Điều 295, Bộ luật hình sự năm 1999 (Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 quy định tội ra bản án trái pháp luật

1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Dấu hiệu pháp lý của tội ra bản án trái pháp luật (điều 295 BLHS)

Luật sư tư vấn pháp luật  hình sự trực tuyến qua điện thoại gọi:  1900.0191

Dấu hiệu pháp lý của tội ra bản án trái pháp luật (điều 295 BLHS):

  • Khách thể của tội phạm:

Tội phạm này xâm phạm đến uy tín của Tòa án, thông qua việc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân

  •  Mặt khách quan của tội phạm:

Người phạm tội viết ra, tuyên án, ban hành bản án mà biết rõ là trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu mới viết ra nhưng chưa tuyên án, chưa ban hành thì chưa phải là ra bản án.

Bản án trái pháp luật là bản án:

+ Kết án một người mà biết rõ là không có tội hoặc không kết án một người mà biết rõ là có tội;

+ Áp dụng không đúng điều khoản của BLHS theo hướng nặng hơn hoặc nhẹ hơn đối với người phạm tội.

Ví dụ: Nguyễn Văn B phạm tội theo khoản 3 điều 104 BLHS nhưng Thẩm phán chỉ ra bản án tuyên B phạm tội theo khoản 1 điều 104 BLHS.

+ Gây thiệt hại cho đương sự trong các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính;

+ Vi phạm nghiêm trọng các thủ tục tố tụng khi xét xử, nghị án và ra bản án.

Ví dụ: Nguyễn Văn C là Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện K được giao trực tiếp giải quyết hai vụ án dân sự, mặc dù không mở phiên tòa nhưng Nguyễn Văn C vẫn ra hai bản án số 20/DSST và 21/DSST.

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tuy nhiên, nếu hậu quả xảy ra thì tùy từng trường hợp, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật.

  • Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp).

  • Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt và đặc biệt hơn nữa là chỉ có Thẩm phán hoặc Hội thẩm  (Hội thẩm nhân dân hoặc Hội thẩm quân dân) mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

Điều luật quy định chỉ có Thẩm phán nhưng không vì thể mà cho rằng đối với các chức vụ như: Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa không phải là chủ thể của tội phạm này, vì họ cũng là Thẩm phán và họ chỉ là chủ thể khi họ được giao xét xử vụ án cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư của LVN Group hình sự – Công ty luật LVN Group