Luật sư tư vấn:

1. Danh sách các hiệp định trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp có những hiệp định và công ước quy định những nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên tham gia hiệp định và công ước phải tuân thủ. Những công ước và hiệp định trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp phải kể đến như:

1. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (1883) do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới quản lý thực hiện;

2. Hiệp định Madrid về chống sử dụng dấu hiệu sai hoặc lừa dối về nguồn gốc của hàng hóa (1981), do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới quản lý thực hiện;

3. Hiệp định Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (1891), do WIPO quản lý thực hiện;

4. Hiệp định Hague về đăng ký quốc tế về kiểu dáng công nghiệp (1925);

5. Hiệp định Nice về phần loại quốc tế đối với hàng hóa và dịch vụ vì mục đích đăng ký nhãn hiệu (1957);

6. Hiệp định Lisbon về bảo hộ đối với tên gọi xuất xứ và đăng ký quốc tế về xuất xứ (1958);

7. Hiệp định Nocarno xây dựng hệ thống phân loại quốc tế đối với kiểu dáng công nghiệp (1968);

8. Hiệp định hợp tác về bằng phát minh sáng chế (PCT) (1970);

9. Hiệp định Strasbourg về phân loại bằng phát minh sáng chế quốc tế (1971);

10. Hiệp định Vienna thành lập một hệ thống phân loại quốc tế đối với các yếu tố hình ảnh của nhãn hiệu (1973);

11. Công ước về bằng phát minh sáng chế của châu Âu (1973);

12. Nghị định thư liên quan đến Hiệp định Madrid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế (1989);

13. Hiệp định Washington về sở hữu trí tuệ liên quan đến vi mạch (1989);

14. Hiệp định luật nhãn hiệu (TLT) (1994);

15. Hiệp định Budapest về công nhận quốc tế đối với việc gửi đăng ký các vi sinh vật vì mục đích của quy trình cấp bằng phát minh sáng chế (1970).

 

2. Nội dung cơ bản của các hiệp định về sở hữu công nghiệp

Nội dung những hiệp định và công ước quốc tế quy định về sở hữu công nghiệp tập trung vào những khía cạnh sau đây:

a)    Xác định rõ các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ như phát minh, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, mô hình hữu ích, tên thương mại, dấu hiệu địa lý và chống cạnh tranh không lành mạnh. Nguyên tắc đối xử quốc gia, quyền ưu tiên và nguyên tắc chung (Công ước Paris);

b)    Cấm tất cả các hàng hóa mang dấu hiệu giả mạo hoặc lừa dối về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa giả mạo, cấm xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ, lừa dối khách hàng. Cấm sử dụng hàng hóa giả mạo về nguồn gốc xuất xứ liên quan đến việc bán hay trưng bày hay chào bán, quảng cáo có khả năng lừa dối công chúng (Hiệp định Madrid).

c)    Việc xin đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, thì người xin đăng ký phải là công dân của một nước tham gia Công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ hoặc đang cư trú hay có cơ sở công nghiệp hay cơ sở thương mại ở nước tham gia Công ước. Việc đăng ký nhãn hiệu lần đầu tiên ở Văn phòng đăng ký nhãn hiệu quốc gia hoặc khu vực của nước xuất xứ. Sau đó họ có thể xin đăng ký quốc tế thông qua văn phòng quốc gia hoặc khu vực (Hiệp định Madrid).

d)    Việc đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp có thể được thực hiện ở Văn phòng Quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hoặc trực tiếp hoặc thông qua trung gian là Văn phòng sở hữu công nghiệp quốc gia của nước thành viên là xuất xứ theo quy định của pháp luật của nước này. Tuy nhiên, pháp Luật Sở hữu trí tuệ của quốc gia thành viên Công ước có thể quy định về việc đăng ký quốc tế được thực hiện thông qua văn phòng quốc gia. Việc đăng ký quốc tế có thể có hiệu lực ở nước thành viên là nước xuất xứ, nếu có yêu cầu, trừ trường hợp pháp Luật Sở hữu trí tuệ của nước này có quy định khác. Việc đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được thực hiện 5 (năm) năm một lần. Thời hạn bảo hộ không được dưới 5 năm hoặc 10 năm nếu được đăng ký lại trong 5 năm cuối cùng của tời hạn 5 năm (Hiệp định HAGUE).

e)    Việc phân loại hàng hóa và dịch vụ vì mục đích đăng ký thương hiệu hàng hóa và nhãn dịch vụ, thì Văn phòng nhãn hiệu của các nước thành viên phải cung cấp thông tin liên quan đến việc đăng ký cho từng đối tượng, biểu tượng và của từng cấp hạng.

f)     Việc bảo hộ đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa, theo quy định tại Hiệp định LISBON (1958): “Là tên địa lý của một nước, vùng hoặc địa phương, dùng để chỉ một sản phẩm có xuất xứ đó, chất lượng và đặc điểm của sản phẩm là độc đáo hoặc đặc trưng cho môi trường địa lý, bao gồm các nhân tố tự nhiên và con người” (Điều 2 Hiệp định). Việc đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ hàng hóa được thực hiện tại Văn phòng Quốc tế của WIPO tại Geneva theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên. Văn phòng Quốc tế có nghĩa vụ thông báo các thông tin này đến các nước thành viên khác, trừ trường hợp nước thành viên tuyên bố trong thời hạn một năm rằng họ không thể bảo đảm việc bảo hộ một tên gọi được đăng ký, tất cả các nước thành viên phải bảo hộ tên gọi đã được đăng ký quốc tế theo thời hạn tên gọi hàng hóa này vẫn trong thời hạn được bảo hộ tại nước xuất xứ.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vự sở hữu trí tuệ bạn có thể sử dụng: Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật qua email hay Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi: 1900.0191, hoặc có thể Đặt lịch để gặp Luật sư của LVN Group tư vấn trực tiếp tại văn phòng. Đội ngũ Luật sư của LVN Group của Công ty luật LVN Group luôn sẵn sàng phục vụ bạn./.