1. Khái quát về kết hôn trái pháp luật

Quan hệ hôn nhân gia đình là một quan hệ mà trong đó hai chủ thể nam và nữ xác lập quan hệ với nhau. Quan hệ này phát triển một cách tự nhiên giúp đảm bảo sinh tồn và phát triển xã hội, qua nhiều thời kỳ, giai đoạn lịch sử quan hệ hôn nhân gia đình và đặc biệt trong đó là quyền kết hôn dần dần bị điều chỉnh bởi các quy tắc, từ những tập quán dần dần trở thành những luật lệ và theo đó kết hôn trở thành một sự kiện pháp lý mà được tiến hành tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ. Sự kiện pháp lý này chỉ được coi là hợp pháp khi hai bên nam nữ tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Hiện nay, theo luật hôn nhân gia đình hiện hành thì điều kiện kết hôn được quy định tại điều 8 là:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy có thể thấy rằng việc kết hôn trái pháp luật là khi mà việc kết hôn đó vi phạm các điều kiện trên. Có thể thấy trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy đinh rất rõ ràng về các trường hợp bị coi là kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan  hệ vợ chồng không có đăng ký kết hôn hoặc có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định, cụ thể là vi phạm một trong những điều kiện sau: vi phạm điều kiện về độ tuổi; vi phạm điều kiện về yếu tố tự nguyện; thuộc các trường hợp cấm kết hôn; vi phạm các điệu kiện về đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

2. Các trường hợp kết hôn trái pháp luật

2.1 Vi phạm về độ tuổi

Độ tuổi kết hôn được xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học và cơ sở xã hội, căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lí của con người,… nên pháp luật của các quốc gia trên thế giới quy định về độ tuổi tối thiểu để kết hôn khác nhau. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, điều kiện kinh tế phát triển đáng kể, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, vì thế độ tuổi dậy thì đối với trẻ em trai và trẻ em gái đã có những thay đổi nhất định. Vì vậy việc quy định về độ tuổi kết hôn là rất quan trọng nếu không quy định phù hợp sẽ dẫn đến xu hướng, chưa đến tuổi kết hôn luật định,  đã có quan hệ tình yêu vượt quá giới hạn. Nhiều trường hợp, ở vào tình trạng phải làm bố, làm mẹ ngoài ý muốn, do đó, phải “cưới chạy, cưới chui”, kéo theo rất nhiều hệ lụy, tác động tiêu cực tới đời sống hôn nhân và gia đình. 
Theo điểm a, khoản 1, điều 8 luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên thì mới thỏa mãn điều kiện cần để kết hôn. Việc quy định về độ tuổi kết hôn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đảm bảo sức khỏe cũng như việc nhận thức về trách nhiệm của người vợ, người chồng hay tiến xa hơn là trách nhiệm của người làm bố làm mẹ. Đồng thời, qua đó cũng đảm bảo sức khỏe cho con cái, đảm bảo cho chúng được giáo dục toàn diện. 

2.2 Vi phạm về sự tự nguyện của hai bên

Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, đây là chìa khóa dẫn đến hôn nhân là sự liên kết gắn bó lâu dài giữa hai bên nhằm xây dựng tổ ấm gia đình, nuôi dạy con cái, không bên nào được ép buộc lừa dối, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở việc kết hôn. VÌ vạy đển đảm bảo lợi ích cảu vợ chồng, con cái, đẩm bảo hôn nhân bền vững thì pháp luật quy định các trường hợp sau đây sẽ bị coi là vi phạm điều kiện kết hôn tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Một bên ép buộc nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn : (ví dụ: đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất…) Một bên lừa dối để kết hôn nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn: (Ví dụ: có những hành động hoặc lời nói để che đậy sự thật về nhân cách hoặc lý lịch xấu như không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu…)  Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ: (ví dụ: bố mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau…).Vi phạm điều kiện về sự tự nguyễn xảy ra nhiều ở dân tộc thiểu số bởi các thủ tục lạc hậu đặc biệt là hủ tục cướp vợ hiện đang bị dư luận, xã hội lên án gay gắt thời gian gần đây không chỉ vi phạm về kết hôn mà hủ tục này còn xâm hại quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

2.3 Vi phạm về kết hôn với người không có năng lực hành vi dân sự

 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự, những người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình mà Toà án đã ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Theo đó, những người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự sẽ không đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Khi bị mất năng lực hành vi dân sự, họ sẽ không thể điều chỉnh được hành vi của mình cũng như đã không đáp ứng được điều kiện về sự tự nguyện ở trên. Đồng thời, sau khi kết hôn nam, nữ phải thực hiện nghĩa vụ với vợ, chồng và con cái, nên nếu họ kết hôn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của những người liên quan.
Tóm lại, các trường hợp kết hôn trái pháp luật là các trường hợp vi phạm về điều kiện kết hôn được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 điều 8 luật hôn nhân gia đình năm 2014 như: điều kiện về độ tuổi kết hôn, sự tự nguyện của nam và nữ, điều kiện về năng lực hành vi.
Ngoài những điều kiện trên ra thì tại điểm d khoản 1 luật hôn nhân gia đình năm 2014 còn quy định về các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. Mà khi kết hôn thuộc vào các trường hợp cấm này cũng được coi là kết hôn trái pháp luật. Đó là

2.4 Kết hôn do giả tạo

Kết hôn do giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà Nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình. Kết hôn là biểu tượng sự liên kết giữa nam và nữ, là tiền đề của cuộc sống gia đình, sinh con, nuôi dưỡng và thực hiện các chức năng xã hội khác. Nhưng hiện nay, nhiều cặp đôi đến với nhau không vì tình cảm hay nói cách khác là lập gia đình mà nhằm mục đích khác như: xuất cảnh, nhập cảnh, nhập quốc tịch,… Như vậy, mặc dù đã kết hôn với nhau trên thực tế những họ lại không sống chung với nhau để tạo thành một gia đình. Việc kết hôn giả tạo gây ra nhiều hệ lụy, khi nó làm mất đi tính chất tốt đẹp của hôn nhân, biến hôn nhân thành phương tiện để hưởng lợi.Trong nhiều trường hợp, việc kết hôn giả bất thành tạo trở ngại pháp lí lớn sau này cho đối tượng kết hôn giả và con cái họ.

2.5 Cấm người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn

Đây là môt trong những nguyên tắc nền tảng của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc một vợ một chồng được quy đinh tại khoản 1 điều 2 luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Do đó, người nào đang có vợ, có chồng mà quan hệ hôn nhân chưa chấm dứt đã kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đã có chồng hoặc đã có vợ mà quan hệ hôn nhân chưa chấm dứt là kết hôn trái pháp luật.
Đây chính là bản chất tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa pháp luật về Hôn nhân và gia đình của nước ta – một nước xã hội chủ nghĩa so với nhà nước phong kiến hoặc tư sản. Hiện nay, tại nhiều vùng miền trên toàn quốc vẫn còn xảy ra hiện tượng người đang có vợ, chồng lại sống chung như vợ, chồng đối với một người khác. Việc sống chung đó có thể lén lút hoặc công khai. Hiện tượng này không chỉ gây ra tan vỡ hôn nhân trong nhiều gia đình mà còn ảnh hưởng nhiều đến chế việc xấy dựng chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ ở nước ta.

2.6 Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời

Xét về mặt khoa học việc cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống để nhằm đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của con cái, sự phát triển bền vững và hạnh phúc của gia đình. Theo kết quả nghiên cứu của ngành khoa học về huyết học và khỏa sát thực tế, những người có quan  hệ huyết thống gần với nhau khi kết hôn và đẻ con thì con sinh ra thường bị bệnh tật và những dị dạng( ví dụ: bệnh câm, điếc, mù màu, bạch tạng,…)
Xét về yếu tố thuần phong mĩ tục và những quy định về chuẩn mực đạo đức, văn hóa theo xã hội Việt Nam, việc kết hôn với người có cùng huyết thống  làm cho các mối quan hệ trong gia đình bị vẩn đục, không lành mạnh vì vậy thì việc cấm những người có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau còn có tác dụng làm lành mạnh các mối quan hệ trong gia đình, phù hợp với đạo đức và truyền thống từ xưa đến nay của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, ở Việt Nam một số dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng núi cao rừng sâu vẫn còn hiện tượng quan hệ cận huyết dẫn tới hệ quả là thoái hóa giống nòi làm ảnh hưởng xấu đến sự tồn vòng của các dân tộc này. Do đó nhà nước cần tích cực vận động tuyên truyền để những dân tộc thiểu số trên lấy người của dân tộc khác hoặc địa phuong khác.
Cấm người là cha nuôi hoặc mẹ nuôi với con nuôi hoặc người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng kết hôn với nhau

2.7 Kết hôn giữa những người cùng giới tính

Tuy việc kết hôn đồng giới đã được nhiều quốc gia chấp nhận nhưng với Việt Nam việc chấp nhận kết hôn đồng giới vẫn còn nhiều vướng mắc về cả những thủ tục pháp lý lẫn thuần phong mĩ tục, chuẩn mực đạo đức xã hội. Ngoài ra, một trong những chức năng không thể thiếu được của gia đình đó chính là chức năng sinh sản. Mà chức năng này chỉ có thể được thực hiện bởi hai chủ thể khác nhau về giới tính. Do đó, pháp luật Việt Nam đã dựa trên căn cứ thực hiện chức năng của gia đình và không thừa nhận kết hôn đồng giới.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình – Công ty luật LVN Group