Kính chào Quý công ty, chúng tôi là một doanh nghiệp tại thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. chúng tôi đã đăng ký sáng chế cho doanh nghiệp của mình tại Trung quốc và hiện tai chúng tôi muốn đăng ký sáng chế này tại Việt Nam. Vậy chứng tôi cần tiến hành những thủ tục gì. Xin cảm ơn.

Luật sư trả lời:

Chào anh, cảm ơn anh đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật LVN Group của chúng tôi, trường hợp của anh được tư vấn như sau:

1. Yêu cầu để thực hiện việc nộp đơn đăng ký sáng chế

Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a. Đơn phải được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ trước khi kết thúc tháng thứ 31 kể từ ngày ưu tiên.

b. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam theo Hiệp ước PCT

c. Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: – Có tính mới; – Có trình độ sáng tạo; – Có khả năng áp dụng công nghiệp.

d. Để được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: – Có tính mới; – Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Quy trình đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có quốc gia chỉ định là Việt Nam

a. Trình tự thực hiện:

– Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam (gọi tắt là đơn PCT có chỉ định Việt Nam) có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cơ quan Sở hữu trí tuệ của bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT (kể cả Việt Nam).

– Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia: Sau khi vào giai đoạn quốc gia, đơn PCT có chỉ định Việt Nam được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo các thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế thông thường tại Việt Nam.

b. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ của bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT (kể cả Việt Nam) hoặc Văn phòng quốc tế.

– Qua bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai (theo mẫu);

+ Bản sao đơn quốc tế (trường hợp người nộp đơn yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế)

; + Bản dịch ra tiếng Việt của đơn quốc tế: Bản mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích các hình vẽ và bản tóm tắt; + Chứng từ nộp phí, lệ phí quốc gia

. – Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d. Thời hạn giải quyết:

– Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên;

– Thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Tờ khai đăng ký sáng chế (Mẫu kèm theo).

– Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Đơn phải được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ trước khi kết thúc tháng thứ 31 kể từ ngày ưu tiên.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam theo Hiệp ước PCT.

– Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Có tính mới: Sáng chế được công nhận là mới so với trình độ kĩ thuật trên thế giới nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây (Điều 60 Luật sở hữu trí tuệ):

+ Có trình độ sáng tạo: Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kĩ thuật đã được bộc lộ công khai dưói hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kì hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đãng kí sáng chế trong trường hợp đơn đăng kí sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kĩ thuật tương ứng (Điều 61 Luật sở hữu trí tuệ).

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp: Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu: a) Các thông tin về bản chất của giải pháp cùng với chỉ dẫn về điều kiện kĩ thuật cần thiết được trình bày một cách rõ ràng và đầy đủ đến mức cho phép người có trình độ hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kĩ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất ra hoặc có thể sử dụng, khai thác hoặc tiến hành được giải pháp đó; b) Việc tạo ra, sản xuất ra, sử dụng, khai thác hoặc tiến hành giải pháp đó có thể được lặp đi lặp lại với kết quả giống nhau và giống với kết quả được nêu trong đơn. Đây là đặc điểm khác biệt giữa sáng chế với phát minh khoa học. Phát minh khoa học được quy định trong Hiệp định Giơnevơ (1978) là sự phát hiện ra những hiện tượng, những tính chất hoặc quy luật của thế giới vật chất mà trước đó chưa được phát hiện và có khả năng xác minh được. Các phát minh khoa học chủ yếu thể hiện dưới góc độ lí thuyết chưa thể hiện khả năng áp dụng chúng vào thực tiễn trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội và do đó không được bảo hộ theo pháp luật về sở hữu công nghiệp. Trong Hiệp định TRIPs cũng giải thích đặc điểm thứ ba của sáng chế là “khả năng áp dụng công nghiệp” có thể giải thích đồng nghĩa với thuật ngữ “hữu ích”.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Hiệp ước hợp tác quốc tế về Bằng sáng chế năm 1970, được sửa đổi năm 1984;

– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

– Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN Group