cho người lao động về hưu, hoặc hỗ trợ san sẽ gánh nặng cho người thân trong trường hợp người lao động qua đời. Do là chính sách an sinh xã hội của nhà nước, nên để được giải quyết chế độ, người lao động phải đáp ứng các điều kiện luật định về hình thức tham gia bảo hiểm xã hội, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, số lượng và danh mục hồ sơ cần nộp cũng là điều mà pháp luật về bảo hiểm xã hội yêu cầu phải có để chứng minh cho việc người lao động thuộc đối tượng được giải quyết chế độ bảo hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc danh mục hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý:
Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
1. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
Chề độ ốm đau này được áp dụng đối với trường hợp bản thân người lao động bị ốm đau hoặc con dưới 7 tuổi của người lao động bị ốm đau. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, tuỳ theo từng trường hợp, người lao động sẽ phải cung cấp các loại giấy tờ khác nhau. Về phía công ty, chỉ lập Danh sách 01B-HSB. Vậy, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau sẽ gồm:
– Hồ sơ cố định: Danh sách 01B-HSB và
– Các giấy tờ theo từng trường hợp nêu dưới đây:
1.1. Trường hợp người lao động/cong dưới 7 tuổi điều trị nội trú
Trường hợp điều trị nội trú không chuyển tuyến:
– Bản sao giấy ra viện của người lao động/con dưới 7 tuổi của người lao động;
Trường hợp điều trị nội trú chuyển tuyến:
– Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc của con dưới 7 tuổi của người lao động;
– Bản sao giấy chuyển tuyến/chuyển viện
Trường hợp tử vong trong khi điều trị nội trú:
– Giấy báo tử;
– Giấy xác nhận thời gian vào viện của người lao động nếu Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện.
1.2. Trường hợp điều trị ngoại trú
– Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH hoặc Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Trường hợp cả bố và mẹ đều nghỉ việc để chăm con thì do không được cấp 02 giấy ra viện bản chính nên một trong hai người – hoặc bố hoặc mẹ có thể nộp bản sao giấy ra viện.
Lưu ý: Nếu người lao động hoặc con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì các hồ sơ nêu trên sẽ được thay bằng bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cũng bao gồm hồ sơ cố định là Danh sách 01B-HSB và các giấy tờ khác tuỳ theo từng trường hợp hưởng chế độ thai sản. Cụ thể:
2.1. Hồ sơ hưởng chế khám thai, sẩy, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; thực hiện biện pháp tránh thai
Trường hợp điều trị nội trú:
– Bản sao giấy ra viện;
– Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện (nếu chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú).
Trường hợp điều trị ngoại trú:
– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (theo mẫu quy định); hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Trường hợp dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau ốm đau: Danh sách 01B-HSB đơn vị sử dụng lao động lập
2.2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con
Giấy tờ cố định:
– Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
– Nếu trường hợp mang thai hộ phải có các giấy tờ: Bản sao của bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
Và các giấy tờ sau đây theo từng trường hợp:
Trường hợp con chết sau khi sinh:
– Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con;
Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh:
– Trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ/lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Trường hợp người mẹ chết sau khi sinh:
– Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ/lao động nữ mang thai hộ.
Trường hợp khi mang thai phải nghỉ dưỡng thai:
– Nếu điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án tại cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
– Nếu điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền trong đó có thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
– Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản GĐYK.
Trường hợp nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi:
– Bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp lao động nam hưởng chế độ thai sản (bao gồm cả chồng của người mang thai hộ) – Hồ sơ để nghỉ việc chăm vợ, con và hưởng trợ cấp một lần:
– Nếu vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
– Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết;
Trường hợp dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau thai sản: Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập.
Lưu ý: Nếu lao động nữ nghỉ việc trước khi sinh con thì tự nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền. Nếu lao động nữ nghỉ việc sau khi sinh con thì nộp hồ sơ cho công ty vừa nghỉ việc.
3. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
3.1. Trường hợp bị TNLĐ, BNN lần đầu
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động (KNLĐ) của Hội đồng giám định y khoa (GĐYK);
– Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%). Nếu sau khi GĐYK mà tỷ lệ suy giảm KNLĐ cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ BNN trong trường hợp này phải có Biên bản GĐYK,
– Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ hoặc BNN (trường hợp điều trị nội trú),
– Giấy khám BNN (trường hợp không điều trị nội trú),
– Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN theo mẫu số 05A-HSB.
Trường hợp thanh toán phí GĐYK: Hoá đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
3.2. Trường hợp giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát:
Các trường hợp này chủ yếu bao gồm người lao động đã được được GĐYK nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp tiến hành giám định lại. Hồ sơ gồm có:
– Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ lần trước gần nhất của Hội đồng GĐYK;
– Biên bản giám định lại;
– Sổ BHXH (trong trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chưa có dữ liệu trong Hệ thống hoặc chưa được cấp mã số BHXH);
Trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016:
– Biên bản điều tra TNLĐ hoặc kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động;
Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông hoặc Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra hình sự Quân đội;
4. Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí
Hồ sơ nêu tại mục này cũng bao gồm cả hồ sơ của người đang chờ đủ điều kiện về tuổi để hưởng chế độ hưu trí.
4.1. Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Sổ BHXH.
– Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí theo mẫu tại Nghị định số 46/2010/NĐ-CP hoặc Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí theo mẫu số 12-HSB hoặc Văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí.
– Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK (đối với người nghỉ hưu do suy giảm KNLĐ) hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%) đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
4.2. Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tư nguyện
– Sổ BHXH;
– Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
– Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%) đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
5. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất
5.1. Người lao động mất trong khi đang đóng bảo hiểm, đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm
Thân nhân của người lao động chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
– Sổ BHXH của người lao động;
– Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
– Tờ khai của tất cả thân nhân theo mẫu số 09-HSB.
– Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của thân nhân bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên hoặc bản sao giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên) đối với trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm KNLĐ.
Trường hợp chết do TNLĐ, BNN thì có thêm biên bản điều tra TNLĐ hoặc bệnh án điều trị BNN.
5.2. Đối người đang hưởng hoặc tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng
Thân nhân của người này chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
– Tờ khai của tất cả thân nhân theo mẫu số 09-HSB.
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của thân nhân bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên hoặc bản sao giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên) đối với trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm KNLĐ.
Ngoài những hồ sơ chủ yếu được nêu trong bài viết này, quý khách hàng có thắc mắc về các đầu mục hồ sơ còn chưa được liệt kê trong bào viết vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191 để được hướng dẫn thêm.
Trân trọng!