1. Pháp luật là gì?

Theo định nghĩa pháp luật là hệ thống bao gồm những quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước, mang tính chất bắt buộc thực hiện. Có các biện pháp giáo dục hoặc cưỡng chế để đảm bảo thực hiện theo pháp luật hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Có thể nhận thấy định nghĩa của pháp luật bao gồm các yếu tố như:

– Pháp luật là các quy tắc xử sự chung được hệ thống mang tính pháp luật và tính đạo đức, áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.

– Đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền lựa chọn thực hiện hay không. Vì pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện.

– Quá trình hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận của Nhà nước đối với những tập quán ban đầu đã có sẵn được nâng lên thành pháp luật. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.

2. Nguồn gốc của pháp luật

Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một mức độ nhất định. Khi xã hội đã phát triển quá phức tạp, xuất hiện những giai cấp mang lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu về chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về chính trị và kinh tế trong xã hội. Pháp luật là hệ thống các quy định mang tính bắt buộc được ban hành bởi nhà nước, thể hiện bản chất của giai cấp thống trị. Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, là công cụ quan trọng để thực hiện quyền lực của nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì địa vị. Cả nhà nước và pháp luật đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.

Nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện – pháp luật, nghĩa là, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định (xem phần nguyên nhân xuất hiện nhà nước) thì những công cụ quản lý như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, … không còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã hội được nữa, vì ý chí các thành viên trong xã hội không còn thống nhất; lợi ích các giai cấp trong xã hội đã có sự khác biệt căn bản, thậm chí đối lập với nhau. Trong điều kiện đó, để có thể giữ cho xã hội trong vòng “Trật tự”, đồng thời bảo vệ được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp, lực lượng thống trị đã thông qua nhà nước hình thành ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật.

3. Quan niệm về các luật lệ thời cổ đại

Người ta sẽ ngạc nhiên thấy ông cha chúng ta đề cho danh dự, tài sản, sinh mạng của công dân phụ thuộc vào cái ngẫu nhiên hơn là phụ thuộc và động cơ của lý trí. Các cụ luôn dùng đến những cách thử thách chẳng chứng minh gì và cũng chẳng liên quan đến sự trong trắng vô tội và sự phạm tội.

Người Germains cho phép các gia đình tiến hành chiến trạnh để phân rõ phải trái khi có người bị giết, hay có vụ trộm, hay có lời lăng nhục. Người ta điều hành các cuộc chiến tranh gia đình này thẹo điều lệ, trước mặt pháp quan, chẳng khác gì làm chứng cho công dân tiệu diệt lẫn nhau.

Cũng giôdng như người Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay coi trận thắng đầu tiên trong các cuộc nội chiến là bằng chứng quyết định của Thượng Đế. .

Tacite (nhà sử gia người La Mã nổi tiếng) ghi lại rằng trong dân tộc Germain (x) khi mọt nước này muốn đánh nhau với một nước khác, họ tìm cách bắt hai người tù bình đánh nhau. Sự thắng bại của hai tù binh được coi là sự thắng bại của chiến tranh hài hước.

Cách chứng tộ phải trái bằng cuộc đọ sức cá nhân của thời xưa cũng có lý phần nào. Đó là dựa theo kinh nghiệm. Trong một nước hay chiến tranh, người nhút nhát thường bị coi là có nhiều tật xấu. Tính nhút nhát chứng tỏ rang anh ta cưỡng lại nềh giáo dục đã đào tạo anh, rằng anh ta không nhạy cảm về danh dự, mà danh dự là nguyên tắc cai trị đối với mọi người, lính nhút nhát khiến mọi người thấy rằng anh ta không sợ bị khỉnh bỉ, không mong được mến yêu. ít ra thì anh ta cũng là con nhà dòng dõi; đã là dòng dõi thì không thiếu sự khéo léo gắn liền với sức mảnh, mà sức mạnh phải đi đôi với can đảm; nếu biết trọng danh dự thì trọn đcd anh phải luyện tập những điều mà thiếu nó không thể có danh dự được. Hơn nữa, trong một nước hay chiến tranh thì sức mạnh và lòng can đảm tức là danh dự, còn những tội ác xấu xa nhất là con đẻ của sự giảo qụyệt, ranh ma, tức là con đẻ của tính nhút nhát.

Cách chứng tỏ tội lỗi bằng lửa: Người ta bắt kẻ bị cáo đặt tay lên sắt nóng, hoặc nhúng bàn tay vào nước sôi, rồi bọc bàn tay ấy trong cái túi, niêm phong lại; ngày sau nếu bàn tay không có vết bỏng thì kẻ bị cáo ấy được coi là vô tội. Ai chẳng thấy rằng trong một dân tộc luôn luôn cầm vũ khí tin bàn tay chai sạn sẽ không có cảm giác khi đặt lên sắt nóng hoặc nhúng vào nựớc sôi để ba ngày sau không còn ghi lại dấu vết; và nếu có dấu vết thì nhất định bàn tay ấy là của một kẻ nhút nhát, lười biếng. Người nông dân có bàn tay chai sạn cầm sắt nóng một cách thoải mái. Còn như nữ giới thì bà nào hay làm lụng tay họ cũng chịu được sắt nóng…

Theo luật của người Thuringe (ở Đức ngày nay), một phụ nữ bị cáo là thông dâm, nếu không trình ra một chàng hiệp sĩ để bênh vực mình thì mới bị đem thử bằng nước sôi. Còn như luật Riquaire (của dân Germain được gán cho là do vua Thierry, con trai vua Clovis) ngày xưa thì chỉ dùng phép thử nước sôi nếu người đàn bà bị cáo thông dâm ấy không tìm được nhân chứng để thanh minh sự trong trắng cửa mình.

Một người đàn bà mà không có ai thân thích bênh vực cho, và một người đàn ông mà không viện dẫn được bằng chứng về sự chính trực cùa mình, thì đủ biết là kẻ có tội rồi!

Vậy thì tôi xin nói rằng: Trong thời xa xưa ấy pháp luật phù hợp với phong tục. Cách suy nghĩ của ông cha ta, dùng sức đấu cá nhân, dùng sắt nóng và nước sôi để chứng tỏ phải trái, tội lỗi hay trong trắng, như thế là dẫn tồi bất công; nhưng còn đỡ bất công hơn là bản thân pháp luật. Các hậu quả vô hại hơn nguyên nhân! Cách suy nghĩ ấỵ trái với lẽ công bằng mà không vi phạm luật. Các luật lệ ấy chỉ bất hợp lý chứ không chuyên chế, độc tài!

4. Pháp luật đề cao danh diện của người La Mã cổ đại

Người ta tìm thấy những điều khó hiểu trong các bộ luật của dân dã man. Luật của người Frison (một quốc gia ở Châu Âu thời cổ) cho kẻ bị đánh bằng gậy được bồi thường nửa xu. Không có thương tích nào được bồi thường nhiều hơn thế. Theo luật Salique (Hình luật và dân luật của rợ Franc Sailique thời xưa viết bằng chữ Latinh) nếu một người tự do đánh một người tự do khác ba gậy thì phải đện ba xu. Nếu đánh người ta chảy máu thì coi như đánh bằng sắt và phải đền 15 xu. Hình phạt được tính theo độ lớn của vết thương. Luật của người Lombards (bộ lạc người Đức ở miền bắc nước Ý) định mức bồi thường theo số cú đánh. Ngày nay mỗi cú cũng bằng trăm ngàn cú ngày xưa!

Hiến pháp của vua Charlemagne (Cựu Hoàng đế La Mã Thần thánh) ghi trong luật ngựờỉ Lombards yêu cầu những kẻ được phép đấu gươm chỉ nên dùng gậy. Chắc rằng đó là áp dụng cho giới tăng lữ. Khi đã mở rộng luật đánh nhau bằng gậy, người ta muốn ít đổ máu. Pháp lệnh của vua Louis Người hiến hậu cho phép chọn lựa đánh nhau bằng gậy hay bằng vũ khí sắt. Sau này chỉ có nống nô mói đánh nhau bằng gậy mà thôi.

Ở đây thấy rõ các điều luật về danh dự đã xuất hiện và cấu thành: Người nguyên cáo tuyên bố trước toà rằng kẻ bị cáo đã phạm một tội nào đó. Anh bị cáo phản đối. Thê là quan toà ra lệnh cho hai bên đấu gươm. Theo phong tục đã định, khi lòi buộc tội của ánh bị phản đối thì anh phải giao đấu. Khi một người đã tuyên bố giao đấu thì không được bỏ cuộc; nếu bỏ cuộc sẽ bị phạt. Từ điều này rút ra quy tắc: Ai đã hứa bằng lời thì danh dự không cho phép rút lại lời hứa.

Những người quý phái giao đấu trên ngựa, bằng gươm. Người tiện dân đi chân, giao đấu bằng gậy. Cái gậy được coi như một công cụ hèn mạt, và kẻ nào bị đánh bằng gậy tức là bị đối xử như hạng hèn mạt.

Chỉ có các tiện dân mớị để hở mặt khi giao đấu và có thể bị đánh vào mặt; cho nên một cái tát là sự lăng nhục nặng nề nhất phải đươc rửa bằng máu; vì ai bị tát vào mặt tức là bị đối xử như một kẻ tiện dân.

Các dân tộc Germain không kém gì người Pháp chúng ta về coi trọng danh dự. Họ còn trọng danh dự hơn ta nữa kia. Cho đến bà con xa nhất của họ cũng xúc động khi một người trong họ bị lăng nhục; và mọi pháp luật của họ đều dựa theo tinh thần đó.

Luật của người Lombards bắt người tuỳ tùng một kẻ đi đánh người không có phòng bị để rửa nhục hay chữa thẹn thì phải chịu một nửa khoản tiền bồi thường, nếu người kia bị đánh chết; và nếu cũng vì duyên cớ trên mà y trói người ta lại thì y phải chịu ba phần tư khoản bồi thường.

Ông cha chúng ta cực kỳ nhậy cảm trước những sự lắng nhục, bất kể đó là lăng nhục cách gì, bị đánh bằng thứ gì, đanh vào chỗ nào trên thâh thể, và đánh bằng cách nào. Tất cả đều gồm trong ý niệm lãng nhục vì bị đánh và trong trường hợp nào bị đánh càng qua đáng nỗi nhục càng sâu cay.

5. Đặc điểm của pháp luật Rome thời phong kiến

Bộ “Pháp luật vựng tập” (Le Digeste) của Justinien (một vị vua La Mã) tìm được vào khoảng năm 1137, thì dường như là luật Rôma được phục hồi lần thứ hai. Người ta mở trường ở Italia cho sinh viên học luật Justinien và Hiến pháp thời Justinien. Anh hưởng của luật Justinien đã làm lu mờ luật pháp của người Lombards (một bộ tộc người German)

Các tiến sĩ Italia đưa luật Justinien sang Pháp. Ở đây trước kia người ta chỉ biết có luật Théodọsien (Một vương triều La Mã) Luật Justinien cũng gặp ít nhiều trở ngại vì bị phản đối, nhưng vẫn tồn tại, mặc dầu Giáo hoàng bài xích nó để bảo vệ luật của Tòa thánh Rôma.

Philippe le Bel (là một vị Vua Pháp) cho dạy luât Justinien trong các xứ của nước Pháp từ trước vẫn tự cai trị theo phong tục của mình. Luật Justinien được coi là “lý trí thành văn” và được chấp nhận làm pháp luật ở các xứ trước đó chỉ biết có luật Rôma.

Thời Beaumanoir từng tồn tại hai cách phán xử. Có nơi do các quan Nguyên lão nghị viên (Pairs) đứng ra xử; có noi do Pháp quan (Baillis) chủ trì phiên tòa. Theo cách thứ nhất thì các quan Nguyên lão cứ theo thói quen của mình mà phán xét. Theo cách thứ hai thì các bô lão và nhũng người liêm chính đứng ra chỉ vẽ lề thói địa phương cho pháp quan để xét xử không trái với phong tục. Tất cả cách làm này không cần đến Ihột chữ, không cần phải nghiên cứu sách vở nào hay bộ luật nào hết.

Nhưng đến khi xuất hiện các công trình pháp luật, luật Rôma được dịch ra, dạy ở các trường, thì bắt đầu hình thành nghệ thuật tố tụng và nghệ thuật xét xử; xuất hiện các ông trạng sư (praticiens) và các ông cố vấn pháp luật (jurisconsulte). Các Nguyên lão nghị viên và các bô lão địa phương không dự vào việc xử án nữa. Các pháp quan tự làm lây việc xét xử.

Tình hình này tạo ra thực tiễn là luật Toà Thánh cùng với luật dân sự thi nhau loại bỏ quyền uy của các Nguyên lão nghị viên.

Tục lệ xét xử của thể chế quân chủ vốn được duy trì coi như vĩnh cửu thì nay đã bị thủ tiêu. Quan toà không bao giờ xét xử một mình như trước kia theo luật Salique hay luật tăng đồ cổ xưa. Một đôi nơi còn lạm dụng phép cũ thì cũng phải điều chỉnh phần nào, như để một sĩ quan bên cạnh quan toà thay cho bô lão để làm người cố vấn; hoặc là quan toà chọn hai người có tước vị tham gia trong trường hợp rắc rối.

Như vậy không có một đạo luật nào cấm các lãnh chúa chủ trì toà án của họ; không có đạo luật nào giao cho Nguyên lão nghị viên xử án; cũng không có đạo luật nào về bổ nhiệm chức pháp quan mà cũng không có đạo luật nào nói về quyền xét xử. Tất cả cứ hình thành từ từ, do tác động của sự vật. Tri thức về luật Rôma, về các chiếu dụ của Triều đình về các văn bản ghi chép phong tục tập quán v.v… đòi hỏi một sự nghiên cứụ, mà các nhà quý tộc và dân chúng vô học đéu không đủ trình độ để nghiên cứu.

Mệnh lệnh pháp quy duy nhất mà ta có được về vấn đề này (năm 1287) là điều lệnh buộc các lãnh chúa phải tuyển chọn pháp quan trong đám người thế tục, không phải tăng lữ. Bản điều lệnh ghi “Pháp quan sẽ bị phạt nếu không làm tròn chức vụ” và chỉ được dùng pháp quan trong giới thế tục.

Ai cũng biết rằng thời ấy giới tăng lữ còn nhiều đặc quyền đặc lợi.

Không nên nghĩ rằng các lãnh chúa bị tước quyền phán xử một cách thô bạo. Chính các ông lãnh chúa đã lơ là, bê trễ mà bỏ mất quyền phán xử của mình. Vả lại nhiều chuyện đổi thay trong các triều đình qua nhiều thế kỷ đã dẫn tói tình trạng đó.

6. Pháp luật nước Pháp thời phong kiến quân chủ

Nước Pháp ngày xưa được quản lý bằng các phong tục không thành văn. Tục lệ riêng của các thái ấp lãnh chúa tạo thành luật dân sự. Mỗi thái ấp có luật dân sự của nó, như Beaumanoir (một luật gia và quan chức hoàng gia Pháp) đã nói, mỗi lãnh chúa là một luồng sáng riêng. Khó mà tìm thấy trong cả vương quốc rộng lớn có hai thái ấp mà luật dân sự giống hệt nhau.

Tính đa dạng kỳ diệu này có nguồn gốc thứ nhất và nguồn gốc thứ hai của nó. Nguồn gốc thứ nhất là các phong tục địa phương. Nguồn gốc thứ hai là các yếu tố của đấu tranh trong xét xử; những trường hợp bất ngờ liên tiếp xảy ra trong kiện tụng gợi nên những làn lối đấu tranh.

Những phong tục này được lưu lại trong trí nhớ các cụ già, dần dần hình thành nhũng điều luật hay phong tục thành văn.

Thứ nhất: Các ông vua cho ra những hiến chưong cụ thể về từng vấn đề và những hiến chưong tổng quát. Đó là những “thiết chế” (établissements) của vua Philippe Auguste (x), của Saint Louis. Đổng thời các vua chư hầu lớn được các lãnh chúa ủng hộ cũng đưa ra một vài “Hiến chưong” hoặc “Thiết chế” trong khi lập pháp đình trong công quốc hay thái ấp cũa họ; như Hiến chương pháp đình của Geofroy (một nhà tự nhiên học người Pháp) bá tước vùng Bretagne quy định phân chia quyền lợi giữa các quý tộc; như các tục lệ vùng Normandie do công tước Raoul (Công tước Burgundy từ giữa năm 921 và 923 và Vua Tây Francia) thiết lập; như tục lệ vùng Champagne do vua Thibaud quy định V.V..

Thứ hai: Hầu hết dân chúng hạ tiện là nông nô; nhiều lý do khiến cho các lãnh chúa giải phóng họ; khi giải phóng thì cho họ tài sản, nên phải có luật lệ để điều hoà, phân bổ các tài sản ấy; mà đã phân bổ như thế thì tài sản của lãnh chúa phải hụt đi, cho nên cần quy định quyền hành do lãnh chúa nắm giữ để cân bằng với tài sản đã ban phát. Đó là những “Hiến chương giải phóng nông nô” Các hiêh chương này tạo thành một phần quan trọng trong phong tục nước Pháp. Phần này được ghi lại thành văn.

Thứ ba: Dưới triều via Saint Louis (vị vua đã trị vì Pháp từ năm 1226 tới khi qua đời) và các vua nối nghiệp, các pháp quan khôn khéo như Déíbntaines, Beaumanoir,v.v.. thảo ra những tục lệ cho pháp đình của họ. Nhũng tục lệ này lúc đầu chỉ nhằm việc phán xử, rồi được vận dụng vào việc phân phối tài sản, nhưng mọi chuyện đều ghi trong đó cả. Không nghi ngờ gì việc làm của các ông đã góp phần quan trọng phục hưng “Luật nước Pháp”. Thời ấy như vậy đó: Luật có tính cách phong tục thành văn.

Tiếp đến một thời đại lớn: Charles VII (x) và các vị nốì ngôi ông cho biên tập lại các phong tục địa phương trong cả nước, quy định các thể thức theo đúng chính biên. Nhưng việc biên tập là do các tỉnh làm, từ mỗi thái ấp người ta tập hợp lại ở Hội đồng hàng tỉnh các bản ghi chép phong tục, làm cho phong tục mang tính chất chung toàn tỉnh mà không phương hại đến lợi ích cá biệt của mỗi thái ấp; cái gì riêng biệt thì vẫn được địa phương duy trì.

Như vậy phong tục nước Pháp chúng ta có ba tính chất: Một là phong tục thành văn, hai là mang tính chất chung toàn quốc, và ba là mang dấu ấn nhà vua.

Nhiều điều trong phong tục Pháp đả được biên tập lại, ghi nhiều sự đổi thay, có điểm không ăn khớp với luật học (jurisprudence), có điểm được thêm thắt, rút từ trong luật học ngày nay.

Tuy rằng luật theo phong tục của nước Pháp chứa đựng một cái gì đối lập với luật Rôma, đến mức nhìn vào luật mấ phân biệt được lãnh thổ hai nước; thế mà nhiều điều trong phong tục Rôma cổ xưa vẫn còn dấu vết trong phong tục Pháp. Nó được pha trộn vào nhau từ những thời chưa phải là xa xưa lắm; từ cái thời mà người ta không tự hàọ về chuyện phải lờ đi những điều cần biết và phải biết những điều nên lờ đi; cái thời mà học nghề dễ hơn hành nghề, cái thời mà vui thú triền miêh không phải là thuộc tính của phụ nữ.

Có lẽ tôi phải kéo dài cho đến hết quyển này về những điều chi tiết lớn nhất, theo rõi những đổi thay tế nhị trong phong tục Pháp đã góp phần làm nên bộ sách lớn về luật học nước Pháp. Nhưng như thế thì tôi sẽ đặt một công trình lớn vào một công trình lớn này mất. Tôi giống như một anh chàng buồn đồ cồ đến xứ Ai Cập, chỉ nhìn qua Kim Tự Tháp rồi quay trở về.