1. Thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng

1.1 Khái niệm thanh khoản

Tính thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Tính thanh khoản là một vấn đề mà ngân hàng luôn phải đối mặt. Với nghiệp vụ chính là huy động bằng việc nhận một lượng lớn tiền gửi và dự trữ từ các cá nhân, tổ chức, sau đó chuyển thành khoản tín dụng cho người đi vay, ngân hàng phải luôn giải quyết bài toán khó về sự mất cân bằng giữa kỳ hạn của tài sản và kỳ hạn của nguồn vốn. Thêm vào đó, ngân hàng có chức năng tạo phương tiện thanh toán nên họ luôn phải nắm giữ một tỷ lệ cao các nguồn vốn thanh toán tức thời nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng khi họ cần.

1.2 Tính thanh khoản của tài sản

Ngân hàng quan tâm đến tính thanh khoản của tài sản và của danh mục toàn bộ tài sản của họ. Tính thanh khoản của mỗi tài sản chính là khả năng chuyển tài sản thành tiền, được đo bằng thời gian và chi phí, nó phản ánh rủi ro (tổn thất) khi chuyển tài sản thành tiền trong một khoảng thời gian nhất định.
Thời gian và chi phí tỷ lệ nghịch với tính thanh khoản của tài sản. Thời gian và chi phí càng cao thì tính thanh khoản của tài sản càng thấp và ngược lại. Những tài sản nào đáp ứng cả hai yêu cầu: thời gian ngắn và chi phí thấp thì mới được coi là tài sản thanh khoản. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, một tài sản muốn bán nhanh (thời gian chuyển hóa thành tiền ngắn) thì chi phí (tổn thất) lại lớn.
Những tài sản có tính thanh khoản cao thì thường sinh lời thấp, trong khi tài sản có tính thanh khoản thấp thì lại có thể đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng thường nắm giữ danh mục tài sản với tính thanh khoản khác nhau. Kết cấu tài sản với tính chất thanh khoản khác nhau tạo nên tính thanh khoản của nhóm tài sản hoặc tổng tài sản. Việc ngân hàng duy trì bao nhiêu tài sản có tính thanh khoản cao là phụ thuộc vào ý muốn của chính ngân hàng.

1.3 Tính thanh khoản của nguồn

Tính thanh khoản của nguồn được đo bằng thời gian và chi phí để mở rộng nguồn khi cần thiết, thời gian và chi phí càng thấp thì tính thanh khoản của nguồn càng cao. Việc mở rộng nguồn sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập thêm được nhiều tài sản trong đó có nhiều tài sản có tính thanh khoản cao, từ đó tăng khả năng thanh toán cho ngân hàng.

1.4 Tính thanh khoản của ngân hàng

Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng được tạo nên từ tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn. Một ngân hàng có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng mở rộng nguồn nhanh với chi phí thấp, hoặc cả hai, phù hợp với nhu cầu thanh khoản
Vậy, tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là khả năng ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu rút tiền hoặc yêu cầu xin vay hợp lệ của khách hàng.

2. Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và tính thanh khoản

Khả năng thanh toán là tình trạng đủ vốn để trang trải cho các khoản thua lỗ. Những khoản thua lỗ này có thể phát sinh từ nhiều lý do khác nhau như chi phí quá cao so với doanh thu (rủi ro kinh doanh); các khoản vay có thể không được hoàn trả vì một số khách hàng không có khả năng trả (rủi ro tín dụng); các vị thế mua bán có thể không ổn định,… Theo nghĩa hẹp, khả năng thanh toán là một biểu hiện của tình trạng đủ vốn. Theo nghĩa rộng, khả năng thanh toán đòi hỏi phải có thêm tiền sẵn sàng để chi trả các khoản thanh toán. Nói cách khác, cơ sở vốn dồi dào là điều kiện cần nhưng không phải là điều kiện đủ. Cũng có thể tồn tại một mối liên hệ theo chiều hướng ngược lại. Để có khả năng thanh khoản, trước hết phải có khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán ở trạng thái dương là tiền đề cho khả năng thanh khoản.
Thanh khoản có sự khác biệt với khả năng thanh toán của NHTM đó là tính chất thời điểm. Ngân hàng vẫn còn khả năng thanh toán trong điều kiện có vốn để trang trải chi phí. Tuy nhiên, nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ vào thời điểm đến hạn thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Như vậy, một ngân hàng bị thiếu thanh khoản trong khi vẫn còn khả năng thanh toán trong chừng mực hẹp và không kéo dài.

3. Cung và cầu về thanh khoản

Cung về thanh khoản: Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, gồm:Tiền gửi của khách hàng.Doanh thu từ việc bán các dịch vụ phi tiền gửi.   Thanh toán nợ của khách hàng.Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng. Vay mượn trên thị trường tiền tệ.
Cầu về thanh khoản: Cầu về thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng. Thông thường, trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, những hoạt động tạo ra cầu về thanh khoản bao gồm:Khách hàng rút tiền từ tài khoản.Yêu cầu vay vốn từ những khách hàng có chất lượng tín dụng cao.   Thanh toán các khoản vay phi tiền gửi.Chi phí bằng tiền và thuế xuất hiện khi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ.   Thanh toán cổ tức bằng tiền.
Đánh giá trạng thái thanh khoản: Trạng thái thanh khoản ròng NLP (net liquidity position) của một ngân hàng được xác định như sau:
NLP = Tổng cung về thanh khoản – Tổng cầu về thanh khoản Có ba khả năng có thể xảy ra sau đây:
Thặng dư thanh khoản: Khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản (NLP>0), ngân hàng đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản. Nhà quản trị ngân hàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu để mang lại hiệu quả cho tới khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai.
Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản (NLP<0), ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản. Nhà quản trị phải xem xét, quyết định nguồn tài trợ thanh khoản lấy từ đâu, bao giờ thì có và chi phí bao nhiêu.Cân bằng thanh khoản: Khi cung thanh khoản cân bằng với cầu thanh khoản (NLP=0), tình trạng này được gọi là cân bằng thanh khoản. Tuy nhiên, đây là tình trạng rất khó xảy ra trên thực tế.

4. Rủi ro thanh khoản

4.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản

RRTK là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp. (Nguyễn Văn Tiến)
RRTK sẽ xảy ra khi ngân hàng không có đủ lượng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu tức thì về vốn để đáp ứng các nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết với khách hàng. Trong trường hợp đó, ngân hàng sẽ phải tăng vốn bằng cách chuyển đổi tài sản thành tiền mặt hoặc vay mượn trên thị trường để có đủ vốn thực hiện các yêu cầu thanh toán, do vậy ngân hàng có thể rơi vào tình trạng thiếu vốn thanh toán hoặc phải chịu mức chi phí cao để vay được vốn.

4.2 Dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản

Nhiều nhà phân tích tài chính cho rằng có một phương pháp tổng hữu hiệu để nhận biết khả năng thanh khoản của ngân hàng. Phương pháp này tập trung vào các nguyên tắc của thị trường tài chính.

5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản

5.1 Nguyên nhân chủ quan

Nhóm nguyên nhân này là những nguyên nhân gây ra bởi chính ngân hàng, bên trong ngân hàng. Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có: ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và các định chế tài chính khác, sau đó chuyển hóa chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn. Do đó xảy ra tình trạng mất cân xứng giữa ngày đáo hạn của các khoản sử dụng vốn và ngày đáo hạn của các nguồn vốn huy động, mà thường gặp nhất là dòng tiền thu hồi từ các tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền phải chi ra để chi trả tiền gửi đến hạn.
Chiến lược quản trị RRTK không phù hợp, kém hiệu quả:Do ngân hàng tập trung quá nhiều vào lĩnh vực cho vay mà không chú trọng việc nắm giữ tài sản thanh khoản. Do sự phụ thuộc vốn vào một số khách hàng, trong khi đó tỷ trọng vốn huy động từ khu vực dân cư chiếm tỷ trọng thấp nên khi các ngân hàng rút tiền gửi hoặc không cho vay nữa khi có biến động thì các ngân hàng phụ thuộc bị thiếu hụt thanh khoản.Tâm lý ỷ lại của ngân hàng: sự hỗ trợ của NHNN đã làm nảy sinh tâm lý ỷ lại của các NHTM. Đối với hệ thống NHTM Việt Nam, NHNN cũng có vai trò là người cho vay cuối cùng để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng và giữ an toàn cho hệ thống. Tuy nhiên, việc ngân hàng nhà nước cứu trợ cho tất cả các ngân hàng sẽ làm nảy sinh tâm lý ỷ lại của các ngân hàng do đó không thực sự chú trọng trong việc phòng ngừa tình huống xấu xảy ra trong thanh khoản.
Do ngân hàng chưa kiểm soát tốt các thông tin tài chính và tin đồn. Có nhiều vụ án cán bộ ngân hàng thông qua hoạt động cho vay khống hoặc lừa gạt, chiếm đoạt tiền của ngân hàng bị phát hiện và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng gây mất lòng tin nơi khách hàng, họ rút tiền ra khỏi ngân hàng và gửi vào ngân hàng khác, hoặc tìm kiếm kênh đầu tư khác dẫn đến tình hình thanh khoản của ngân hàng bị ảnh hưởng.
Do chưa nghiêm túc chấp hành quy định của NHNN. Việc thực hiện các chỉ tiêu về quản lý thanh khoản của ngân hàng chỉ mang tính tuân thủ, đối phó nên không đảm bảo tính hiệu quả và bền vững. Với quy định của NHNN về mức sử dụng tối đa một tỷ lệ phần trăm vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, các ngân hàng muốn gia tăng khả năng cho vay trung dài hạn nên ngân hàng đã huy động vốn với kỳ hạn dài và cho phép khách hàng rút trước hạn. Như vậy, ngân hàng vẫn đảm bảo nguồn vốn cho vay trung dài hạn đúng quy định nhưng trên thực tế ngân hàng phải đối mặt với RRTK tăng lên.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty Luật LVN Group