Mục đích cuối cùng của công tác điều tra tội phạm nói riêng, hoạt động tố tụng nói chung là xác định sự thật vụ án. Xác định sự thật của vụ án vừa là nguyên tắc vừa là mục đích quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, và được Bộ luật TTHS năm 2015 quy định về nguyên tắc…
1. Khái quát
Địa vị pháp lý là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho một chủ thể pháp luật, tạo cho chủ thể đó có khả năng tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì:
Điều 62. Bị hại1. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
2. Đặc điểm của bị hại
Theo như quy định của BLTTHS năm 2015 bị hại có các đặc điểm sau đây: Về chủ thể bị hại bao gồm là cá nhân, pháp nhân, tổ chức; Thiệt hại do tội phạm gây ra được phân chia bao gồm: Cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín. Tuy nhiên, cần lưu ý là hậu quả của sự thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp. Thiệt hại của bị hại phải là đối tượng tác động của tội phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho bị hại. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự. Công dân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận.
Chúng ta cần phân biệt “bị hại” với các khái niệm có nghĩa tương đồng là nạn nhân của tội phạm. Nội dung khái niệm người bị hại có nội hàm hẹp hơn so với khái niệm nạn nhân của tội phạm. Như đã biết, hành vi phạm tội luôn gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự bảo vệ. Để gây ra những thiệt hại cho những quan hệ này, hành vi phạm tội đã tác động gây thiệt hại cho một số cá nhân, tổ chức. Trong khi đó “Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại, gây ra những thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc các quyền, lợi ích hợp pháp khác”[38, tr8]. Như vậy, nạn nhân của tội phạm ngoài cá nhân còn có thể là tổ chức, pháp nhân; thiệt hại của nạn nhân không chỉ về thể chất, về tinh thần, về tài sản mà còn có thể bao hàm những thiệt hại về các quyền và các lợi ích hợp pháp khác, thiệt hại đó có thể bao gồm cả những thiệt hại gián tiếp; hơn nữa nạn nhân chỉ khi tham gia quan hệ pháp luật TTHS mới được xem là bị hại. Với việc xác nhận “bị hại” bao gồm cá nhân và cơ quan, tổ chức đã thể hiện sự cụ thể nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật được coi là nguyên tắc mang tính hiến định, ghi rõ trong Hiến pháp năm 2013 (khoản 1 Điều 16), được cụ thể hóa trong Bộ luật TTHS: bình đẳng giữa chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng ( ví dụ bị hại), bình đẳng về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ, yêu cầu, đề nghị; mọi người tham gia tố tụng đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau…
Với tư cách là người tham gia tố tụng hình sự, ĐVPL của bị hại bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: như đặc điểm của mô hình TTHS thẩm vấn hay tranh tụng, kết hợp giữa mô hình thẩm vấn và mô hình tranh tụng; quan niệm về bị hại trong TTHS; mối tương quan giữa bị hại và các chủ thể khác tham gia TTHS; hệ thống quy định pháp luật về TTHS hiện hành… dẫn đến sự khác biệt giữa ĐVPL của bị hại với những người tham gia tố tụng khác như bị can, bị cáo, người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án, Luật sư của LVN Group, người bào chữa, và các chủ thể tham gia tố tụng khác.
Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể hiểu: ĐVPL của bị hại trong TTHS là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho bị hại, tạo cho bị hại có khả năng tham gia quan hệ pháp luật tố tụng một cách độc lập.
3. Vai trò của bị hại trong tố tụng hình sự
3.1 Vai trò buộc tội
Trước hết, chúng ta cần xác định buộc tội là hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm. Trong TTHS, buộc tội là chức năng chính của Viện kiểm sát khi thực hiện quyền công tố.Tuy nhiên, hiểu rộng ra, trong quá trình xử lí hành vi phạm tội, bị hại trong trường hợp nhất định cũng thể hiện vai trò “buộc tội”.
Trong TTHS một số quốc gia, bên cạnh khái niệm công tố, việc buộc tội nhân danh cá nhân được gọi là tư tố (Liên bang Nga, Trung Quốc, Phần Lan, một số bang của Hoa Kỳ…). thực tế trong quy định Bộ luật TTHS Việt Nam đã có những quy định trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại tạo khả năng và điều kiện cho bị hại được tự do lựa chọn cách giải quyết, hoặc là yêu cầu pháp luật can thiệp hoặc là tự dàn xếp với người đã gây thiệt hại cho mình một cách ổn thoả. Nội dung này được quy định tại khoản 3 Điều 62, Điều 155 của Bộ luật TTHS năm 2015:
Điều 62. Bị hại3. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Bộ luật TTHS năm 2015 quy định cơ chế sử dụng quyền yêu cầu của người bị hại trong khởi tố vụ án hình sự. Khoản 2 Điều 155 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ…”. Như vậy, chức năng buộc tội trong TTHS là chức năng của Viện kiểm sát truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, nhưng quyền buộc tội cá nhân vẫn được tôn trọng ở mức độ nhất định. Pháp luật cho phép sự thể hiện ý chí cá nhân của bị hại trong việc tự giải quyết các sự việc gây thiệt hại cho chính mình trong giới hạn nhất định mà xã hội và cộng đồng có thể chấp nhận được. Trong mức độ nhất định, đây đã thiện vai trò “buộc tội” của bị hại trong TTHS.
3.2 Xác định sự thật vụ án
Mục đích cuối cùng của công tác điều tra tội phạm nói riêng, hoạt động tố tụng nói chung là xác định sự thật vụ án. Xác định sự thật của vụ án vừa là nguyên tắc vừa là mục đích quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, và được Bộ luật TTHS năm 2015 quy định về nguyên tắc xác định sự thật của vụ án tại Điều 15 như sau:
Điều 15. Xác định sự thật của vụ ánTrách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Như vậy, theo quy định này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trong đó: Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm CQĐT, Viện kiểm sát và Toà án; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bao gồm các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư, các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh các nội dung: Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; nguyên nhân và điều kiện phạm tội; những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt và các vấn đề khác có ý nghĩa xác định sự thật vụ án và phục vụ công tác phòng ngừa tội phạm.
Để chứng minh tội phạm, xác định sự thật vụ án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động thu tập chứng cứ theo quy định của Bộ luật TTHS; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án. Với vị trí là người tham gia tố tụng, bị hại có vai trò quan trọng trong việc xác định sự thật vụ án. Điều này thể hiện ở việc cung cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự. Theo quy định tại Điều 86, Bộ luật TTHS năm 2015:
Điều 86. Chứng cứChứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Như vậy, những thông tin, tài liệu, vật chứng mà bị hại cung cấp, đặc biệt lời khai của bị hại có nội dung trình bày về những tình tiết vụ án, quan hệ giữa bị hại và các đối tượng liên quan; quan hệ giữa bị hại và bị can, bị cáo, được thu thập đúng trình tự, thủ tục TTHS. Với vai trò bảo vệ lợi ích cá nhân trong vụ án hình sự thông qua quyền yêu cầu khởi kiện dân sự trong vụ án hình sự là cơ sở quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là cơ quan điều tra, định hướng điều tra; việc bị hại cung cấp những thông tin, tài liệu, tình tiết liên quan giúp cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, khám phá tội phạm, thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ những vấn đề cần chứng minh nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Trong một số trường hợp thông tin, tài liệu, chứng cư, lời khai của bị hại còn là căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
3.3 Xác định thiệt hại do tội phạm gây ra
Bị hại là đối tượng bị hành vi phạm tội của tội phạm gây thiệt hại trực tiếp đến thể chất, tinh thần, tài sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm… cho nên mong muốn được bù đắp thiệt hại do tội phạm gây ra của bị hại là “quyền” chính đáng của bị hại trên cả phương diện tình cảm và pháp luật. Trên thực tế “quyền” này của bị hại không giống nhau: có bị hại mong muốn được bù đắp, bồi thường thiệt hại trên mức thiệt hại thực tế; có bị hại mong muốn bồi thường thiệt hại bằng mức độ thiệt hại thực tế; cá biệt có trường hợp vì cho rằng thiệt hại không đáng kể, “ái ngại” trước hoàn cảnh khó khăn của tội phạm hoặc vì động cơ có tính chất vụ lợi khác, mà bị hại không yêu cầu việc bồi thường thiệt hại. Vì vậy, những thông tin, tài liệu, vật chứng do bị hại cung cấp là căn cứ quan trọng đề xác định thiệt hại do tội phạm gây ra.
Do bị hại trong vụ án hình sự bị hành vi phạm tội gây thiệt hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại nên sẽ tác động đến tâm lí bị hại ở những mức độ khác nhau, chi phối, điều khiển hành vi của bị hại. Đối với những bị hại bị hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm (như trong vụ án hiếp dâm, cưỡng dâm..) hoặc bị hại có những hành vi sai trái về mặt đạo đức, có hành vi vi phạm pháp luật; tâm lí lo sợ bị ảnh hưởng đến địa vị chính trị, hạnh phúc, danh dự của bản thân, gia đình, người thân hoặc của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức khác có liên quan đã làm cho bị hại không thể khai báo, cung cấp thông tin, tài liệu, vật chứng một cách khách quan, đúng đắn, chính xác, toàn diện.Bbị hại có vai trò quan trọng, nhưng không quyết định đến việc xác định thiệt hại. Cơ quan tiến hành tố tụng cần thu thập thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, đánh giá cẩn trọng, chính xác các thông tin, tài liệu, vật chứng từ bị hại cung cấp để xác định tính đúng đắn, khách quan, phù hợp với các tình tiết, tài liệu liên quan vụ án hình sự.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN Group