.
Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa một bên là thương nhân nước ngoài vối một bên là thương nhân Việt Nam (Điều 80 Luật Thương mại năm 1997).
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chỉ quy định vể mua bán hàng hóa quốc tế.
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 cũng không đưa ra tiêu chí để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà liệt kê những hoạt động được coi là mua bán hàng hóa quốc tế. Điểu 27 nêu rõ mua bắn quốc tế được thực hiện dưổi các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu.
Sau khi liệt kê như vậy Luật Thương mại năm 2005 đã xác định rõ thế nào là xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập tái xuất; tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu:
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (Điều 28 khoản 1).
“Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Điều 28 khoản 2).
“Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ lãnh thổ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thô Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khâu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam” (Điều 29 khoản 1).
“Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt Nam” (Điều 29 khoản 2).
“Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam” (Điều 30 khoản 1).
Với năm khái niệm về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu nêu trên, có thể thấy Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đã sử dụng tiêu chí hàng hóa phải là động sản; hàng có thể được di chuyển qua biên giời của Việt Nam hoặc qua biên giói của một nước (vùng lãnh thổ); hoặc di chuyển qua khu chế xuất, khu vực hải quan riêng… để xem xét tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Như vậy, nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là bất động sản thì hợp đồng đó không phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho dù bất động sản được bán cho người nước ngoài. Mua bán bất động sản với người nước ngoài phải theo pháp luật nơi có bất động sản.
Từ những điểu phân tích ở trên, có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tất cả các hợp đồng mua bán được ký kết giữa các thương nhân Việt Nam, các doanh nghiệp của Việt Nam với các thương nhân nưóc ngoài nhằm thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa. Chi tiết hơn nữa, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, gồm hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, hợp đồng tạm nhập tái xuất, hợp đồng tạm xuất tái nhập.
6. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Tính chất quốc tế nói trên làm nên đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những đặc điểm khái quát bước đầu sau đây:
– Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là những bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau.
– Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hàng có thể được chuyển qua biên giới của một nưốc, tức là có thể được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc được chuyển từ khu chế xuất…
– Tiền tệ dùng để thanh toán giữa hai bên, người mua và người bán, có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên.
– Tranh chấp phát sinh giữa các bên xung quanh việc ký kết và thực hiện hợp đồng có thể do Tòa án của một nước hoặc do một tổ chức trọng tài có thẩm quyền xét xử.
– Luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng) mang tính chất phức tạp, đa dạng: nếu là hợp đồng trong nưởc thì nó chỉ chịu sự điều chỉnh của luật pháp nước đó, còn nếu là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì có thể sẽ phải áp dụng luật nưổc ngoài, tập quán quốc tế hoặc điều ưốc quốc tế và thậm chí cả án lệ (tiền lệ xét xử).
Những đặc điểm này cũng đồng thời nói lên tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa mà dựa vào đó để phân biệt nó vối hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước nói riêng và với hợp đồng thương mại nói chung.