Quyền đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009, theo đó những cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điềuước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Đối với hoạt động tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho cá nhân, MK LAW FIRM hân hạnh đồng hành cùng Ông Nguyễn Ánh Dương trong công cuộc bảo hộ nhãn hiệu cho những sản phẩm của riêng mình

1. Thông tin chủ đơn:

Tên đầy đủ : NGUYỄN ÁNH DƯƠNG

Địa chỈ: Thôn Độc Lập, xã Hợp Lý, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam

2. Thông tin nhãn hiệu:

– Mẫu nhãn hiệu:

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với các sản phẩm lọc nước, bếp nấu

– Mô tả nhãn hiệu:Màu sắc: màu đen, màu trắng

Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần chữ màu đen trên nền màu trắng.

Phần chữ: Là chữ “FUTASI” có màu đen, được viết in hoa, in đậm và không có nghĩa.

Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tổng thể.

Lĩnh vực đăng ký bảo hộ:

Nhóm 11: Thiết bị lọc nước uống; Bếp nấu; Hệ thống và thiết bị nấu nướng; Thiết bị sấy; Đèn; Nồi nấu đa năng. (Tổng 06 sản phẩm)

Số đơn: 4-2018-36770

Ngày nộp đơn: 23/10/2018

Quyết định chấp nhận đơn: 27/11/2018

Công bố trên trang iplib của Cục Sở hữu trí tuệ:

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với các sản phẩm lọc nước, bếp nấu

Trách nhiệm của MK LAW FIRM trong việc thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

– Thực hiện việc tư vấn cho quý khách hàng về quyền lợi khi đăng ký bảo hộ, thủ tục, thời gian giải quyết việc bảo hộ, tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

– Thực hiện soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị giấy tờ, mô tả nhãn hiệu nộp cho Cục SHTT

– Phối hợp theo dõi, phản hồi các công văn thông báo của Cục theo yêu cầu của Qúy khách.

– Tư vấn pháp luật chuyên sâu để nhận định nhãn hiệu có khả năng đăng ký bảo hộ thành công khi đăng ký để có được khuyến nghị tốt nhất khi đăng ký bảo hộ cho quý khách hàng.

– Thông báo về việc nộp đơn sau khi nộp đơn, và các thông báo liên quan khác;

– Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc đăng ký nhãn hiệu;

– Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn

– Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT;

– Bảo vệ quyền lợi của quý khách hàng, tư vấn bảo hộ của quý khách hàng trong suốt quá trình thẩm định đơn cho đến khi được cấp văn bằng bảo hộ.

– Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận)

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn!

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật Sở hữu trí tuệ: 1900.0191

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ