I. PHẦN CHUNG

Nhãn hiệu hàng hóa là gì?

Theo qui định của Myanmar, nhãn hiệu hàng hóa (bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ) là dấu hiệu được sử dụng để xác định hàng hóa và/hoặc dịch vụ do một người cụ thể nào đó sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp.

Các dấu hiệu nào không được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Myanmar?

+ Dấu hiệu trùng lặp với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho cùng hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc có cùng danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ.

+ Dấu hiệu lừa dối hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký của người khác.

+ Dấu hiệu tương tự với huy hiệu hoặc phù hiệu, huân chương, huy chương, cờ, hoặc hình ảnh về bất kỳ quốc gia, thành phố, thị xã, thị trấn, địa điểm, tổ chức đoàn thể, pháp nhân, tổ chức, hoặc cá nhân nào.

+ Dấu hiệu có nội dung bị cấm như vấn đề nhậy cảm mang tính chất xã hội hoặc trái với luật pháp và đạo đức xã hội.

>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số:  1900.0191

Youtube video

Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Gọi:  1900.0191 

Vì sao cần phải đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Myanmar?

Ở Myanmar, việc đăng ký nhãn hiệu không bắt buộc vì nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua sử dụng. Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bảo vệ chủ sở hữu nhãn hiệu chống lại hành vi xâm phạm quyền một cách hữu hiệu. Sau khi đăng ký nhãn hiệu, việc đăng cảnh báo về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trên báo chí ở Myanmar được coi là bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu. Bằng chứng này được chấp nhận trong phiên tòa dân sự và hình sự để chống lại bên thứ ba vi phạm nhãn hiệu. Những nhãn hiệu không đăng ký sẽ không được bảo hộ dự theo cách thức như vậy.

II. THỦ TỤC NỘP ĐƠN

Chủ thể nào có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar?

Bất kỳ cá nhân hay pháp nhân nào có quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đều có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar. Công dân Myanmar và người nước ngoài đều được đối xử như nhau khi đăng ký.

Bạn có thể trực tiếp nộp đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar không?

KHÔNG. Muốn đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar, người nộp đơn nước ngoài phải chỉ định một đại diện Myanmar thay mặt mình thực hiện mọi thủ tục liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu thông qua việc lập Giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền phải được làm theo mẫu do đại diện cung cấp, có đầy đủ chữ ký của người ủy quyền, được công chứng, sau đó được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan lãnh sự quán Myanmar gần nhất.

Các đại diện sở hữu công nghiệp Việt Nam, ví dụ như Văn phòng Luật Sư Phạm và Liên danh có khả năng giúp các doanh nghiệp Việt Nam hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Myanmar và liên lạc với đại diện Myanmar để hoàn tất thủ tục đăng ký.

Để đăng ký nhãn hiệu vào Myanmar phải nộp các tài liệu và thông tin gì?

Người nộp đơn cần cung cấp cho đại diện được ủy quyền đăng ký nhãn hiệu các tài liệu và thông tin sau:

+ Giấy ủy quyền có công chứng của phòng công chứng và sau đó được hợp pháp hóa lãnh sự tại lãnh sự quán Myanmar nơi gần nhất;

+ Bản tuyên thệ về quyền sở hữu đối với nhãn hiệu (làm theo mẫu). Bản tuyên thệ phải có chữ ký và dấu (nếu có) của chủ sở hữu, được công chứng tại cơ quan công chứng, sau đó được hợp pháp hóa lãnh sự tại lãnh sự quán Myanmar nơi gần nhất;

+ 12 mẫu nhãn hiệu;

+ Danh mục sản phầm và/hoặc dịch vụ (không nhất thiết phải phân loại theo phân loại quốc tế);

+ Tên, địa chỉ của người nộp đơn

Lệ phí đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar là bao nhiêu?

+ Phí nộp đơn: 400USD/đơn

+ Phí cấp bằng: 100USD

(Các khoản phí trên bao gồm cả lệ phí nhà nước và phí đại diện)

III. XỬ LÝ ĐƠN

Đơn được xét nghiệm như thế nào?

Cơ quan đăng ký xét nghiệm đơn về hình thức, đồng thời xem xét nhãn hiệu có chứa đựng những dấu hiệu bị cấm đăng ký hay không, hoặc có trùng lặp hay gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đang được sử dụng ở Myanmar hay không.

Thời hạn đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar là bao nhiêu lâu?

Thời hạn đăng ký nhãn hiệu khoảng 4 tuần kể từ ngày nộp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu.

Nhãn hiệu xin đăng ký có được công bố trên công báo để bên thứ ba có cơ hội phản đối không?

KHÔNG. Không có quy định nào về việc cơ quan đăng ký phải công bố nhãn hiệu xin đăng ký trên công báo hay báo chí ở Myanmar. Trong thực tế, việc công bố nhãn hiệu là một thu tục do chủ sở hữu nhãn hiệu tiến hành (sau khi nhãn hiệu được đăng ký) dưới hình thức đăng cảnh báo để tuyên bố quyền sở hữu nhãn hiệu của mình trên các báo chí lớn của Myanmar. Trên cơ sở các thông báo này, nếu bên thứ ba có lý do chính đáng để khẳng định rằng nhãn hiệu mới được đăng ký xâm phạm quyền nhãn hiệu của mình thì có thể khiếu nại ra tòa dân sự hoặc tòa hình sự.

Mặt khác, cơ quan đăng ký sẽ ghi lại những cảnh báo trên báo chí và coi đó là cơ sở để quyết định xem có nhãn hiệu nào trùng lặp hoặc tương tự vừa được đăng ký hoặc sử dụng. Bằng chứng về việc đăng cảnh báo trên báo chí Myanmar được chấp nhận tại tòa dân sự và hình sự.

Nếu một chủ nhãn hiệu khác muốn phản đối một đơn nhãn hiệu ở Myanmar thì làm thế nào?

Không có quy định gì về việc phản đối đơn ở Myanmar. Trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký trước tin rằng đăng ký nhãn hiệu mới vi phạm nhãn hiệu của mình thì có thể kiện ra tòa dân sự hoặc hình sự.

IV. THỜI HẠN BẢO HỘ VÀ GIA HẠN HIỆU LỰC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Thời hạn bảo hộ đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar là bao nhiêu lâu và duy trì hiệu lực như thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar được bảo hộ vô thời hạn. Không có quy định về gia hạn hiệu lực đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar. Tuy nhiên, trong thực tế chủ sở hữu nhãn hiệu thường được khuyên nên đăng thông báo cảnh báo trong đó tuyên bố quyền sở hữu nhãn hiệu của mình trên báo chí Myanmar theo định kỳ từ 3 đến 5 năm một lần để ngầm cảnh báo với công chúng về quyền sở hữu nhãn hiệu của mình, đồng thời coi đó là việc sử dụng nhãn hiệu.

Có thể hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký của người khác không?

Myanmar không quy định về việc hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đã được đăng ký ở Myanmar. Người sử dụng nhãn hiệu trước, không phân biệt đã đăng ký hoặc chưa đăng ký, đều có thể phản đối đăng ký nhãn hiệu của người khác tại tòa án, nhưng phải chứng minh được việc sử dụng trước của mình.

Nếu có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến nhãn hiệu đã đăng ký thì phải làm gì?

Nếu có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến nhãn hiệu đã được đăng ký, ví dụ như đổi tên, địa chỉ của chủ sở hữu hoặc sửa đổi danh mục hàng hóa/ dịch vụ, chủ sở hữu chỉ cần làm một Bản tuyên thệ mới về quyền sở hữu nhãn hiệu trong đó nêu rõ những thay đổi và nộp cho cơ quan đăng ký thông qua đại diện Myanmar. Bản tuyên thệ mới này cũng phải được công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự tại lãnh sự quán Myanmar nơi gần nhất. Khi nộp Bản tuyên thệ mới cần nộp kèm theo Bản tuyên thệ cũ.

Có thể chuyển nhượng hoặc lixăng nhãn hiệu ở Myanmar không?

CÓ. Chủ sở hữu chỉ có thể chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc lixăng nhãn hiệu khi nhãn hiệu đã đăng ký hoặc không đăng ký bảo hộ. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu có thể đăng ký hoặc không đăng ký. Tuy nhiên, chỉ có những hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký mới có hiệu lực pháp lý đối với bên thứ ba.

V. THỰC THI QUYỀN

Khi chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký bị người khác xâm phạm quyền thì phải làm gì?

Khi người chủ nhãn hiệu đã đăng ký phát hiện thấy có nhãn hiệu khác đã được đăng ký hoặc công bố sử dụng trên báo chí hoặc được sử dụng trên thị trường mà trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký của mình tại Myanmar thì có thể kiện ra tòa dân sự hoặc hình sự tại Myanmar. Nguyên đơn phải chứng minh được mình đã sử dụng nhãn hiệu đó tại Myanmar trước khi bị đơn sử dụng. Đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar và/hoặc cảnh báo về quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được đăng trên báo chí ở Myanmar có thể được dùng như bằng chứng sử dụng nhãn hiệu tại tòa án dân sự hoặc hình sự Myanmar.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi: 1900.0191

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:  [email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!

Trân trọng./.

PHÒNG LUẬT SƯ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

——————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. Bảo hộ nhãn hiệu độc quyền;

2. Đăng ký nhãn hiệu độc quyền;

3. Tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;

4. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ;

5. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Singapore;

6. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại EU;