Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật quản lý ngoại thương năm 2017

– Nghị định 31/2018/NĐ-CP

2. Xuất xứ hàng hóa là gì?

Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh ththam gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

3. Quy tắc xuất xứ hàng hóa

Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.

Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại Khoản 2 Điều này và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.

Vai trò cơ bản của Quy tắc Xuất xứ là việc xác định quốc gia xuất xứ của một mặt hàng cụ thể. Các yêu cầu pháp lý hoặc hành chính bắt buộc phải tuân thủ khi hàng hóa được giao dịch trên thị trường quốc tế. Điều này là cần thiết cho việc thực hiện các công cụ chính sách thương mại khác nhau như áp đặt thuế nhập khẩu, phân bổ hạn ngạch hoặc thống kê thương mại.

Các bước đầu tiên là phân loại hàng hóa và xác định trị giá của hàng hóa, bước tiếp theo và cuối cùng là việc xác định nước xuất xứ của một sản phẩm cụ thể. Việc phân loại hàng hóa và xác định trị giá là rất quan trọng trong công việc làm thủ tục hải quan, nhưng đây là những công cụ cơ bản để xác định nước xuất xứ của hàng hóa theo nghĩa các quy tắc xuất xứ là những quy tắc áp dụng cụ thể cho một sản phẩm nhất định liên quan đến các mã HS cụ thể, và nếu quy tắc xuất xứ áp dụng theo trị giá gia tăng thì cần phải xác định trị giá hải quan của các thành phần cấu thành sản phẩm.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa, khoản 1 Điều 31 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định Bộ Công Thương chủ trì xây dựng và trình cấp có thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về xuất xứ hàng hóa. Danh mục các Nghị định, thông tư liên quan đã được Bộ Công Thương chủ trì xây dựng và ban hành đến nay gồm có:

4. Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam

4.1. Văn bản quy phạm pháp luật chung về xuất xứ hàng hóa

FTAs

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Văn bản pháp luật quy định (cập nhật đến ngày 07/11/2020)

Văn bản quy phạm pháp luật chung về xuất xứ hàng hóa

Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa

Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa (kê khai C/O cả ưu đãi và không ưu đãi, trong đó có quy định về C/O mẫu B)

Thông tư số 15/2018/TT-BCT ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc phân luồng trong quy trình Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi

Thông tư số 39/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

4.2. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam

FTAs

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Văn bản pháp luật quy định (cập nhật đến ngày 07/11/2020)

Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam

C/O mẫu B

Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa (kê khai C/O cả ưu đãi và không ưu đãi, trong đó có quy định về C/O mẫu B)

ATIGA

C/O mẫu D

Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03/10/2016 thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

Thông tư số 10/2019/TT-BCT ngày 22/07/2019 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2016/TT-BCT

Thông tư số 25/2019/TT-BCT ngày 14/11/2019 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2016/TT-BCT

Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14 tháng 8 năm 2020 sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

C/O mẫu E

Thông tư số 12/2019/TT-BCT ngày 30/07/2019 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước CỘng hòa nhân dân Trung Hoa

FTAs

Chứng từ chứng nhận xuất xứ

hàng hóa

Văn bản pháp luật quy định (cập nhật đến ngày 07/11/2020)

ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)

C/O mẫu AK

Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc

Thông tư số 26/2018/TT-BCT ngày 14/9/2018 sửa đổi, bổ sung Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc

Thông tư số 13/2019/TT-BCT ngày 31/07/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc

ASEAN- NhậtBản (AJCEP)

C/O mẫu AJ

Quyết định số 44/2008/QĐ-BCT ngày 08/12/2008 ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu AJ để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản

FTAs

Chứng từ chứng nhận xuất xứ

hàng hóa

Văn bản pháp luật quy định (cập nhật đến ngày 07/11/2020)

Việt Nam-Liên minh kinh tế Á- Âu (VN-EAEU)

C/O mẫu EAV

Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20/9/2016 quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu

Thông tư số 11/2018/TT-BCT ngày 29/05/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu

Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)

C/O mẫu VK

Thông tư số 40/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc

Thông tư số 48/2015/TT-BCT ngày 14/12/2015 sửa đổi Thông tư số 40/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc

Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)

C/O mẫu VJ

Thông tư số 10/2009/TT-BCT ngày 18/5/2009 về việc thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế

Việt Nam – Chi Lê (VCFTA)

C/O mẫu VC

Thông tư số 31/2013/TT-BCT ngày 15/11/2013 quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Khu vực thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê

– Thông tư số 05/2015/TT-BCT ngày 27/3/2015 sửa đổi, bổ sung mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban hành kèo theo Thông tư số 31/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê

FTAs

Chứng từ chứng nhận xuất xứ

hàng hóa

Văn bản pháp luật quy định (cập nhật đến ngày 07/11/2020)

Việt Nam – Campuchia

C/O mẫu X

Thông tư số 17/2011/TT-BCT ngày 14/4/2011 thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Bản Thỏa thuận về việc thúc đẩy thương mại song phương giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia áp dụng cho những mặt hàng có xuất xứ từ một bên ký kết được hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu trực tiếp vào lãnh thổ của bên ký kết kia

Việt Nam – Lào

C/O mẫu S

Thông tư số 04/2010/TT-BCT ngày 25/01/2010 Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Bản Thoả thuận giữa Bộ Công Thương nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Công Thương nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào về Quy tắc xuất xứ áp dụng cho các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam – Lào

FTAs

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Văn bản pháp luật quy định (cập nhật đến ngày 07/11/2020)

GSP

– C/O mẫu A (giày dép thuộc Chương 64)

Công văn số 11495/BCT-XNK ngày 12/12/2013 hướng dẫn cấp C/O mẫu A cho giầy dép xuất khẩu đi EU

Công văn số 873/BCT-XNK ngày 7/02/2014 hướng dẫn cấp C/O mẫu A cho giầy dép xuất khẩu gửi tại kho ngoại quan đi EU

– Mã số REX tự CNXXHH

– Thông tư số 38/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 quy định thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ

C/O qua Internet

Quyết định số 4082/QĐ-BCT ngày 24/4/2015 ban hành Quy trình thí điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D qua Internet (giai đoạn 1)

Quyết định số 4099/QĐ-BCT ngày 25/4/2015 (Danh mục thương nhân được lựa chọn tham gia Quy trình thí điểm cấp C/O qua Internet) ban hành Danh mục thương nhân được lựa chọn tham gia Quy trình thí điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ qua Internet

Quyết định số 9866/QĐ-BCT ngày 15/9/2015 về việc ban hành Quy trình thí điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D qua Internet (giai đoạn 2)

Quyết định số 2412/QĐ-BCT ngày 15/6/2016 về việc ban hành quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua Internet.

Quyết định số 3624/QĐ-BCT ngày 09/12/2019 về việc ban hành Quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D điện tử

FTAs

Chứng từ chứng nhận xuất xứ

hàng hóa

Văn bản pháp luật quy định (cập nhật đến ngày 07/11/2020)

Thí điểm tự chứng nhận xuất xứ (ATIGA)

Văn bản chấp thuận CE

Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015 quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.

Thông tư số 27/2017/TT-BCT ngày 06/12/2017 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.

FTAs

Chứng từ chứng nhận xuất xứ

hàng hóa

Văn bản pháp luật quy định (cập nhật đến ngày 07/11/2020)

Việt Nam – Cuba

C/O mẫu VN

– CU

Thông tư số 08/2020/TT-BCT ngày 08/4/2020 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba.

Việt Nam – Liên minh châu Âu

C/O mẫu EVFTA

Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu

Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập