I. Sự cần thiết

1. Vai trò của khoa học đối với nền kinh tế trí thức thế kỷ 21 là vô cùng quan trọng, sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với sự phát triển của trí thức, sự phát triển của kho chất xám, sự phát triển của nguồn nhân lực.

Tình hình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào nền kinh tế của VN cũng như công tác giáo dục và đào tạo của VN hiện nay không sát với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Chúng ta chỉ đúc ra các sản phẩm theo khuôn mẫu cũ của ta hiện có, không đào tạo cái mà thị trường cần, bằng chứng là sinh viên tốt nghiệp các trường đại học của VN không thể bắt tay ngay vào công việc của các doanh nghiệp mà phải đào tạo lại; Mặt khác nhiều công trình nghiên cứu khoa học ( nhất là khoa học xã hội) không mang tính khả thi, không có tác động tới nền kinh tế. Điều đó cho thấy công tác giáo dục đào tạo và nghiên cứu của chúng ta chưa gắn liền với thực tế là quy luật phát triển khách quan của nền kinh tế, không có sự gắn kết này sẽ gây lãng phí xã hội, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  1900.0191

Chất kết dính giữa lý thuyết và thực tiễn sản xuất là cấu nối giữa nhà trường với doanh nghiệp chính là các DN của các nhà trường. Trên thế giới và ở VN các trường ĐH đều đã thành lập các DN, các trung tâm để làm nhiệm vụ gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn sản xuất theo hai chiều:

Nhận các đề tài nghiên cứu từ các DN trong nền kinh tế đặt hàng – Tổ chức nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ bàn giao lại cho doanh nghiệp.

Tự tìm hiểu các nhu cầu từ thực tiễn, đề xuất thành đề tài, tổ chức nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất thử, quảng cáo và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp có yêu cầu.

Nghiên cứu những công nghệ mới, nguyên liệu mới trong tương lai, xây dựng quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất thử,quảng cáo chuyển giao cho nền kinh tế.

Trên thực tế, hoạt động của các đơn vị đó đã góp một phần quan trọng trong sự phát triển, đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tế.

Ví dụ: Ở Việt nam một số trường đã thành lập:

Công ty Bách khoa – Trường đại học Bách khoa Hà nội.

Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ -Trường đại học Thuỷ lợi.

Công ty tư vấn – Trường đại học Xây dựng.

Trung tâm tư vấn, thẩm định xây dựng và thiết bị thuộc Viện cơ học – Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia.

Văn phòng tư vấn và chuyển giao công nghệ xây dựng -Trường đại học Kiến trúc Hà nội.. .. các côngty này thành lập theo luật??nguồn vốn? và kết quả hoạt động?

2.      Tiềm lực của Đại học Quốc gia Hà nội:

Là một trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực, có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục nước ta, HQGHN có mối quan hệ và hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhiều trường đại học trong nước và quốc tế.

Trường đại học khoa học tự nhiên với các khoa: Toán – Cơ – Tin học, Vật lý, Hoá học, Sinh hoc, Địa lý . .. và các trung tâm trong ĐHQGHN như: Trung tâm công nghệ sinh học, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường .. . đã triển khai có kết quả nhiều dự án trong nước và hợp tác với nước ngoài.

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, trường đại học Ngoại ngữ, các trung tâm trực thuộc trường, các khoa độc lập trực thuộc ĐHQGHN đã triển khai rất nhiều đề tài khoa học, các dự án mang tầm cỡ Quốc gia và quốc tế.

Nhìn chung trường ĐHQGHN có một đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu hùng hậu. ĐHQGHN đã triển khai rất thành công nhiều dự án, đề tài nghiên cứu khoa học trong nhiều lĩnh vực khoa học cơ bản.

Tuy nhiên, cần quan tâm thúc đẩy hơn nữa công tác cập nhật thông tin về đầu tư các dự án, các hướng nghiên cứu kớn từ các địa phương, từ Chính phủ và các tổ chức quốc tế chủ động lựa chọn, xây dựng đề xuất triển khai các dự án, các nghiên cứu thích hợp. Bên cạnh đó cũng phải quan tâm đến quy trình triển khai các dự án một cách chuyên nghiệp (từ khâu lập dự án, trình xét duyệt dự án, đấu thầu dự án, triển khai dự án, đánh giá hiệu quả của dự án hoàn thành .. .) trên cơ sở đóđề xuất ý kiến giúp lãnh đạo ĐHQGHN chỉ đạo tốt hơn, các cơ sở có điều kiện thực thi dự án tốt hơn.

Vấn đề ứng dụng thực tế cũng cần được quan tâm vì: ĐHQGHN có một đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học đông đảo, đa ngành đa lĩnh vực (Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn, Ngoại ngữ). Nhiều giáo sư, tiến sĩ là chủ chì các hướng nghiên cứu lớn, chủ nhiệm đề tài lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế với các kết quả nghiên cứu khoa học được đánh giá cao.. . Hơn nữa khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển nhanh chóng với nhiều ứng dụng thực tế rất hieẹu quả (đặc biệt là các lĩnh vực: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu .. .) Vậy Công ty sẽ làm nhiệm vụ cầu nối giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tế. Công ty làm nhiệm vụ cập nhập các kết quả nghiên cứu, tìm đơn vị sử dụng các kết quả này và tư vấn pháp lý để bên có sản phẩm và bên sử dụng sản phẩm gặp gỡ thương lượng ký kết hợp đồng triển khai … Công tác tư vấn ưu tiên theo hướng chuyển giao công nghệ tiên tiến, và có hiệu quả sử dụng thực tế trong đời sống kinh tế xã hội..

Một vấn đề nữa cần được quan tâm là: giải quyết việc làm cho sinh viên trong ĐHQGHN. Công ty có thể tư vấn việc làm cho sinh viên theo chuyên môn được đào tạo ở trong và ngoài nước. Công ty có thể tổ chức cho sinh viên đào tạo về quản trị doanh nghiệp, kỹ năng đảm nhận các chức danh quản trị công ty: HĐQT, Ban kiểm soát, giám đốc điều hành … và các nhu cầu quản lý điều hành các dây chuyền công nghệ mới.

Vì vậy việc thành lập một Công ty trong ĐHQGHN nhằm làm các nhiệm vụ hỗ trợ đắc lực cho đào tạo và nghiên cứu khoa học là cần thiết. Công ty sẽ làm nhiệm vụ tư vấn soạn thảo dự án, tư vấn thực hiện dự án, làm nhiệm vụ chuyển giao công nghệ, làm nhiệm vụ cầu nối giữa nghiên cứu khoa học và ứng dụng. Công ty đóng góp một phần trong việc đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết công ăn việc làm cho sinh viên, cán bộ trong ĐHQGHN.

II/ Các mô hình tổ chức:

Cơ sở pháp lý:

Luật DN có hiệu lực từ 01/1/2000: Luật DN tạo cơ hội bình đẳng cho mọi cá nhân tổ chức phát huy tiềm năng nguồn nhân lực tạo sản phẩm cho xã hội.

Tại sao lại thành lập Công ty cổ phần mà không lựa chọn mô hình tổ chức khác:

1. Không thành lập DNNN vì các lý do sau:

Theo tinh thần nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 24/9/2001 Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN thì Nhà nước phải cải cách DNNN, hạn chế thành lập mới các DNNN ngay cả trong lĩnh vực công ích thì việc thành lập mới các DNNN hoạt động công ích phải được xem xét chặt chẽ, đúng định hướng, có yêu cầu và đủ điều kiện. Chỉ thành lập mới các DNNN ở những lĩnh vực thật cần thiết cho nền kinh tế mà các DN dân doanh không có điều kiện thực hiện.

Với lĩnh vực tư vấn chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho DN không thuộc lĩnh vực cần thiết phải thành lập DNNN.

– Bản thân DNNN chứa đựng sự không minh bạch về sở hữu, đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất động lực, hoạt động kém hiệu quả nên phải cải cách DNNN.

Đặc thù của hoạt động tư vấn chuyển giao công nghệ gắn liền với uy tín cá nhân của các nhà khoa học nên cần một hành lang tư duy tự do, phát huy sáng kiến, nếu thành lập doanh nghiệp nhà nước thì hạn chế năng lực sáng tạo của các nhà khoa học.

Hơn nữa việc thí điểm thành lập DNNN trong các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu theo quyết định số 68/1998/QQĐ-TTg ngày 27/3/1998 đang tạm dừng, việc huy động nguồn vốn ngân sách để thành lập DNNN rất khó khăn.

2. Không thành lập trung tâm là một đơn vị sự nghiệp có thu vì các lý do sau:

Một đơn vị sự nghiệp mang nặng hình thái chỉ đạo hành chính không phù hợp với một đơn vị làm công tác khoa học công nghệ, kìm hãm sự sáng tạo.

Nguồn vốn ngân sách khó khăn, mất thời cơ huy động vốn thực hiện các dự án.

Phân chia lợi ích theo mức lương cơ bản, không có động lực để sáng tạo.

3.Không thể thành lập công ty TNHH 1 thành viên do ĐHQGHN làm chủ sở hữu, vì thực chất hình thái công ty này cũng là 1 DNNN.

4.      Côngt y TNHH 2 thành viên trở lên hoạt động theo luật doanh nghiệpcũng có những lợi thế chư CTCP nhưng bị hạn chế về chuyển nhượng vốn góp và số lượng thành viên tối đa khôngquá 50 người.

5.      Lựa chọn công ty cổ phần có lợi ich sau:

–         Công ty cổ phần có khả năng xã hội hoá đầu tư, thu hút vốn nhàn rỗi cuả toàn xã hội bất kể ai, từ quan chức đến nhà khoa học, sinh viên.

–         Đa dạng hoá về sở hữu, có khả năng huy động vốn kinh doanh, kể cả vốn ngân sách và vốn của mọi đối tượng hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.

–         CTCP là công ty đối vốn, việc góp vốn có thể bằng tiền, bí quyết công nghệ quyền sử dụng đất, nhà cửa v.v.. có thể thu hút được các nhà khoa học tham gia. Việc chuyển nhượng vốn cũng phải hết sức linh hoạt.

–         CTCP minh bạch về sở hữu, tạo động lực phát triển.

–         CTCP là tổ chức kinh doanh tiên tiến nhất trên thế giới, có khả năng phát triển thành tập đoàn mạnh.

–         CTCP hoạt động theo luật DN, có quyền tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, chủ động trong việc thực thi các dự án.

–         ĐHQGHN hoàn toàn có thể chi phối Công ty CP,khi ĐHQGHN góp vốn trên 50% vốn điều lệ. Việc chi phối thông qua bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông. Vốn điều lệ không hạn chế có thể vài trăm triệu, vài chục triệu đủ sắm các thiết bị phục vụ cho tư vấn, đào tạo. Do vậy căn cứ vào khả năng các nguồn vốn của ĐHQGHN kể cả quỹ phúc lợi, việc thành lập công ty không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ cơ quan quản lý Nhà nước nào, mà hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của ĐHQGHN và các nhà khoa học.

–         Thủ tục thành lập CTCP theo Luật DN rất đơn giản: Sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ là được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau đó đi khắc dấu và đăng ký mã số thuế là Công ty vào hoạt động.

Hồ sơ thành lập gồm:

–         Đơn ĐKKD

–         Điều lệ Công ty CP

–         Danh sách cổ đông sáng lập góp vốn

–         Hợp đồng thuê hoặc mượn trụ sở

Việc soạn thảo điều lệ CTCP là quan trọng nhất, vì nó là bộ quy tắc ứng xử riêng của Công ty, điều lệ phản ánh được ý chí của các cổ đông nhưng khôngtrái pháp luật. Điều lệ được các cổ đông thảo luận thông qua, là cương lĩnhhoạt động của Công ty. CTCP không bị hạn chế về việc trả lương thưởng như DNNN nên có khả năng thu hút các nhà khoa học hoạt động.

Vì vậy việc thành lập công ty CP trong ĐHQGHN nhằm làm nhiệm vụ hỗ trợ đắc lực cho đào tạo và nghiên cứu khoa học là cần thiết. Công ty sẽ làm nhiệm vụ tư vấn soạn thảo dự án, tư vấn thực hiện các dự án, làm nhiệm vụ chuyển giao công nghệ, làm nhiệm vụ cầu nối giữa nghiên cứu khoa học và ứng dụng. Công ty đóng một phần trong việc đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết công ăn việc làm cho sinh viên, cán bộ trong ĐHQGHN.

III. Mục tiêu, nhiệm vụ của công ty

1.      Mục tiêu chung:

–         Tiến hành các hoạt động tư vấn, phát huy thế mạnh nghiên cứu của ĐHQGHN nhằm thực hiện việc gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất, thúc đẩy việc ứng dụng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào sản xuất và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ĐHQGHN, góp phần xây dựng ĐHQGHN ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là một đại học đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao của cả nước.

–         Vì lợi ích của các cổ đông, lợi ích của nguồn lao động.

2.      Công ty đăng ký các ngành nghề chính sau:

2.1     Tư vấn:

1.      Tư vấn pháp lý liên quan đến cáclĩnh vực triển khai dự án, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực.

2.      Tư vấn về tin học, công nghệ, môi trường sinh học .. trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và lĩnh vực ứng dụng thực tế.

3.      Tư vấn về đấu thầu xây dựng, thiết bị và triển khai các dự án hợp tác với nước ngoài.

4.      Tư vấn khởi nghiệp và việc làm cho sinh viên

Đây là một vấn đề lớn vì hàng năm ĐHQGHN có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học cần việc làm. Mặt khác rất nhiều đơn vị, cơ quanđang cần cán bộ phù hợp với nghề nghiệp, trình độ. Công ty CP tư vấn công nghệ và nhân lực ĐGQGHN sẽ là cầu nối giữa lao động và việc làm, góp phần giải quyết vấn đề nguồn nhân lực cho xã hội.

5.      Tư vấn hỗ trợ cho các nhà khoa học thực hiện các dự án, các đề tài theo hướng dẫn phục vụ sản xuất.

6.      Tư vấn xuất nhập khẩu thiết bị, công nghệ, vật liệu ..

7.      Tư vấn viết và triển khai các phần mềm máy tính ứng dụng để tăng cường hiệu quả hơn nữa tin học trong quản lý, sản xuất kinh doanh.

2.2     Chuyển giao công nghệ:

1.      Khảo sát tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để tìm cách chuyển giao các quy trình công nghệ cao, công nghệ tiên tiến có hiệu quả thực tế vào đơn vị quản lý, sản xuất kinh doanh.

2.      Thiết kế lắp đặt các hệ thống thông tin đồng bộ, các thiết bị công nghệ theo yêu cầu của các đơn vị. Chú trọng về công tác mạng thông tin, khai thác, lưu giữ, cập nhập thông tin trong các đơn vị lớn. Hỗ trợ việc khai thác, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu trong các đơn vị, giúp cho lãnh đạo có đầy đủ thông tin, hệ thống toàn diện, chính xác để kịp thời giải quyết công việc trước mắt và lâu dài.

3.      Công ty là cầu nối giữa các nhà khoa học và các nhà sản xuất kinh doanh bằng công tác chuyển giao công nghệ có hiệu quả kinh tế cao.

2.3     Đào tạo và bồi dưỡng:

1.      Tổ chức và liên kết đào tạo theo hướng ngắn hạn, phù hợp yêu cầu thực tế để tạo ra nguồn nhân lực phục vụ học tập, nghiên cứu, lao động sản xuất. Đào tạo quản trị công ty các chức danh HĐQT, BKS, GĐ (TGĐ).

2.      Ưu tiên công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, ngoại ngữ để nâng cao năng lực việc làm và tạo điều kiện thuận lợi cho người muốn đi lao động, học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.

3.      Dịch vụ đào tạo sau đại học, tổ chức du học tại chỗ cho sinh viên Việt Nam ở các cấp học.

IV. Sơ đồ tổ chức và nguồn tài chính

1.      Sơ đồ tổ chức:

Công ty cổ phần tư vấn công nghệ và nhân lực ĐH QGHN

2.      Nguồn tài chính:

–         Kinh phí do ĐHQGHN hỗ trợ ban đầu theo các nhiệm vụ được giao và kinh phí ban đầu từ nguồn giá trị nhà xưởng, thiết bị do ĐHQGHN chuyển giao.

–         Tích luỹ từ kinh phí được các hoạt động dịch vụ, chuyển giao công nghệ, các hoạt động liên kết ..

–         Trước mắt công ty cần 02 phòng làm việc, một số thiết bị văn phòng kèm theo ( Công ty có thể nhận từ Ban QLDA đầu tư bước 1 sau khi dự án kết thúc). ĐHQGHN có thể cho mượn.

–         Tổng vốn khoảng 1 tỷ đồng trong đó vốn lưu động tối thiểu là ba trăm triệu đồng.

KẾT LUẬN:

Việc thành lập Công ty CP trong ĐHQGHNphù hợp với xu thế chung của sự phát triển đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh ứng dụng khoa học kỹ thuật, giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực.

(SƯU TẦM – ĐỀ ÁN CHỈ CÓ GIÁ TRỊ THAM KHẢO)

——————————————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

2.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

4. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;