Thưa Luật sư của LVN Group, hiện tại tôi đang tìm hiểu về hoạt động bổ trợ tư pháp để làm đề tài phục vụ cho học tập. Xin Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi hoạt động bổ trợ tư pháp có đặc điểm đặc trưng nào? Rất mong nhận được giải đáp từ Luật sư của LVN Group. Chân thành cảm ơn! (Nguyễn Thu – Bình Phước)
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc tới công ty luật LVN Group. Nội dung bạn hỏi chúng tôi nghiên cứu và giải đáp như sau:
1. Hoạt động bổ trợ tư pháp là gì?
Xuất phát từ khái niệm bổ trợ tư pháp có thể hiểu hoạt động bổ trợ tư pháp chính là các loại hình hoạt động nhằm mục đích bổ trợ chotổ chức hoạt động bảo vệ pháp luật của các cơ quan điều tra, các viện kiểm sát, các tòa án. Mục đích của hoạt động bổ trợ tư pháp như đã được khẳng định trong Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII là để hỗ trợ đắc lực hoạt động xét xử của tòa án một cách khách quan, chính xác và đúng luật.
2. Đặc điểm của hoạt động bổ trợ tư pháp là gì?
Tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp ngày càng được chấp nhận và phát triển sâu rộng ở nhiều nước trên thế giới.
Sở dĩ như vậy là vì bản thân tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp có chứa đựng trong nó nhiều đặc điểm có thể tạo ra sự tin cậy lớn trong nhân dân về vai trò tác dụng của nó trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ công lý.
Những đặc điểm đó là:
2.1. Một số hoạt động bổ trợ tư pháp là hoạt động của các tổ chức phi chính phủ
Để bảo vệ nghiêm pháp luật, Nhà nước đã giao cho các cơ quan và viên chức tư pháp nhiều quyền như: quyền ra quyết định khởi tố để điều tra, quyền bắt giữ, tịch thu đồ vật, hàng hóa, phương tiện có liên quan đến việc phạm pháp; quyền khám xét người, khám xét nơi ở, nơi làm việc; quyền bắt giữ, bắt giam người; quyền xét hỏi; quyền truy tố; quyền xét xử; quyền xử phạt và áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác, … các quyền này đều được quy định rất rõ ràng và khá chặt chẽ trong các đạo luật về tố” tụng. Việc áp dụng bất kỳ quyền nào để thực hiện nhiệm vụ tư pháp cũng đều đòi hỏi phải có lý do cụ thể và cơ sở pháp lý rõ ràng. Cơ quan, viên chức tư pháp không được tùy tiện. Nếu viên chức tư pháp nào có hành vi lạm dụng, lợi dụng trong thực hiện quyền tư pháp thì họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Pháp luật tố tụng thường được soạn thảo, cân nhắc kỹ lưỡng trưóc khi công bô’ ban hành để đề phòng, ngăn ngừa những hành vi lạm dụng quyền tư pháp khi đem ra vận dụng.
Mặc dù vậy, đã và đang xảy ra những việc vi phạm pháp luật tố tụng do các cơ quan tư pháp và viên chức tư pháp gây ra. Đó là các hành vi thiếu khách quan, vô tư khi thực hiện quyền tư pháp. Những việc khởi tô’, điều tra, áp dụng biện pháp cưỡng chê’ như bắt giữ, bắt giam, khám người, khám nhà trái pháp luật, những vụ xét xử oan, sai do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kém hoặc do nguyên nhân thoái Japá, biến chất của một số viên chức tư pháp gây ra đã được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã được nói đến trong các văn kiện chính thức của Đảng, của Nhà nước.
Để ngăn ngừa và loại trừ những thái độ, quan điểm, hành vi thiếu khách quan khi thực hiện quyền tư pháp, Nhà nước cũng đã đặt các cơ quan, viên chức tư pháp dưới sự thanh tra, kiểm’tra của Nhà nước, của nội bộ ngành. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ.
Để bảo đảm được tính khách quan, vô tư trong thực hiện quyền tư pháp thì việc thực hiện các quyền tư pháp của các cơ quan viên chức tư pháp còn phải được đặt dưới sự theo dõi, giám sát của khách quan, tức là của quần chúng nhân dân, đặc biệt là của các tổ chức phi chính phủ có nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật. Sự kiểm tra, giám sát của nhân dân tức của “trăm tai, nghìn mắt” là vô cùng quan trọng. Nhưng để bảo đảm tính chính xác, kịp thời trong kiểm tra, thanh tra hoạt động tố tụng của các cơ quan, viên chức tư pháp thì những người thực hiện việc theo dõi, giám sát đó phải có trình độ chuyên môn sâu về pháp luật. Hoạt động của họ phải theo sát từng bước, từng hành vi của cả quá trình tố tụng mới có được những tác động kịp thời. Hoạt động của các tổ chức bổ trỢ tư pháp chính là hoạt động bảo đảm được các yêu cầu này của sự nghiệp đấu tranh bảo vệ công lý. Chính việc thực hiện một cách rộng rãi, đúng đắn hoạt động bổ trỢ tư pháp sẽ có tác dụng làm cho cơ quan, viên chức tư pháp nhất thiết phải hội đủ cơ sở pháp lý và lý do cụ thể để áp dụng các quyền tư pháp đã được quy định trong các luật tố tụng, luật hình sự, luật dân sự, luật lao động và các luật có liên quan khác.
Nhân dân và những người tham gia tố tụng sẽ có sự tin tưởng nhiều hơn vào tính khách quan trong thực hiện các quyền tư pháp khi các hoạt động bổ trợ tư pháp do các tổ chức phi chính phủ có trình độ chuyên môn pháp lý cao đảm nhiệm.
Chính vì lý do này mà về nguyên tắc, một số các tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp phải là tổ chức và hoạt động phi chính phủ, xã hội hóa để tránh rơi vào tình trạng như dân gian thường nói “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Tổ chức Luật sư của LVN Group phải là tổ chức nghề nghiệp tự do. Hoạt động của giám định, hoạt động “công chứng” phải nên chuyển dần là hoạt động chủ yếu của các tổ chức phi chính phủ.
Ở Việt Nam, tổ chức và hoạt động của giám định tư pháp vẫn còn là tổ chức và hoạt động của ngành công an, tức thuộc ngành hành pháp. Tổ chức và hoạt động công chứng vẫn nằm dưới sự quản lý và điều hành của Bộ, sở Tư pháp. Sở dĩ ở Việt Nam còn tồn tại tình trạng này là vì ngoài nguyên nhân về nhận thức, quan điểm còn có nguyên nhân và đặc thù về điều kiện lịch sử nhất định. Việc đặt các tổ chức và hoạt động giám định tư pháp và công chứng lệ thuộc vào sự quản lý, điều hành của cơ quan hành pháp, của cơ quan tư pháp đã bộc lộ một số những bất cập trong đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tình trạng này cũng có thể là một trong những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh sai sót trong đấu tranh xác lập và bảo vệ công lý. Vì vậy, ở Việt Nam đang có chủ trương xã hội hoá hoạt động của công chứng, hoạt động của giám định tư pháp để bảo đảm tính khách quan trong hoạt động tố tụng.
2.2. Quan hệ giữa hoạt động bổ trợ tư pháp được tiến hành theo nguyên tắc đối biện, chứng minh và chứng minh ngược lại
Quan hệ giữa hoạt động bổ trợ tư pháp với hoạt động tố tụng của các cơ quan và viên chức tư pháp được tiến hành theo nguyên tắc đối biện, chứng minh và chứng minh ngược lại
Đối biện là sự biện luận và phản biện luận, còn được gọi là sự chứng minh và chứng minh ngược lại.
Các hoạt động của cơ quan và viên chức tư pháp là điểu rất cần thiết đôi vối công cuộc đấu tranh để bảo vệ an ninh Tổ quốc và an toàn xã hội. Mặt khác, việc áp dụng các quyền tư pháp sẽ không tránh khỏi sự đụng chạm đến sinh mạng chính trị và các quyền, quyền lợi của những người có liên quan. Do vậy, như đã trình bày ở trên, việc áp dụng các quyền tư pháp để điều tra, truy tô’, xét xử các vụ án, trong mọi hoàn cảnh, trong mọi trường hợp đều phải hội tụ đủ lý do và căn cứ pháp lý rõ ràng.
Trong mọi hoàn cảnh, trường hợp, người công dân khi bị khởi tố, bị kiện đều có quyền được biết rằng họ bị khối tố về tội gì? Họ bị kiện vì những lý do như thế nào? Nếu họ bị bắt, bị giữ, bị khám nhà, khám đồ vật, bị xử phạt, V.V., thì họ cũng được quyền đòi hỏi cơ quan, viên chức tiến hành tố tụng phải có lệnh bằng văn bản do cơ quan và người có thẩm quyền ký, hội đủ các điều kiện và làm đúng trình tự thủ tục do pháp luật quy định.
Đối với các vụ án hình sự, việc chứng minh về các tình tiết của vụ án là thuộc trách nhiệm của cơ quan điểu tra, của Viện kiểm sát và của Tòa án. Bị can, bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của họ. Đối với các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính; việc cung cấp chứng cứ là thuộc trách nhiệm của các bên tham gia tố tụng nhưng việc cơ quan tư pháp chấp nhận hoặc bác bỏ các chứng cứ của bất cứ ai trong các bên đương sự đưa ra cũng phải có căn cứ và luận cứ pháp lý rõ ràng.
Chừng nào mà tội (trong các vụ án hình sự) và lỗi (trong các vụ án dân sự, lao động, kinh tế…) chưa có chứng cứ để chứng minh thì bị cáo được coi là người vô tội, bị đơn được coi là người không có lỗi. Đây là một trong những nguyên tắc bảo đảm công lý, là một trong những biện pháp nhằm ngăn ngừa những hành vi lạm dụng quyền tư pháp để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Việc xác minh được sự thật trong các tình tiết của vụ án, việc đánh giá được đầy đủ và đúng đắn các chứng cứ hoàn toàn không phải là việc đơn giản, dễ dàng. Trong nhiều trường hợp phải trải qua việc nghiên cứu, xét hỏi công phu mới xác định được. Các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không thể tùỵ tiện áp đặt ý kiến của mình. Trái lại, mọi tình tiết, mọi chứng cứ phải được xem xét, đánh giá thông qua sự biện luận và phản biện luận, thông qua việc chứng minh và chứng minh ngược lại.
Do đó, pháp luật tố tụng bảo đảm cho bị cáo và những người bảo vệ quyền cho họ, các bên trong các vụ án dân sự, kinh tế, hành chính, lao động được quyền đưa ra những lý lẽ, những bằng chứng ngược lại vối những lập luận, những chứng cứ do cơ quan điều tra đã thu thập được, hoặc do cơ quan kiểm sát đưa ra. Các bên còn có những quyền được yêu cầu tiến hành giám định lại kết quả giám định đã được đưa ra trưốc Toà, được quyền yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, được quyền đối chất, …
Pháp luật tố tụng cho các bên tham gia tố tụng có nhiều quyền. Nhưng việc sử dụng các quyền đó rất tùy thuộc vào trình độ hiểu biết và trạng thái tâm lý của họ. Chính vì những hạn chế này mà pháp luật tố tụng cho phép các bên tham gia tố tụng được nhờ Luật sư của LVN Group và những người khác bảo vệ quyền lợi cho họ. Những người bảo vệ quyền lợi cho các bên đương sự có quyền tranh luận và bác bỏ những lập luận buộc tội của cơ quan điều tra, của Viện kiểm sát… Trong quá trình thực hiện công tác điều tra xác minh vụ việc cũng như trong quá trình tiến hành xét xử tại tòa, các cơ quan tiến hành tố tụng không được hạn chế quyền phát biểu, quyền đưa ra yêu cầu, quyền kiến nghị, quyền tranh luận của những Luật sư của LVN Group, của người bảo vệ quyền lợi cho các bên đương sự nếu như lời phát biểu của họ không vi phạm quy định của pháp luật, không vượt ra ngoài phạm vi nội dung của vụ án.
Biện luận, phản biện luận, chứhg minh và chứng minh ngược lại là phương pháp tìm kiếm, xác minh sự thật, là nguyên tắc quan hệ giữa hoạt động bổ trợ tư pháp với hoạt động tư pháp. Nói rộng hơn, nó là một dạng của việc ứng dụng phép biện chứng, một cách làm việc khoa học của xã hội văn minh hiện đại. Những ai còn mang nặng hệ tư tưỏng phong kiến thì họ khó chấp nhận phương pháp đồng thời là nguyên tắc làm việc này.
Giá trị của biện luận, phản biện luận, chứng minh và chứng minh ngược lại không bắt nguồn từ chỗ nó được ai đưa ra. Giá trị của biện luận, phản biện luận, chứng minh và chứng minh ngược lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự phù hợp của nó với sự thật khách quan, với quy định của luật pháp. Cơ quan, viên chức tư pháp cũng như người tham gia tô’ tụng – bất cứ ai chứng minh được sự phù hợp vối sự thật khách quan, vởi quy định của pháp luật đều phải được chấp nhận.
Các cặp phạm trù của lôgic học, triết học, được áp dụng rộng rãi trong quan hệ giữa bổ trợ tư pháp với tư pháp là:
+ Khẳng định sự phủ định là sự phủ định
+ Phủ định sự khẳng định là sự phủ định
+ Khẳng định sự khẳng định là sự khẳng định
+ Phủ định sự phủ định là sự khẳng định.
Vận dụng vào lĩnh vực tư pháp thì những điều này có nghĩa là:
+ Khẳng định việc không có tội (lỗi) là không phạm tội (lỗi)
+ Phủ định việc phạm tội (lỗi) là không phạm tội (lỗi) + Khẳng định việc có tội (lỗi) là có phạm tội (lỗi) + Phủ định việc không có tội (lỗi) là có phạm tội (lỗi). Việc áp dụng đúng đắn và rộng rãi các hình thức biện luận và phản biện luận, chứng minh và chứng minh ngược lại trong quá trình điều tra, xét xử vụ án thường dẫn đến kết quả rất tốt là các quyết định của cơ quan tư pháp, đểu có sức thuyết phục cao. Tính tâm phục, khẩu phục trong các phán quyết của bản án, các quyết định của cơ quan tư pháp được đông đảo quần chúng chấp nhận. Hiệu lực của quyền tư pháp do vậy được phát huy tác dụng ngày càng cao.
Ngược lại, nếu nguyên tắc đối biện, chứng minh và chứng minh ngược lại không được tôn trọng, Luật sư của LVN Group nói chỉ để Luật sư của LVN Group nghe, các cơ quan tư pháp thiên về sử dụng tính áp đặt trong điều tra, truy tố, xét xử thì đó là một trong những nguyên nhân phát sinh khiếu kiện ngày càng nhiều trong nhân dân. Chính vì vậy, theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQTW, việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên Tòa. Trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định. Hiện nay trong ngành Tòa án, nhiều nơi đang cố gắng tiến hành các phiên Tòa, được gọi là các “phiên Tòa mẫu” theo hưóng mà Nghị quyết số 08/NQTW đã nêu ra.
2.3. Tổ chức, hoạt động bổ trợ tư pháp và tô chức, hoạt động tư pháp song song cùng tồn tại và phát triển
Để bảo vệ nghiêm kỷ cương, phép nước thì tất cả những ai đã có hành vi vi phạm pháp luật đểu phải bị khởi tố để tiến hành điều tra, đều phải bị xử phạt tương xứng với tính chất nguy hiểm, hậu quả của họ đã gây ra cho xã hội. Đó là nguyên tắc bảo vệ cuộc sống, bảo vệ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng quốc gia, dân tộc.
Nhưng ở một phương diện khác, không một công dân nào bị xử phạt, bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế, các chế tài mà họ không được biết lý do, không được quyển bằo chữa, biện minh cho những hành vi của họ. Chừng nào cơ quan tư pháp chưa chứng minh được lỗi của bị cáo thì người đó được coi là người vô tội. Các biện pháp cưỡng chế đã áp dụng đốì với họ phải được huỷ bỏ. về mặt lý thuyết, chính đây là một trong những khác biệt về thực thi quyền tư pháp củạ Nhà nước pháp quyền so vổi việc thực thi quyền tư pháp của Nhà nước “thần quyền” và “vương quyền”.
Đối với Nhà nước pháp quyền, việc coi trọng tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho bên tiến hành tố tụng cũng như bên tham gia tố tụng:
– Nếu các chứng cứ buộc tội, việc vận dụng các điều luật để làm căn cứ cho các quyết định thực hiện quyền tư pháp của cơ quan điều tra, của Viện kiểm sát, của Tòa án, không đứng vững trước những lý lẽ biện luận, chứng minh của hoạt động bổ trợ tư pháp, thì có nghĩa là các quyết định đó không phù hợp với sự thật khách quan và thiếu căn cứ pháp lý. Trong trường hợp đó, cơ quan tư pháp buộc phải thay đổi hoặc phải huỷ bỏ các quyết định, phán quyết đã có. Những oan, sai trong thực hiện quyền tư pháp được loại trừ. Uy tín của cơ quan tư pháp không vì vậy mà giảm sút. Cơ quan tư pháp đã đứng về phía công lý mà từ bỏ các kết luận không phù hợp với chứng cứ khách quan. Quyền lực tư pháp được tăng cường và đề cao.
– Pháp luật đã cho các bên tham gia tố tụng được áp dụng những biện pháp như cung cấp chứng cứ, yêu cầu giám định, kể cả việc biện luận và chứng minh để bác bỏ những chứng cứ, lập luận của các cơ quan Tư pháp. Nhưng mỗi khi các bên tham gia tô’ tụng và những người bảo vệ quyển lợi cho họ vẫn không phản bác được sự thật và các chứng cứ, các lập luận của cơ quan Tư pháp đưa ra thì điều đó có nghĩa là quyết định, phán quyết của cơ quan Tư pháp phù hợp với sự thật và có cơ sở pháp lý rõ ràng. Trong trường hợp đó, quyết định, phán quyết của Tòa án sẽ có sức thuyết phục và tính giáo dục cao. Công lý được xác lập. Không ai có thể dùng tiền bạc để lũng đoạn công lý. Không một thế lực nào có thể làm lệch “cán cân công lý”.
Trong cả hai trường hợp, với sự có mặt của hoạt động bổ trợ tư pháp, công lý sẽ có điều kiện để thực hiện và chứng minh sự hiện diện của mình trong xã hội. Hiệu lực quản lý của Nhà nước nói chung, quyền lực tư pháp nói riêng, dân quyền, và các quyền dân chủ của công dân, nhân quyền đều được bảo vệ.
Hoạt động bổ trợ tư pháp được quan tâm mỏ rộng và ngày càng có tác dụng thì nó sẽ đem lại nhiều lợi ích không phải chỉ cho một phía, tức là cho những người mà nó bảo vệ mà còn đem lại nhiều lợi ích to lớn cho sự quản lý của Nhà nưốc nữa.
Vì vậy, tổ chức, hoạt động bô trợ tư pháp song song tồn tại vối tổ chức, hoạt động tư pháp là một trong những nguyên tắc, một trong những cơ chế vận hành tôì ưu nhất trong đấu tranh để bảo vệ công lý. Có tổ chức và hoạt động tư pháp mà không có tổ chức, hoạt động bổ trợ tư pháp thì đó là Nhà nước chưa phải là Nhà nước pháp quyền.
Tuy nhiên, có tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp nhưng ít đước Nhà nưốc quan tâm, khuyến khích giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, không được các cơ quan và viên chức tư pháp tôn trọng thì việc điều tra, truy tố, xét xử khó bảo đảm được tính khách quan. Những viên chức tư pháp thoái hoá, biến chất càng có điều kiện để lạm dụng, lợi dụng quyền tư pháp để đổi trắng thay đen gây nên nhiều bức xúc về công lý trong xã hội.
Do vậy, sự song song tồn tại và phát triển một cách cân đôì, hài hòa giữa tư pháp vởi bổ trợ tư pháp là một đặc điểm nổi bật, một quy luật cần phải được tôn trọng trong cả quá trình tồn tại, phát triển của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Không thể có cái này mà không có cái kia. Uy tín và hiệu quả hoạt động của bổ trợ tư pháp phát triển đồng đều vổi uy tín và hiệu quả hoạt động của tư pháp. Nếu hoạt động của bổ trợ tư pháp kém tác dụng thì cũng sẽ dẫn đến hậu quả hoạt động tư pháp phạm phải nhiều sai lầm. Cải cách tư pháp phải gắn liền với đổi mới bổ trợ tư pháp thì cải cách mới đạt được kết quả. Động cơ càng khỏe, càng đòi hỏi phải có hệ thống phanh hãm nhạy cảm và đủ uy lực. Ví dụ này tuy có sự khập khiễng nhưng có thể dùng nó để xác định mốì quan hệ hữu cơ giữa tư pháp với bổ trợ tư pháp.
Những viên chức tư pháp giỏi và có công tâm cao bao giờ cũng mong muốn có sự đối mặt với những Luật sư của LVN Group giỏi. Họ không có thái độ né tránh hoặc gây khó dễ cho hoạt động bổ trợ tư pháp. Họ không e ngại cái gọi là sự “vạch lá tìm sâu” của hoạt động này. Những cán bộ điều tra, những uỷ viên công tố, những thẩm phán có đạo đức nghề nghiệp cao thường rất tôn trọng và tạo điều kiện dễ dàng cho hoạt động bổ trợ tư pháp. Họ coi hoạt động bổ trợ tư pháp sẽ giúp cho họ tránh khỏi những sai lầm trong thực hiện quyền tư pháp, làm cho các quyết định tư pháp của họ có giá trị thuyết phục và giáo dục cao. Việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động bổ trợ tư pháp sẽ góp phần rất lớn vào việc nâng cao năng lực, trình độ của viên chức tư pháp và hiệu lực, quyền lực của quyền Tư pháp.
2.4. Hoạt động bổ trự tư pháp mang tính nghề nghiệp chuyên sâu, tính chính trị – xã hội sâu sắc
Để có thể chứng minh được hành vi này, hành vi kia trái pháp luật hoặc không trái pháp luật, có phạm tội hay không phạm tội, nếu phạm tội thì đó là tội gì, người phạm tội phải được lượng hình theo khung hình phạt nào, hoặc để xem xét những đòi hỏi của nguyên đơn dân sự trong các vụ tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, …, có hợp pháp hay không, mức đòi hỏi của nguyên đơn có thoả đáng hay không thì người Luật sư của LVN Group, luật gia tham gia tranh tụng tại Tòa cần phải có vốn kiến thức pháp luật chuyên sâu, có kinh nghiệm vận dụng pháp luật, kinh nghiêm tranh tụng giỏi mới thực hiện tốt nhiệm vụ.
Cũng như vậy, để kết luận được việc này, việc kia là . giả hay thật, người này, người kia có mắc bệnh tâm thần hay không; để có thể kết luận được nguyên nhân của các vụ tai nạn, mức độ thương tật; để có thể kết luận được chính xác về các dấu vết còn lại trên tử thi, trên hiện trường, …, đòi hỏi người tiến hành giám định tư pháp phải có trình độ khoa học chuyên sâu liên quan đến đối tượng được yêu cầu giám định mới có thể đưa ra những kết luận chính xác được.
Các biện luận của Luật sư của LVN Group, các kết luận của giám định viên, các việc chứng thực, chứng nhận của công chứng viên trong mọi trường hợp đểu đòi hỏi có luận cứ khoa học, luận cứ pháp lý rõ ràng, vững chắc, phải phù hợp với sự thật khách quan. Hoạt động bổ trợ tư pháp mang tính nghề nghiệp chuyên sâu là bởi những lý do này.
Để có thể trở thành Luật sư của LVN Group, giám định viên, công chứng viên, những người hành nghề chuyên nghiệp trong các lĩnh vực này phải được đào tạo chuyên sâu tại các trường đại học. Sau tốt nghiệp đại học họ còn phải trải qua thời gian tập sự. Sau đó, họ phải trải qua các kỳ thi quốc gia. Người nào thi đỗ mới được cấp bằng, chứng chỉ hành nghề.
Hoạt động bổ trợ tư pháp có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến vấn đề đấu tranh để bảo vệ công lý trong xã hội. Đến lượt nó, công lý lại có tác động lốn không những đến sự nghiệp đấu tranh bảo vệ kỷ cương, phép nước mà còn có những ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển sản xuất, đến việc cổ vũ động viên tinh thần hăng say trong sản xuất, lao động của quần chúng nhân dân. Công lý bị vi phạm sẽ làm cho lòng dân không yên và gây ra nhiều bức xúc trong xã hội.
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, nhân dân thường hy vọng, thường đặt niềm tin lốn vào hoạt động của bổ trợ tư pháp trong đấu tranh bảo vệ công lý, trong đấu tranh bảo vệ sự trong sạch của bộ máy và hàng ngũ viên chức các cơ quan tư pháp. Vì vậy, việc đấu tranh cho công lý của hoạt động bổ trợ tư pháp mang tính nghề nghiệp chuyên sâu, tính chính trị – xã hội hết sức sâu sắc.
2.5. Hoạt động bổ trợ tư pháp chịu sự điểu chỉnh bởi các quy phạm đạo đức hành nghề, trách nhiệm pháp lý nặng nề
Với bất cứ nghề gì, người hành nghề đều phải chịu sự điều chỉnh bởi những quy phạm đạo đức hành nghề, phải chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nưốc và trước đôì tượng phục vụ của mình.
Trong xã hội văn minh, đối với mọi loại ngành, nghề, từ loại đơn giản chỉ sử dụng cơ bắp, đến loại phải có trí tuệ uyên thâm, đều đòi hỏi phải có những quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhất định. Người tuân thủ nghiêm những quy tắc đạo đức hành nghề là những người gặt hái được nhiều thành công, về phía Nhà nưỡc, các cơ quan có thẩm quyển, trách nhiệm cũng phải thường xuyên chăm lo đến việc khuyến khích, động viên khen thưởng kịp thời và xứng đáng những người, nnưng việc thể hiện sự tuân thủ nghiêm đạo đức hành nghề. Mặt khác, Nhà nước cũng phải hết sức nghiêm khắc trong việc xử lý những hành vi lừa đảo, những hành vi chụp giật trong khi hành nghề của những người thiếu lương tâm.
Hoạt động của bổ trợ tư pháp, là hoạt động liên qua! trực tiêp đến việc giữ vững kỷ cương, phép nước, đến việc bảo vệ và tôn trọng nhân phẩm, danh dự và những quyền lợi ích thiết thực của công dân, đặc biệt là đối với các quyền cơ bản của con người như quyền được sống, quyển tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Các tiêu chí về đạo đức hành nghề, các trách nhiệm pháp lý của những người hoạt động bổ trợ tư pháp phải được quy định hết sức rõ ràng và duy trì nghiêm.
Ở Việt Nam, cũng như nhiều nước trên thế giới, hoạt động của Luật sư của LVN Group được xã hội rất coi trọng. Đã từ lâu, nghề Luật sư của LVN Group là một nghề được nhân dân quý trọng. Bởi đó là một nghề mà mục đích của nó là đấu tranh bảo vệ công lý, một nghề lấy việc bênh vực, bảo vệ cho những người yếu thế, một nghề lấy việc giúp đỡ những người kém hiểu biết về mặt pháp luật làm mục đích chính của người hành nghề. Việc làm của ông bà Luật sư của LVN Group LôdơBai – người Anh trong việc giúp đỡ Lãnh tụ Cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốc thoát khỏi mưu hại của chính quyền thực dân Pháp, việc làm của một số Luật sư của LVN Group người Việt thời Pháp thuộc trong việc bảo vệ các chiến sỹ cộng sản trước các tòa án thực dân là những hình ảnh tốt đẹp về hoạt động của Luật sư của LVN Group còn lưu giữ khá đậm nét trong tâm trí người dân Việt Nam.
Vì vậy, trước khi chọn nghề Luật sư của LVN Group, nghề giám định, nghề công chứng, người Luật sư của LVN Group tương lai, giám định viên tương lai, công chứng viên tương lai, ngoài việc dốc sức học tập tìm hiểu để có được trình độ chuyên môn cao, còn phải biết tự ghép mình trong khuôn khổ chặt chẽ của sự tự rèn luyện thường xuyên, phải hết sức khắt khe với chính mình trong việc tuân thủ đạo đức hành nghề cùng mọi quy định của pháp luật.
Vì vậy, ở khá nhiều nước, dư luận xã hội, các tổ chức đoàn thể nghề nghiệp và Nhà nước đều có thái độ xử lý hết sức nghiêm khắc đối với các vi phạm. Những điều tra viên, uỷ viên công tố, thẩm phán, Luật sư của LVN Group, công chứng viên, giám định viên vi phạm đạo đức hành nghề dù chỉ một lần cũng lập tức bị xử lý bằng hình thức thu hồi giấy phép hành nghề, bãi nhiệm chức vụ.
Trong ngành tư pháp và hoạt động bổ trợ tư pháp không có chỗ cho những người nhận của hối lộ, những người vì tiền bạc mà làm lệch cán cân công lý. Không ai gây tác hại nhiều đến uy tín của Đảng, của Nhà nưổc, đến quyển lực tư pháp Nhà nước Cách mạng Việt Nam bằng sự tha hoá của các viên chức, cán bộ trong ngành tư pháp và bổ trợ tư pháp.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về nội dung “Phân tích đặc điểm của hoạt động bổ trợ tư pháp”.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập)