Mỗi giai đoạn nguồn của luật hình sự đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Nhằm phục vụ công tác nghiên cứu pháp luật hình sự. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp tới bạn đọc nội dung “Đánh giá ưu điểm và hạn chế về nguồn của luật hình sự giai đoạn từ năm 1985 đến nay”.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

1. Nguồn của luật hình sự là gì?

Nguồn luật hình sự Việt Nam là phương thức tồn tại của luật hình sự Việt Nam, là hình thức bên ngoài chứa đựng nội dung, đồng thời là hình thức xác định phạm vi giới hạn của luật hình sự Việt Nam về không gian, thời gian và đối tượng chịu tác dộng trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.

2. Đặc điểm xã hội giai đoạn từ năm 1985 đến nay

Cũng như các giai đoạn trước, thực trạng nguồn luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1985 đến nay phát triển trong bối cảnh những biến chuyển về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước và chịu sự chi phối của các đặc điểm lịch sử cụ thể. Những đặc điểm đó là:

– Sự chuyển hướng trong phương thức quản lý nền kinh tế của Nhà nước, từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

– Các quan hệ kinh tế thị trường bước đầu được hình thành, phát triển song chưa ổn định, nhiều quan hệ mối phát sinh, đặt ra những vấn đề phức tạp trong điều chỉnh pháp luật;

– Sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố mang tính quốc tế và khu vực đến Việt Nam ngày càng lớn, nhất là saụ khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO;

– Vấn đề mở rộng và phát huy dân chủ trong đời sống xã hội,

– Công cuộc cải cách bộ máy nhà nước trong đó có cải cách tư pháp được thúc đẩy mạnh mẽ, bước đầu đã đạt được một số thành quả nhất định.

Chịu tác động của những nhân tố nêu trên, từ năm 1985 đến nay, nguồn luật hình sự Việt Nam có bước phát triển mới về chất với hai dấu mốc quan trọng là sự ra đời của Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Căn cứ vào hai dấu mốc này, có thể chia sự phát triển nguồn luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1985 đến nay thành hai tiểu giai đoạn là từ năm 1985 đến năm 1999 và từ năm 1999 đến nay.

3. Đánh giá ưu điểm và hạn chế về nguồn của luật hình sự giai đoạn từ năm 1985 đến nay

3.1. Ưu điểm của nguồn luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1985 đến nay

Một là, Hủy bỏ nguyên tắc áp dụng tương tự

Ưu điểm đầu tiên có thể kể đến khi nghiên cứu thực trạng phát triển của nguồn luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1985 đến nay so với các giai đoạn trước là việc Nhà nước Việt Nam đã huỷ bỏ nguyên tắc tương tự trong hoạt động áp dụng pháp luật. Bản thân nguyên tắc tương tự không thuộc nội hàm khái niệm nguồn luật hình sự song nó lại là cơ chế hình thành nguồn luật thông qua việc cho phép cơ quan xét xử được vận dụng tương tự quy phạm pháp luật hoặc vận dụng ý thức pháp luật để giải quyết các vụ việc mà thực chất là chưa có cơ sở pháp lý trực tiếp để áp dụng.

Cần phải phân biệt nguyên tắc tương tự trong áp dụng pháp luật với việc áp dụng tương tự của cơ chế án lệ. Việc áp dụng nguyên tắc tương tự trong tư duy pháp lý cũng như thực tiễn tư pháp xã hội chủ nghĩa không tạo ra “lệ” hay “án lệ” bởi đó là sự vận dụng tương tự quy phạm pháp luật đã được quy định hay các nguyên tắc chung của pháp luật chỉ để giải quyết các trường hợp đơn nhất; việc vận dụng này không có giá trị pháp lý đối với các vụ việc tương tự về sau, (nghĩa là nó có tính chất thời điểm hay nhất thời) và không được kiểm soát bởi bất cứ một cơ chế nào trong thực tế, trừ trường hợp đặc biệt khi quyết định áp dụng pháp luật tương tự (bản án quyết định áp dụng tương tự pháp luật) bị huỷ bỏ bởi một bản án giám đốc thẩm, Điều này làm cho hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Toà án nói riêng trở nên tuỳ tiện và thiếu thống nhất, pháp chế xã hội chủ nghĩa không được bảo đảm. Khác với nguyên tắc tương tự, việc áp dụng án lệ, tuy cũng là giải quyết “tương tự’ nhưng là giải quyết tương tự có hệ thống và được kiểm soát chặt chẽ bởi một cơ chế thống nhất. Khi áp dụng án lệ, Thẩm phán không được tuỳ tiện suy đoán, vận dụng pháp luật theo ý chí riêng của mình mà phải tuân theo những quyết định đã có từ trước được ban hành bởi cơ quan xét xử cấp trên. Như thế, việc áp dụng án lệ không những không tạo ra sự tuỳ tiện mà còn có thể góp phần thống nhất hoá pháp luật một cách mạnh mẽ và có hiệu quả. Tuy chưa chính thức áp dụng án lệ song so với các giai đoạn phát triển trước, việc Nhà nước ta huỷ bỏ nguyên tắc tương tự trong lĩnh vực luật hình sự là một bước tiến quan trọng trên con đường hoàn thiện hệ thống nguồn luật hình sự Việt Nam hiện nay.

Hai là, những thành tự nổi bật trong công tác pháp điển hóa

Ưu điểm thứ hai của nguồn luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1985 đến nay thể hiện ở những thành tựu nổi bật của nhà lập pháp hình sự trong công tác pháp điển hoá pháp luật. Sự ra đời của Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999 cho thấy một sự thay đổi về chất của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam. Trong Bộ luật hình sự năm 1985, lần đầu tiên, những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự xã hội chủ nghĩa được chính thức thể hiện về mặt lập pháp. Cũng trong bộ luật này, một danh mục thống nhất đầu tiên những hành vi bị cấm, được coi là tội phạm đã được Nhà nước chính thức đưa ra trước công chúng. Tính công khai, minh bạch, nhân đạo với tinh thần cải hoá, giáo dục, hướng thiện cho con người ngày càng được phản ánh một cách rõ ràng qua các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam. Có thể nói rằng, nguồn luật hình sự Việt Nam hiện nay, với Bộ luật hình sự (và các Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự) cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã trở thành một hệ thống tương đốị đồng bộ và thống nhất; hệ thốhg này ngày càng trở nên phù hợp hơn với quy định của các ngành luật khác, hài hoà hơn so với các quy định của quốc tế trong lĩnh vực phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, tạo đà cho luật hình sự Việt Nam góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển chung của đất nưốc cũng như duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

Ba là, sự phát triển mạnh của hệ thống khoa học pháp lý hình sự

Ưu điểm thứ ba của nguồn luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1985 đến nay là sự phát triển của hệ thống khoa học pháp lý hình sự. Trong những năm qua, khoa học pháp lý hình sự đã góp phần to lớn đối với hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự, thúc dẩy sự mở rộng nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong các lĩnh vực hoạt động này. Tuy chưa có các công trình lớn song khoa học pháp lý hình sự Việt Nam đã bước đầu đặt nền tảng cho sự mở rộng các nguồn chính thức của luật hình sự qua việc cung cấp những luận cứ khoa học, cũng như những luận giải cần thiết về ích lợi của sự mở rộng này cho sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, nguồn luật hình sự Việt Nam nói riêng. Khoa học pháp lý hình sự Việt Nam thực tế đã góp phần mở đường cho sự phát triển nguồn luật hình sự Việt Nam trong thời gian tới.

3.2. Hạn chế về nguồn của luật hình sự

Tuy đã đạt được những thành tựu nêu trên song nguồn luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1985 đến nay cũng còn có một số điểm hạn chế sau đây.

Thứ nhất, còn ở trong tình trạng thiếu quy phạm chưa đáp ứng được các yêu cầu của sự phát triển kinh tế

Hạn chế thứ nhất, nguồn luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1985 đến nay vẫn còn ở trong tình trạng thiếu quy phạm, “thiếu luật” cần thiết và phần nào đó, chưa đáp ứng được các yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Tình trạng “thiếu luật” trong lĩnh vực luật hình sự thể hiện ở hai khía cạnh:

– Thiếu các quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt tương thích với các đạo luật chuyên ngành. Hiện nay, các đạo luật chuyên ngành được ban hành ngày càng nhiều và tương ứng với các đạo luật này là các Nghị định quy định xử phạt hành chính các hành vi vi phạm pháp luật chuyên ngành với số lượng rất lốn. So với sự phát triển này, sự vận động của hệ thông quy phạm pháp luật hình sự, do bị cố định trong khuôn khổ cứng nhắc của Bộ luật hình sự, đã trở nên chậm chạp và chưa đáp ứng kịp thời được nhu cầu thực tế, nhất là yêu cầu trong các lĩnh vực mà sự vận động của các lĩnh vực đó được đẩy mạnh bởi quá trình hội nhập kinh tế nhanh chóng của Việt Nam vối thế giới như lĩnh vực công nghệ thông tin, sở hữu trí tuệ và thị trường chứng khoán;

– Thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự. Từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành cho đến thòi điểm chính thức hết hiệu lực là ngày 01-7-2000, rất nhiều các quy định của Bộ luật này đã không được hướng dẫn mặc dù đã có nhiều ý kiến phản hồi từ thực tiễn rằng việc áp dụng các quy định đó gặp khó khăn, vưống mắc. Tình trạng này cũng đã lặp lại tương tự như vậy đối với Bộ luật hình sự năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành. Đây rõ ràng là một bất cập không nhỏ của nguồn luật hình sự Việt Nam đã có từ 25 năm qua và vẫn tồn tại cho đến thời điểm hiện nay.

Thứ hai, còn tồn tại nhiều quy phạm trừu tượng, chung chung chưa được hướng dẫn

Hạn chế thứ hai của nguồn luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1985 đến nay liên quan đến tính rành mạch, cụ thể của pháp luật hình sự. Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể so với các giai đoạn trước song hiện nay, trong hệ thông nguồn luật hình sự Việt Nam còn quá nhiều các quy phạm trừu tượng, chung chung chưa được giải thích, hướng dẫn cụ thể. Có những quy phạm, thậm chí được coi là “cái túi” để vận dụng, xử lý khi không vận dụng các quy phạm khác được. Thêm vào đó, tình trạng “luật công văn” vẫn còn phổ biến và chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu. Điều này xảy ra một phần là do Việt Nam chưa chính thức thừa nhận “án lệ là nguồn luật hình sự” nhưng cũng không có quy định nào chính thức phủ định loại hình nguồn luật này. Chính sự “nhùng nhằng”, thiếu rõ ràng như vậy đã làm cản trở sự phát triển có thể có của nguồn luật hình sự Việt Nam trong những năm qua.

Thứ ba, kết quả khoa học pháp lý hình sự còn quá khiêm tốn

Hạn chế thứ ba của nguồn luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1985 đến nay, liên quan đến phát triển của khoa học pháp lý Việt Nam. Sự phát triển của khoa học pháp lý hình sự Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và đây là mặt mạnh, là cái chúng ta đã làm được trong việc phát triển nguồn luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, ở khía cạnh thứ hai, khi đối chiếu sự phát triển này với những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật đặt ra thì cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng, những kết quả mà nền khoa học pháp lý hình sự Việt Nam có được cho đến nay còn quá khiêm tốn. Khoa học pháp lý nước ta chưa thực sự có các công trình nghiên cứu lớn cũng như chưa có các học thuyết pháp lý định hướng cho sự phát triển của luật hình sự cho một tương lai lâu dài. Ở một góc độ nào đó, có thể xem đây là mặt yếu, là nhược điểm của thực tiễn nguồn luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1985 đến nay cần thiết phải có sự thay đổi trong thời gian tới.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Đánh giá ưu điểm và hạn chế nguồn của luật hình sự giai đoạn từ năm 1985 đến nay”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập