Thấy vậy em lên phường để hỏi cách đăng ký tạm trú thì họ bảo phải qua khu phố mới làm được nên em muốn hỏi là trường hợp của nếu đăng ký thì có phải qua khu phố không hay lên thẳng trên phường?

Người gửi : Nguyễn Nhật Trường

 

Luật sư trả lời:

1. Những trường hợp phải đăng ký tạm trú

Điều 30 Luật cư trú 2006 và Khoản 4 Điều 1 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 quy định về việc đăng ký tạm trú như sau:

Điều 30. Đăng ký tạm trú

1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.

Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là hai mươi bốn tháng. Trong thời hạn ba mươi ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn.

Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.

5. Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.

Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. Đăng ký tạm trú là quyền và nghĩa vụ của công dân. Công dân có quyền yêu cầu xác nhận đăng ký tạm trú để phục vụ cho cho cuộc sống cá nhân, công dân có nghĩa vụ khai báo tạm trú với cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho quá trình quản lý dân số của nhà nước. Chính vì vậy, đăng ký tạm trú là thủ tục cần thực hiện ngay sau khi bạn ký kết hợp đồng thuê nhà.

Mức xử phạt vi phạm hành chính về quản lý cư trú được quy định tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP  như sau:

“Điều 8: Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;…”

Như vậy, đối với hành vi không đăng ký tạm trú của gia đình bạn thì sẽ bị xử phạt 200.000 đồng/hành vi (mức trung bình của khung hình phạt quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Do vậy, công an xử phạt mức phạt 400.000 đồng với lý do chưa đăng ký lưu trú là không đúng quy định của pháp luật.

 

2. Thủ tục đăng ký tạm trú

Thời hạn đăng ký tạm trú: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển đến công dân phải làm thủ tục đăng ký tạm trú

Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm: ( Điều 16 Thông tư 35/2014/TT-BCA)

+ Bản khai nhân khẩu ( Mẫu HK 01);

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu ( Mẫu HK 02);

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

+ Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú;

Nơi nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú. Trong trường hợp của bạn, việc bạn đến Công an phường nơi bạn thuê nhà để đăng ký tạm trú là đúng quy định pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!