1. Khái niệm quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác các thuộc tính của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước chủ quyền.
Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ, đất đai là tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nhà nước quản lý đất đai thông qua các quyết định trao quyền sử dụng dưới nhiều hình thức cho các đối tượng nhận quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, người sử dụng đất được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật.
Tuy Luật Đất đai quy định quyền sở hữu thuộc về Nhà nước, nhưng thực chất quyền sử dụng đất cũng bao gồm quyền sở hữu đất đai một cách hợp pháp. Nhà nước không chỉ trao quyền sử dụng mà còn trao quyền định đoạt cho người sử dụng thông qua các hình thức giao dịch đa dạng như: chuyển nhượng, thừa kế, góp vồn, tặng cho, thừa kế, hoặc từ bỏ quyền sử dụng (trả lại cho Nhà nước).
2. Khái niệm tặng cho quyền sử dụng đất
Đất đai với ý nghĩa bao quát là chỉ một miền đất có biên giới nhất định của một quốc gia; với ý nghĩa cụ thể để chỉ một mảnh đất có vị trí, diện tích nhất định mà ta có thể hưởng dụng nó để sinh sống. Trong Từ điển Tiếng Việt giải thích nghĩa của từ “đất đai” có chỗ đồng nghĩa với đất nước, có chỗ nêu kết cấu kiến tạo của đất như “Chất rắn, ở trên đó người và loài động vật đi lại, sinh sống, cây cỏ mọc, đối lập với trời, với biển nước” hay “là khoảng mặt đất tương đối rộng”. Nếu đất đai là khái niệm chung chỉ tài sản thuộc chủ quyền quốc gia thì mảnh đất là một phần của đất đai, là tài sản có thể thuộc quyền sở hữu riêng của các chủ thể và có thể trở thành đôì tượng của giao dịch dân sự, kinh tế, V.V..
Xuất phát từ điều kiện kinh tế – xã hội thời cổ đại, đất đai được coi là tài sản có giá trị nhất do giá trị của đất đai trong cuộc sông nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng. Vối tính ổn định của đất đai về vị trí địa lý và cùng vối các tài sản khác gắn liền với đất đai tạo thành tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong xã hội, mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu. Bởi vậy, đất đai được coi là tài sản có giá trị. Ngoài ra, đất đai còn là một phần, một bộ phận quan trọng nhất, đầu tiên của lãnh thổ quốc gia. Chính vì có đất đai mối có vùng trời, vùng biển, do đó, mọi quyết định vể đất đai phải do cơ quan có quyền lực cao nhất của Nhà nưốc thực hiện. Chế độ, chính sách về đất đai luôn được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nưốc và xã hội. Đất đai là không gian sinh tồn của một quốc gia, một cộng đồng và có vị trí đặc biệt quan trọng đối với từng cá nhân; đôì tượng của giao lưu dân sự, kinh tế chỉ có thể là mảnh đất được xác định bằng diện tích, với kích thước nhất định và tọa lạc tại những vị trí xác định. Với tính ổn định của đất đai về vị trí địa lý và cùng vối các tài sản khác gắn liền vối đất đai tạo thành tư liệu sản xuất quan trọng nhát trong xã hội mà ỏ đó sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu. Bởi vậy, đất đai được coi là tài sản có giá trị. Do đó, mọi quyết định về đất đai phải do cơ quan có quyền lực cao nhất của Nhà nưốc thực hiện. Chế độ, chính sách về đất đai luôn được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước và xã hội.
Pháp luật Việt Nam hiện nay không thừa nhận các hình thức sở hữu khác về đất đai ngoài hình thức sở hữu toàn dân. Đây là sự khác biệt căn bản của pháp luật Việt Nam với các hệ thông pháp luật của các nưốc khác tồn tại nhiều hình thức sở hữu về đất đai. Hiến pháp hiện hành và Luật đất đai hiện hành quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, nhưng Bộ luật dân sự năm trước đây lại quy định Đất đai thuộc sỏ hữu Nhà nước là không thống nhất trong các vãn bản có hiệu lực cao nhất của Nhà nưốc về sỏ hữu đất đai. Đồng thời, về mặt lý luận cơ bản, quyền sở hữu đất và quyển sử dụng đất chưa được làm sáng tỏ. Dưới góc độ quyền sỗ hữu thì quyển sử dụng đất là một loại vật quyển đôì với đất đai, nhưng Bộ luật dân sự lại xác định quyền sử dụng đất là một loại bất động sản. Do đó, “hiện nay trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật viết rằng quyền sử dụng đất là bất động sản đó là một sai lầm rất cơ bản về mặt lý luận.
Mặc dù những quyển của người sử dụng đất có nội dung tương đồng với quyền sở hữu đất đai, nhưng đã bị hạn chế rất nhiều so với quyển sở hữu các loại tài sản khác, bởi vậy đất đai được coi như đốì tượng bị hạn chế trong lưu thông dân sự, kinh tế. Nhà nưốc ta không công nhận quyển sở hữu tư nhân về đất đai. Nhưng Nhà nước công nhận cho người sử dụng đất có các quyền, trong đó có các quyển của chủ sở hữu. Quyền sử dụng đất là một quyền tài sản, quyền này trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kinh tế. Song quyền sử dụng đất mới chỉ được Bộ luật dân sự để cập như một tài sản trong giao lưu dân sự, kinh tế, mà không được đề cập dưới góc độ pháp luật về tài sản như một vật quyền; cho nên, các quy định về quyền sở hữu các tài sản gắn liền vối đất của người không có quyền sử dụng đất được pháp luật quy định không rõ ràng, chưa tạo thành một quy chế riêng biệt. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản đặc biệt. Nếu nghiên cứu quyền sử dụng đất dưối góc độ vật quyền của người không phải là chủ sở hữu đôì với đất thì quyền sử dụng đất có thể có những quyển như quyền thu hoa lợi, quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất.
Nhà nước ta không thừa nhận quyển sở hữu tư nhân về đất đai, nhưng Nhà nước công nhận cho người sử dụng đất có quyền sử dụng đất bao gồm các quyền gần như các quyền của chủ sở hữu. Quyền sử dụng đất là một quyền tài sản, quyển này trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Quyền sử dụng đất là trường hợp đặc biệt, mặc dù là quyền sử dụng nhưng người sử dụng đất có những quyền như quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, tặng cho, thừa kế. Những quyền này theo người viết, thực chất là những quyền của chủ sỏ hữu chứ không phải là quyển sử dụng như tên gọi. Song định đoạt đối vơi quyền sử dụng đất cũng có những đặc thù như việc định đoạt phải thực hiện trong thời hạn sử dụng đất, đúng mục đích, nhìn chung, so với những tài sản khác thì việc định đoạt quyền sử dụng đất có những hạn chế trong những quyền mà người sử dụng đất được phép thực hiện.
Vì vậy, bản chất quyền sử dụng đất ở Việt Nam cũng chưa được làm rõ; Nhà nước là chủ sở hữu đốì vói đất đai, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu của mình bằng cách giao đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất lâu dài, ổn định, họ không phải là chủ sở hữu đối vối đất được giao mà có quyển sử dụng đất, ngoài các quyền của người sử dụng, họ còn có quyền định đoạt như chuyển nhượng, tặng cho… Do đó, quyền sử dụng đất không còn là một quyền năng bình thường mà là một quyền sở hữu hạn chế.
Tặng cho quyền sử dụng đất là một quyền được ghi nhận trong Luật đất đai 2013. “Tặng cho quyền sử dụng đất thực chất củng chỉ là một dạng đặc biệt của chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhưng việc chuyển nhượng này có giá trị thanh toán bằng không”. Tặng cho quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất từ chủ thể này sang chủ thể khác mà không có sự đền bù về mặt vật chất.
Khái niệm về tặng cho quyền sử dụng đất phải được xem xét ở nhiều phương diện khác nhau. Theo phương diện khách quan thì tặng cho quyền sử dụng đất là các quy phạm pháp luật của Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quan hệ tặng cho phát sinh trong quá trình dịch chuyển quyền sử dụng đất giữa các chủ thể vối nhau. Đó là các quy định về điều kiện, nội dung, hình thức của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa bên tặng cho và bên được tặng cho. Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng tặng cho quyển sử dụng đất, trên cơ sở quy định quyền tặng cho quyền sử dụng đất của Luật đất đai hiện hành.
Theo phương diện chủ quan thì tặng cho quyền sử dụng đất là một giao dịch dân sự, trong đó các bên tự trao đổi, thoả thuận với nhau về việc tặng cho quyển sử dụng đất để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định nhằm thoả mãn các nhu cầu sử dụng đất. Sự thoả thuận về việc tặng cho quyền sử dụng đất này là sự thông nhất ý chí giữa bên tặng cho và bên được tặng cho. Theo đó, bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho bên được tặng cho mà không yêu cầu bên được tặng cho trả cho mình bất kỳ lợi ích vật chất nào; còn bên được tặng cho đồng ý nhận quyền sử dụng đất mà bên kia cho tặng. Khi hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực sẽ làm phát sinh quyển và nghĩa vụ của các bên trong việc tặng cho. Như vậy, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không chỉ là sự thoả thuận để dịch chuyển quyền sử dụng đất từ bên tặng cho sang bên được tặng cho mà nó còn là sự thoả thuận để làm phát sinh hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Do đó, trên phương diện chủ quan có thể nêu một cách khái quát về khái niệm tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.
Nếu tặng cho quyền sử dụng đất theo nghĩa chủ quan là một quan hệ tặng cho được hình thành từ sự thoả thuận giữa các bên để thoả mãn nhu cầu sử dụng đất, thì pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất theo nghĩa khách quan là sự quy định và yêu cầu của Nhà nước đôì với các bên trong việc thoả thuận về tặng cho quyền sử dụng đất. Khi các bên thoả thuận tặng cho nhau quyển sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật thì được Nhà nưổc thừa nhận sự thoả thuận đó và hợp đồng tặng cho quyển sử dụng đất có hiệu lực; quyển và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Tặng cho quyền sử dụng đất là một dạng của tặng cho tài sản được quy định như sau: “tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các hên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”. Như vậy, tặng cho quyền sử dụng đất được các nhà làm luật thừa nhận là sự thoả thuận về việc chuyển quyền sử dụng đất giữa bên tặng cho và bên được tặng cho, theo đó, bên tặng cho giao quyền sử dụng đất của mình cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai.
Khái niệm trên đã nêu ra được một số nét đặc trưng của tặng cho quyển sử dụng đất nhưng vẫn chưa đầy đủ.
Vì tặng cho quyền sử dụng đất khi các bên đã thoả thuận và thực hiện theo đúng yêu cầu của pháp luật về đất đai thì được Nhà nước thừa nhận và hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được coi là có hiệu lực, nó là cơ sở pháp lý xác định việc chuyển quyền sử dụng đất từ bên tặng cho sang bên được tặng cho một cách hợp pháp và là một căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của bên được tặng cho, nó còn là một phương tiện pháp lý quan trọng, bảo đảm cho việc dịch chuyển quyển sử dụng đất từ bên tặng cho sang bên được tặng cho nhằm thoả mãn các nhu cầu sử dụng đất, cho nên về phương diện khách quan chưa được khái niệm đề cập.
Do đó, tặng cho quyền sử dụng đất được khái quát như sau: Tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận bằng văn bản hợp đồng giữa bên tặng cho và bên được tặng cho, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu bền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai. Đồng thời, nó còn là một phương tiện pháp lý quan trọng bảo đảm cho việc dịch chuyển quyền sử dụng đất từ bên tặng cho sang bên nhận tặng cho nhằm thoả mãn các nhu cầu về sử dụng đất.
3. Bản chất của tặng cho quyền sử dụng đất
Một khi mà bản chất của quyền sử dụng đất chưa rõ ràng thì bản chất của tặng cho quyền sử dụng đất cũng chưa được làm rõ. Dưới góc độ của Luật đất đai, tặng cho quyền sử dụng đất là một quyền tài sản trong giao lưu dân sự, kinh tê của thị trường bất động sản, Dưới góc độ Luật dân sự, tặng cho quyền sử dụng đất là một loại quyền khác ngoài quyền sở hữu. Quyền tặng cho quyền sử dụng đất là một vật quyền, quyền năng của nó không chỉ do pháp luật xác định mà còn được xác định do ý chí của chủ sở hữu là Nhà nước, nên nó bị hạn chế hơn so với quyền sở hữu.
Về lý luận, nếu đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, có nghĩa là, “tài sản thuộc sở hữu nhà nước (tài sản công) thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản khác mà không phải do Bộ luật dân sự điều chỉnh” . Theo quy định của Luật đất đai hiện hành thì người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất như là một quyền năng của chủ sỏ hữu, đối tượng sử dụng là quyền sử dụng đất là một quyền tài sản trị giá được thành tiền. Quan điểm này là hợp lý vì: “Luật hợp đồng thuộc lĩnh vực luật tư và mang tính điển hình bởi Nhà nước đặt ra, nhằm hướng dẫn, hỗ trợ và bảo vệ cho các quyền lợi của tư nhân và chỉ giới hạn các quyền lợi này”. Do đó, bản chất của tặng cho quyển sử dụng đất là tặng cho quyền tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, nên quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất chỉ do Luật đất đai đều chỉnh, theo quy định của pháp luật hiện hành thì Luật đất đai chỉ quy định nội dung của quyền tặng cho quyền sử dụng đất, còn Bộ luật dân sự quy định hình thức thực hiện quyển tặng cho quyền sử dụng đất thông qua giao dịch là hợp đồng là một bất cập.
Trên thực tế, khi Nhà, nước giao quyền sử dụng đất cho ngưòi sử dụng đất có nghĩa là, Nhà nước giao cho họ một mảnh đất cụ thể theo diện tích đất, thửa đất có vị trí và ranh giới xác định. Người sử dụng đất được sử dụng mảnh đất đó như tài sản của mình, Nhà nước trao cho họ cả quyền định đoạt mảnh đất đó như chuyển nhượng hay tặng cho mảnh đất đó cho người sử dụng đất khác. Do đó, bản chất của tặng cho quyền sử dụng đất trên thực tế là tặng cho đất. Nhà nước chỉ giữ vai trò của chủ sở hữu là giám sát, quản lý việc tặng cho đất mà thôi.
4. Đặc điểm của tặng cho quyền sử dụng đất
Tặng cho quyền sử dụng đất là một loại tặng cho tài sản, do vậy nó cũng có đầy đủ các đặc điểm của tặng cho tài sản. Song, tặng cho quyền sử dụng đất có các điểm đặc trưng như sau:
– Tặng cho quyền sử dụng đất vừa là hợp đồng thực tế, vừa là hợp đồng ưng thuận:
Cũng như các hợp đồng tặng cho tài sản khác, tặng cho quyền sử dụng đất là hợp đồng thực tế, đặc điểm thực tế của hợp đồng được thể hiện khi bên được tặng cho nhận được quyền sử dụng đất từ bên tặng cho chuyển giao theo đúng quy định của pháp luật; tại thòi điểm đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nưốc có thẩm quyền thì bên được tặng cho được coi là nhận được quyền sử dụng đất từ bên tặng cho chuyển giao, khi đó hợp đồng tặng cho mổi có hiệu lực và quyền của bên được tặng cho mới phát sinh. Do đó, mọi thoả thuận về việc tặng cho quyền sử dụng đất đều chưa có hiệu lực khi các bên chưa chuyển giao quyền sử dụng đất cho nhau và chưa đăng ký tại cơ quan nhà nưốc có thẩm quyền.
Đốì với hợp đồng tặng cho tài sản thông thường, khi bên được tặng cho nhận tài sản thì hợp đồng có hiệu lực ngay. Còn đốì vối hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, thì trên thực tế, nhiều khi bên tặng cho mặc dù đã lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất và đã giao đất đó cho bên được tặng cho khai thác, sử dụng nhưng chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất này vẫn chưa có hiệu lực. Trong trường hợp này, tuy bên được tặng cho đã nhận đất, đã khai thác sử dụng đất, nhưng theo quy định của pháp luật thì việc tặng cho này chưa hoàn thành về mặt thủ tục, nên chưa làm phát sinh quyển của bên được tặng cho và chưa được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối vối bên được tặng cho, nên bên tặng cho vẫn có quyền đòi lại quyền sử dụng đất đã giao. Có thể nói tặng, cho quyền sử dụng đất mang tính chất hợp đồng thực tế tương đốì, mà không mang tính chất thực tế tuyệt đối như hợp đồng tặng cho tài sản thông thường và mang tính chất hợp đồng ưng thuận.
– Tặng cho quyền sử dụng đất là hợp đồng đơn vụ:
Đặc điểm này của tặng cho quyền sử dụng đất giông như tặng cho tài sản thông thường. Tính chất đơn vụ trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thể hiện bên được tặng cho quyền sử dụng đất không phải thực hiện một nghĩa vụ gì đối với bên tặng cho quyền sử dụng đất. Trên thực tế, vì quyền sử dụng đất có giá trị kinh tế cao, nên tặng cho quyền sử dụng đất luôn gắn vối các điều kiện là “thực hiện nghĩa vụ” như quan hệ tặng cho quyển sử dụng đất giữa cha mẹ vối con gắn vổi nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng; tặng cho quyền sử dụng đất giữa cá nhân, gia đình vối gia tộc gắn với nghĩa vụ thờ cúng, hương hỏa. Việc thực hiện nghĩa vụ ở đây mang tính chất tình cảm là chủ yếu. Do đó, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện là phổ biến.
– Tặng cho quyền sử dụng đất là hợp đồng không có đền bù:
Bản chất của quan hệ hợp đồng nói chung là một phương tiện để trao đổi các lợi ích vật chất cho nhau nhằm thoả mãn nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng, nhưng hợp đồng tặng cho lại là một phương tiện để giúp đỡ lẫn nhau. Đốì với tặng cho quyền sử dụng đất thì bản chất của nó là các mối quan hệ tình cảm sẵn có giữa các chủ thể. Trên cơ sở của mối quan hệ tình cảm ấy, các chủ thế thiết lập với nhau hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất nhằm giúp đỡ lẫn nhau thoả mãn nhu cầu vể sử dụng đất. Vì vậy, tặng cho quyền sử dụng đất là hợp đồng không có đền bù, được giao kết trên cơ sở tình cảm và tinh thần tương thân, tương ái giữa những người có quan hệ họ hàng thân thuộc hoặc quen biết nhau. Điều này được thể hiện ở chỗ, bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho bên được tặng cho, còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại cho bên tặng cho bất kỳ một lợi ích nào. Đặc điểm này của tặng cho quyền sử dụng đất giống như các hợp đồng tặng cho tài sản thông thường khác; nhưng đây chính là đặc điểm để phân biệt giữa tặng cho quyền sử dụng đất vởi các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất khác, cũng như các hợp đồng dân sự, kinh tế khác như hợp đồng vay tài sản, hợp đồng mua bán tài sản, V.V..
– Tặng cho quyền sử dụng đất chịu sự giám sát và bảo đảm thực hiện bằng Nhà nưởc:
Nhà nước thừa nhận ngựời sử dụng đất hợp pháp có quyền tặng cho người khác quyền sử dụng đất của mình, nhưng phải tuân theo đúng các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật đất đai hiện hành; nếu các bên đã lập hợp đồng và hoàn tất các thủ tục về tặng cho quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực, bên được tặng cho có quyền sử dụng đất. Ngược lại, nếu các bên chưa tiến hành hoàn tất thủ tục hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, thì quyền sử dụng đất đó chưa được chuyển giao cho bên được tặng cho, nên bên được tặng cho chưa được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
Đồng thòi, sự chuyển quyền sử dụng đất thông qua hợp đồng tặng cho quyển sử dụng đất được pháp luật quy định tương đôi chặt chẽ về điều kiện, nội dung và hình thức của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất; thông qua đó, Nhà nước giám sát được sự chuyển quyền sử dụng đất của các chủ thể tặng cho; sự giám sát này thể hiện ở chỗ việc tặng cho quyển sử dụng đất giữa các chủ thể phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực và phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyển; cũng thông qua sự giám sát nấy, Nhà nước theo dõi, kiểm soát được các biến động về việc sử dụng đất, từ đó có các biện pháp quản lý đất đai một cách chặt chẽ, hiệu quả hơn.
5. Vai trò của tặng cho quyên sử dụng đất
Thực tế cho thấy, tặng cho quyền sử dụng đất thường được hình thành trên cơ sở quan hệ tình cảm của con người, nó là phương tiện pháp lý quan trọng để dịch chuyển quyền sử dụng đất từ người này sang người khác, nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng đất vì là hợp đồng không có đền bù. Nếu như đa số các giao dịch dân sự đều mang tính chất trao đổi, nên yếu tố đền bù (bằng tiền hoặc tài sản ngang giá) là một đặc trưng quan trọng và phô biến, thì tặng cho quyền sử dụng đâ’t không nhằm mục đích trao đổi giá trị, nên nó không có tính chất đặc trưng như các hợp đồng dân sự khác, điều này chính là điểm đặc biệt của tặng cho quyền sử dụng đất nói riêng và hợp đồng tặng cho tài sản nói chung. Tặng cho quyền sử dụng đất được hình thành và xây dựng trên cơ sở quan hệ tình cảm giữa con người với nhau, xuất phát từ mối quan hệ tình cảm, con người tặng cho nhau quyền sử dụng đất để khai thác, sử dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu trong sản xuất, kinh doanh và trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, tặng cho quyền sử dụng đất có ý nghĩa to lớn như sau:
– Tặng cho quyền sử dụng đất nâng cao tình đoàn kết và phát huy tinh thần tương thân, tương ái trong nhân dân. Tặng cho quyền sử dụng đất giữa con người với con người thường được phát xuất từ các mối quan hệ tình cảm nhất định, có thê đó là môì quan hệ họ hàng, ruột thịt như ông bà, cha mẹ tặng cho con cháu quyển sử dụng đất để ở, để sản xuất kinh doanh, cũng có thể đó là mốì quan hệ quen biết như bạn bè hoặc những người trong cùng làng, xã tặng cho quyền sử dụng đất cho nhau. Việc tặng cho quyền sử dụng đất này dù được hình thành từ bất kỳ mối quan hệ nào thì nó cũng nhằm giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh và trong sinh hoạt của con người, nó thể hiện tình cảm, tình đoàn kết gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau giữa người vối người trong cuộc sông. Chính vì lẽ đó mà nó có ý nghĩa nhân văn và tính xã hội sâu sắc, nó nâng cao tình đoàn kết và phát huy tinh thần tương thân, tương ái trong nhân dân.
– Tặng cho quyền sử dụng đất còn góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất, kinh doanh. Xuất phát từ thực tế đời sông xã hội, chế định tặng cho quyển sử dụng đất là một trong những bước tiến mổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung, cũng như pháp luật đất đai nói riêng; đồng thời, nó còn có ý nghĩa thiết thực trong thực tế cuộc sông. Tặng cho quyền sử dụng đất được Nhà nưổc thừa nhận còn là một phương tiện pháp lý quan trọng, bảo đảm cho việc dịch chuyển quyển sử dụng đất từ‘người này sang người khác nhằm đáp ứng các nhu cầu trong sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho ngưdi không có nhu cầu sử dụng tặng cho ngưòi khác quyền sử dụng đất để người cọ nhu cầu có thể khai thác, sử dụng đất một cách hợp lý và có hiệu quả. Mặt khác, khi Nhà nước công nhận tặng cho quyển sử dụng đất có hiệu lực, nghĩa là, Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của bên được tặng cho, điều đó sẽ thúc đẩy bên được tặng cho gắn bó hơn với đất đai mà họ được sử dụng. Họ sẽ tích cực đầu tư công sức để cải tạo đất đai, ra sức tăng gia sản xuất hoặc đẩy mạnh kinh doanh trên phần đất của mình. Đồng thời, tặng cho quyền sử dụng đất còn điều phối và thúc đẩy việc sử dụng đất một cách hợp lý và có hiệu quả, góp phần làm cho sản xuất, kinh doanh ngày càng phát triển.