I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

1. Thời gian qua, nhiều văn bản của Đảng về chủ trương, chính sách phát triển khoa học và công nghệ đã được ban hành đều nhấn mạnh việc thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định: lấy ứng dụng, chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ nhập, đi thẳng vào công nghệ tiên tiến ở những ngành, những lĩnh vực có tác động chi phối nền kinh tế quốc dân, những ngành có giá trị gia tăng cao, ngành công nghiệp mới, ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu chủ lực; cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật về chuyển giao công nghệ để đảm bảo cho hoạt động đổi mới, chuyển giao công nghệ có hiệu quả; xây dựng cơ chế, chính sách mới để hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp thường xuyên đổi mới công nghệ; hoàn thiện cơ sở pháp lý về nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về chuyển giao công nghệ; phát triển mạnh mẽ các tổ chức dịch vụ tư vấn, đánh giá, định giá, giám định, môi giới, xúc tiến chuyển giao công nghệ.

>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 1900.0191

2. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, công nghệ đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng, quyết định năng lực cạnh tranh của quốc gia nói chung và của doanh nghiệp nói riêng[1]. Tiềm lực công nghệ, nếu được phát triển, sử dụng và quản lý một cách thích hợp, sẽ đóng góp có hiệu quả vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo đảm nền quốc phòng, an ninh quốc gia và tăng cường vị trí kinh tế của đất nước trên thế giới. Đối với doanh nghiệp, việc đổi mới công nghệ cho phép tăng tỷ trọng phần giá trị gia tăng của sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng. Đối với quốc gia, tốc độ đổi mới công nghệ và mức độ làm chủ được các công nghệ mới, hiện đại, sẽ góp phần quan trọng, quyết định vào sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đất nước ta đang trong đang trong quá trình đổi mới, chủ động hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế một mặt giúp chúng ta có cơ hội tranh thủ tiếp cận các thành tựu khoa học và công nghệ tiến bộ của thế giới, mặt khác, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với thách thức to lớn trước sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Để hội nhập thành công trong điều kiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm còn yếu kém, chúng ta cần có cơ chế, chính sách nâng cao hơn nữa vai trò của công nghệ đối với quá trình phát triển kinh tế và cải thiện năng lực cạnh tranh của quốc gia. Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ – phương thức quan trọng để đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp.

3. Trong 20 năm đổi mới và mở cửa, hoạt động chuyển giao công nghệ ở nước ta và hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này đã góp phần đáng kể nâng cao trình độ công nghệ của các ngành sản xuất, dịch vụ và thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời, ngăn chặn các công nghệ, thiết bị lạc hậu từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam. Qua từng thời kỳ, hoạt động quản lý nhà nước về thẩm định, giám định và chuyển giao công nghệ cũng được đổi mới từng bước theo hướng giảm thủ tục hành chính, tạo cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp, khuyến khích đổi mới, ứng dụng và thương mại hoá công nghệ. Trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, xây dựng, bưu chính – viễn thông, giao thông vận tải, năng lực công nghệ đã được cải thiện nhờ tiếp nhận và ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại, góp phần chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì tốc độ tăng trưởng  và kim ngạch xuất khẩu của ngành.

Tuy nhiên, xét trên phạm vi của cả nền kinh tế, đóng góp vào tăng trưởng chủ yếu vẫn là yếu tố vốn và lao động, yếu tố về công nghệ tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Tồn tại hiện nay của nền kinh tế là đổi mới công nghệ chưa trở thành nhu cầu bức thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp. Điều này dẫn tới thực trạng là trình độ công nghệ của nhiều ngành và doanh nghiệp còn lạc hậu[2], năng lực công nghệ nhìn chung chậm được cải thiện[3], nhiều lĩnh vực công nghệ cao chậm được ứng dụng và phổ biến, nhiều sản phẩm kém sức cạnh tranh cả ở thị trường trong nước và nước ngoài.

Không chỉ thực trạng công nghệ lạc hậu, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động chuyển giao công nghệ cũng chưa theo kịp với những thay đổi của đời sống kinh tế – xã hội, đặc biệt là với các quy luật của kinh tế thị trường. Có thể nêu một số điểm bất cập cần khắc phục như sau:

– Từ năm 1988 trở lại đây, Nhà nước đã ban hành hơn 30 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chuyển giao công nghệ, trong đó, có hiệu lực pháp lý cao nhất là Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành về chuyển giao công nghệ chưa thống nhất và đồng bộ. Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định 4 điều mang tính nguyên tắc về chuyển giao công nghệ. Những quy định cụ thể chủ yếu nằm trong các văn bản hướng dẫn thi hành, hiệu lực pháp lý thấp, thiếu ổn định, ảnh hưởng tới niềm tin của các chủ thể nắm giữ công nghệ, đặc biệt là các đối tác nước ngoài khi tiến hành đầu tư, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.

– Chưa tạo được cơ chế thực sự thông thoáng cho các doanh nghiệp khi tham gia đổi mới và chuyển giao công nghệ. Thiếu các chính sách hỗ trợ đồng bộ, khả thi để thúc đẩy hoạt động ứng dụng, đổi mới, thương mại hoá công nghệ trong nước. Phương thức quản lý nhà nước trong lĩnh vực này chưa phù hợp với cơ chế thị trường, hạn chế quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ. 

– Thiếu cơ sở pháp lý cần thiết thúc đẩy việc hình thành và hoạt động của các tổ chức dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ (dịch vụ thông tin, tư vấn, môi giới, đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ), mặc dù đây là một yếu tố cấu thành quan trọng, không thể thiếu của thị trường công nghệ.

4. Trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, việc ban hành Luật chuyển giao công nghệ là hết sức cần thiết và cấp bách. Đây sẽ là một đạo luật chuyên ngành thống nhất điều chỉnh hoạt động chuyển giao công nghệ, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển, đổi mới và thương mại hoá công nghệ, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển thị trường công nghệ, từ đó nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế, phục vụ phát triển đất nước nhanh và bền vững.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG LUẬT

   Luật chuyển giao công nghệ được xây dựng trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau đây:

1. Thể chế hóa kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng về khuyến khích hoạt động ứng dụng, đổi mới, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội.  

   2. Đẩy mạnh tiếp thu, ứng dụng, làm chủ công nghệ nhập hiện đại, nhanh chóng nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo công nghệ, thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế; nâng cao tỷ trọng đóng góp của yếu tố công nghệ vào năng lực cạnh tranh quốc gia để hội nhập và công nghiệp hoá thành công.

   3. Tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ trên cơ sở bảo đảm tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự do cam kết, thoả thuận giữa các bên tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; nhà nước chỉ can thiệp vào các quan hệ này nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

III. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Luật  Chuyển giao công nghệ gồm 7 chương, 61 điều.

Chương I. Những quy định chung(gồm 13 điều, từ Điều 1 đến Điều 13)

Chương này quy định những vấn đề có tính nguyên tắc chung, chi phối toàn bộ nội dung của Luật, bao gồm: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; áp dụng pháp luật; chính sách của nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ; nội dung quản  lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ; đối tượng công nghệ được chuyển giao; quyền chuyển giao; công nghệ được khuyến khích chuyển giao; công nghệ hạn chế chuyển giao; công nghệ cấm chuyển giao; hình thức chuyển giao công nghệ; các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ.

Phạm vi điều chỉnh

Điều 1 Luật Chuyển giao công nghệ quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ; các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ

– Đối tượng áp dụng

Điều 2 Luật chuyển giao công nghệ quy định: Luật áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ.

Những đối tượng trên khi có hoạt động liên quan đến chuyển giao công nghệ phải tuân theo các quy định của Luật Chuyển giao công nghệ. Trong trường hợp chuyển giao công nghệ đặc thù  được quy định trong luật khác thì áp dung theo quy định của luật đó; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó; trường hợp hoạt động chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài thì các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế, nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Điều 4)

Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ (Điều 5)

+ Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển nhanh và bền vững kinh tế – xã hội của đất nước.

+ Ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; phát triển nguồn nhân lực công nghệ đồng bộ v���i đầu tư đổi mới công nghệ.  

+ Phat triển mạnh thị trường công nghệ; khuyến khích và thúc đẩy  hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.

+ Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, miền núi; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn.

         + Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hợp tác quốc tế trong hoạt động chuyển giao công nghệ.

         – Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ (Điều 6) quy định:

         + Ban hành, tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chuyển giao công nghệ.

         + Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình, biện pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ.

         + Quản lý thống nhấthoạt động chuyển giao công nghệ.

         + Hợp tác quốc tế về hoạt động chuyển giao công nghệ.

         + Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về chuyển giao công nghệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ.

– Đối tượng công nghệ được chuyển giao (Điều 7)

         + Đối tượng công nghệ được chuyển giao là một phần hoặc toàn bộ công nghệ, bao gồm: Bí quyết kỹ thuật;  kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.

         + Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.

–  Quyền chuyển giao công nghệ (Điều 8)

         + Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.

+ Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyềnchuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.

+ Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưngđã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.

         – Công nghệ được khuyến khích chuyển giao(Điều 9)

         Công nghệ được khuyến khích chuyển giao là công nghệ cao, công nghệ tiên tiếnđáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

         + Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao;

         + Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới;

         + Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu;

         + Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo;

         + Bảo vệ sức khỏe con người;

         + Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh;

         + Sản xuất sạch, thân thiện môi trường;

         + Phát triển ngành, nghề truyền thống.

– Công nghệ hạn chế chuyển giao (Điều 10)

         Hạn chế chuyển giao một số công nghệ nhằm mục đích: bảo vệ lợi ích quốc gia; bảo vệ sức khỏe con người; bảo vệ giá trị văn hoá dân tộc; bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường; thực hiện quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

         – Công nghệ cấm chuyển giao (Điều 11)

         + Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

         + Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế – xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

         + Công nghệ không đượcchuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

         – Hình thức chuyển giao công nghệ (Điều 12)

         Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:      

         + Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập;

         + Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây: Dự án đầu tư; Hợp đồng nhượng quyền thương mại; Hợp đồng chuyển giao quyềnsở hữu công nghiệp; Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ;

         + Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ

         Để bảo đảm hoạt động trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, Điều 13 Luật Chuyển giao công nghệ đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể:

         + Lợi dụng hoạt động chuyển giao công nghệ làm tổn hại đến lợi íchquốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

         + Huỷ hoại tài nguyên, môi trường; gây hậu quả xấu đến sức khoẻ con người, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

         + Chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao; chuyển giao trái phép công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao; chuyển giao công nghệ quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ không được chuyển giao cho bên thứ ba.

         + Vi phạm quyền chuyển giao công nghệ về sở hữu, sử dụng công nghệ.

         + Gian lận, lừa dối trong việc lập và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ và hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ và báo cáo thống kê chuyển giao công nghệ.

         + Cản trở hoặc từ chối cung cấp thông tin về hoạt động chuyển giao công nghệ liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

         + Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà, không thực hiện kịp thời yêu cầu của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.

         + Tiết lộ bí mật công nghệ, cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ. 

         + Hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Chương II. Hợp đồng chuyển giao công nghệ (gồm 14 điều, từ Điều 14 đến Điều 27)

Chương này quy định nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ; nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ; chuyển giao quyền sở hữu công nghệ; chuyển giao quyền sử dụng công nghệ; phương thức chuyển giao công nghệ; thời điểm có hiêu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ; quyền và nghĩa vụ của bên giao, bên nhận công nghệ;  giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ; thủ tục cấp phép chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục hạn chế chuyển giao; hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao; quyền, thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ; nghĩa vụ bảo mật trong việc cấp giấy phép chuyển giao công nghệ, cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ; xử lý vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ

         – Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ, Điều 14 Luật quy định:

         + Việc giao kết hợp đồngchuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức kháccó giá trị tương đương văn bản, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức kháctheo quy định của pháp luật.

         + Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thoả thuận; trường hợp cần giao dịch tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng tiếng Việt.Hợp đồng bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị như nhau.

         + Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

         – Luật quy định nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ (Điều 15) do các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây:

         + Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao;

         + Đối tượng công nghệ đượcchuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra;

         + Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ;

         + Phương thức chuyển giao công nghệ;

         + Quyền và nghĩa vụ của các bên;

         + Giá, phương thức thanh toán;

         + Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;

         + Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);

         + Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ;

         + Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao;

         + Phạt vi phạm hợp đồng;

         + Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

         + Pháp luật đượcáp dụng đểgiải quyết tranh chấp;

         + Cơ quan giải quyết tranh chấp;

         + Các thoả thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

– Điều 16 Luật quy định chuyển giao quyền sở hữu công nghệ như sau:

         + Chuyển giaoquyền sở hữu công nghệ là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điều 18 của Luật này.

         + Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

– Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ (Điều 17) quy định như sau:

+ Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ là việc tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 8 của Luật này cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ theo quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 18 của Luật chuyển giao công nghệ.

+ Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận, bao gồm: Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ; Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba; Lĩnh vực sử dụng công nghệ; Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ; Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra; Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra; Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao.

+ Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụngcông nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

         –  Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 19 như sau:

         + Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp các bênkhông thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên sau cùng hoàn tất thủ tục ký hợp đồng.

         + Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao chỉ có hiệu lực sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyềncấp Giấyphép chuyển giao công nghệ.

         – Điều 20 quy định quyền và nghĩa vụ của bên giao công nghệ

         + Bên giao công nghệ có các quyền sau đây: Yêu cầu bên nhận công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao; Được thanh toán đầy đủ theo quy định của hợp đồngvà hưởng quyền, lợi ích khác theo thỏa thuận trong hợp đồng; hưởngưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác củapháp luật có liên quan; Yêu cầu bên nhận công nghệ áp dụng biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên nhận công nghệ không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác; Khiếu nại, khởi kiện vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.

         + Bên giao công nghệ có các nghĩa vụ sau đây: Bảo đảm quyền chuyển giao công nghệ là hợp pháp và không bị quyền của bên thứ ba hạn chế, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác; Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng; Giữ bí mật thông tin trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của đối tác đàm phán; Thông báo cho bên nhận công nghệ và áp dụng các biện pháp thích hợp khi phát hiện có khó khăn về kỹ thuật làm cho kết quả chuyển giao công nghệ không đạt yêu cầu quy định trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên thứ ba do không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; Làm thủ tục xin cấp phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao; Không được thoả thuận vềđiều khoản hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh; Thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận công nghệ (Điều 21) quy định:

         + Bên nhận công nghệ có các quyền sau đây: yêu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao; Được thuê tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài  thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật; Yêu cầu bên giao công nghệ áp dụng các biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên giao công nghệ không thực hiện đúng các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác; Khiếu nại, khởi kiện vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật; Hưởng ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác củapháp luật có liên quan.

         + Bên nhận công nghệ có các nghĩa vụ sau đây: Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên giao công nghệ hoặc bên thứ ba do vi phạm hợp đồng; Giữ bí mật thông tin về công nghệ và các thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của đối tác đàm phán; Làm thủ tục xin cấp Giấyphép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam công nghệthuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao; Thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

         – Điều 22 quy định giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ như sau:

         +. Giá thanh toán trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thoả thuận.

         + Việc thanh toán được thực hiện bằng một hoặc một số phương thức sau đây: Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hoá; Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn củadoanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Phương thức thanh toán khác do các bên thỏa thuận.

         – Thủ tục cấp phép chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao (Điều 23)

         + Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp nhận hoặc chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyểngiao, phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển giao công nghệ.

         + Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển giaocông nghệ phải có văn bản chấp thuận, nếu không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

         + Sau khi nhận được văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp nhận hoặc chuyển giao công nghệ tiến hành ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.

          + Sau khi ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, một trong các bên ký kết hợp đồng phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển giao công nghệ.

         +. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển giao công nghệ có trách nhiệm xem xét sự phù hợp của hợp đồng chuyển giao công nghệ với nội dung ghi trong văn bản chấp thuận để quyết định việc cấp phép, nếu không cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

         + Trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ nếu muốnthay đổi nội dung ghi trong Giấy phép chuyển giao công nghệ thì một trong các bên ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải xin Giấy phép mới.

         –  Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giaobao gồm: Đơn đề nghị ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ; Văn bản về tư cách pháp lý của bên đề nghị; Tài liệu giải trình về công nghệ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; Đơn đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ; Văn bản chấp thuận chuyển giao công nghệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Văn bản về tư cáchpháp lý của các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ; Bản gốc hoặc bản sao hợp đồng chuyển giao công nghệ; Danh mục tài liệu công nghệ, thiết bị công nghệ (nếu có) kèm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ.

         –  Quyền, thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (Điều 25)

         + Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có quyền đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyềnlàm cơ sở để đượchưởng các ưu đãi theoquy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

         + Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm: Đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ; Bản gốc hoặc bản sao hợp đồng chuyển giao công nghệ.

+ Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

          Nghĩa vụ bảo mật trong việc cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ quy định:

         Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ có trách nhiệm giữ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (Điều 26)

         Xử lý vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ (Điều 27) quy định : 

          + Chế tài áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm: Phạt vi phạm; Bồi thường thiệt hại; Buộc thực hiện đúng hợp đồng; Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; Hủy bỏ hợp đồng; Biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

         + Trường hợp vi phạm không cơ bản hợp đồng chuyển giao công nghệ thìkhông được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hơpcác bên có thỏa thuận khác.

         + Các bên có thể thoả thuận hạn chế mức độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với việc vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

         + Việc áp dụng chế tài quy định tại khoản 1 Điều nàyđược thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương III.Dịch vụ chuyển giao công nghệ (gồm 6 điều, từ Điều 28 đến Điều 33)

Chương này quy định về dịch vụ chuyển giao công nghệ; nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ; dịch vụ giám định công nghệ; tiêu chuẩn giám định viên công nghệ.

Điều 28 quy địnhcó 6 loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ bao gồm: môi giới, tư vấn, đánh giá, định giá, giám định và xúc tiến chuyển giao công nghệ. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh  dịch vụ vụ chuyển giao công ngh���.

Điều 29 quy định về nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ, bao gồm:

+ Việc giao kết hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

+ Hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 30, Điều 31 quy định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công ngh. Cụ thể:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ có các quyền: Tiến hành hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ đã đăng ký kinh doanh;  Yêu cầu người sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ; Sử dụng cộng tác viên trong nước và nước ngoài để phục vụ hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ của mình; Hưởng tiền cung ứng dịch vụ và lợi ích khác từ việc cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ theo thoả thuận; Yêu cầu người sử dụng dịch vụ bồi thường thiệt hại do lỗi của người sử dụng dịch vụ gây ra cho mình; Hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ; Tham gia hiệp hội ngành, nghề trong nước, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ có các nghĩa vụ: Thực hiện việc cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ theo đúng nội dung đã đăng ký kinh doanh; Thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ đã giao kết; Chịu trách nhiệm trước bên sử dụng dịch vụ về kết quả thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ của mình; Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho bên sử dụng dịch vụ chuyển giao công nghệ; Giữ bí mật thông tin theo thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ; Thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Dịch vụ giám định công nghệ (Điều 32) quy định tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ giám định công nghệ phải tuân theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 33 quy định về tiêu chuẩn giám định viên công nghệ  phải:

+ Có trình độ đại học, cao đẳng trở lên và có năng lực chuyên môn phù hợp với yêu cầu và lĩnh vực công nghệ giám định;

+ Có ít nhất ba năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ cần giám định;

+ Có chứng chỉ giám định về lĩnh vực công nghệ cần giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ.

Chương IV.Các biện pháp khuyến khích thúc đẩy chuyển giao công nghệ (gồm 17 điều từ Điều 34 đến Điều 50).

– Phát triển thị trường công nghệ

+  Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường công nghệ bằng các hình thức sau đây: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thị trường công nghệ, bao gồm chợ công nghệ, hội chợ công nghệ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ và các loại hình khác; Công bố, phổ biến, trình diễn, giới thiệu công nghệ và tham gia chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ trong nước và nước ngoài.

+ Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tổ chức chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ, các loại hình chuyển giao công nghệ khác và thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển thị trường công nghệ (Điều 34)

– Điều 35 quy định công nghệ khuyến khích chuyển giao cho vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, đó là:

+ Công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn gen; lai tạo, cải tạo, nâng cao giá trị kinh tế của giống cây trồng, giống vật nuôi.

   + Công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

+ Công nghệ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

+ Công nghệ phòng, chống dịch bệnh cho giống cây trồng, giống vật nuôi.

+ Công nghệ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

+ Công nghệ cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường.

+ Công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản phẩm truyền thống của làng nghề.

 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (Điều 36) quy định:

+ Chương trình, dự án phổ biến giống cây trồng, giống vật nuôi hoặc công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phải có nội dung chuyển giao công nghệ.

+ Tổ chức, cá nhân khi phổ biến, chuyển giao công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại địa phương nơi mình triển khai việc chuyển giao công nghệ.

+ Tổ chức, cá nhân cung cấp giống cây trồng, giống vật nuôi hoặc chuyển giao công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến cho người sử dụng và phải bồi thường thiệt hại phát sinh do việc cung cấp giống cây trồng, giống vật nuôi và chuyển giao công nghệ gây ra.

Điều 37 quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn:

+ Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phổ biến, chuyển giao giống cây trồng, giống vật nuôi hoặc công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ tại địa phương và kiểm tra, phát hiện, ngăn cấm kịp thời việc phổ biến, cung cấp giống cây trồng, giống vật nuôi hoặc công nghệ gây thiệt hại cho người sử dụng.

+ Hằng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia (Điều 38) quy định:

+ Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia nhằm thực hiện các mục tiêu: Nâng cao năng lực công nghệ quốc gia, hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ; Phục vụ chương trình kinh tế trọng điểm quốc gia; Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thay thế công nghệ lạc hậu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, làm chủ công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam; Tăng cường nguồn lực công nghệ tại vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

+ Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia.

+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia.

– Điều 39 quy địnhQuỹ đổi mới công nghệ quốc gia

+ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia được thành lập nhằm thực hiện các mục đích: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ được khuyến khích chuyển giao quy định tại Điều 9 của Luật này; Thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã h���i khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; Hỗ trợ đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ việc chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ.

+ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia hỗ trợ việc chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ bằng các hình thức: Cho vay ưu đãi; Hỗ trợ lãi suất vay; Bảo lãnh để vay vốn; Hỗ trợ vốn.

+ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia được hình thành từ các nguồn: Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài; Lãi của vốn vay; Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ;  Các nguồn khác.

Chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước (Điều 40) quy định:

+ Nhà nước giao quyền chủ sở hữu công nghệ đối với kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước cho tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển công nghệ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

+ Chủ sở hữu kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước có nghĩa vụ sử dụng và chuyển giao công nghệ đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.

+ Trong trường hợp chủ sở hữu không thực hiện được quy định tại khoản 2 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ cho tổ chức khác.

Thế chấp tài sản thuộc sở hữu nhà nước để thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ của Nhà nước được thế chấp tài sản thuộc sở hữu nhà nước đã được giao để vay vốn thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật (Điều 41)

Phân chia thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước (Điều 42) quy định:

+ Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đã được cấp văn bằng bảo hộ được hưởng mức thù lao theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ;

+ Trường hợp tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển công nghệ được giao quyền chủ sở hữu công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước phải quy định cụ thể, công khai cơ chế và tỷ lệ phân chia lợi ích theo nguyên tắc: Tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ được hưởng tỷ lệ phần trăm trên giá bán của sản phẩm do công nghệ đó tạo ra trong thời hạn tối đa là mười năm, nếu tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển công nghệ sử dụng công nghệ đó để sản xuất; Tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ được hưởng từ 20% đến 35% số tiền thu được từ hợp đồng chuyển giao công nghệ đó;

+ Sau khi trả thù lao cho tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ, chủ sở hữu công nghệ sử dụng 50% thu nhập còn lại cho đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, 50% cho quỹ phúc lợi, khen thưởng;

+ Trường hợp công nghệ được tạo ra bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần từ ngân sách nhà nước thì việc phân chia thu nhập từ phần vốn của Nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

– Góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư

Tổ chức, cá nhân có quyền chuyển giao công nghệ theo quy định tại Điều 8 của Luật này được quyền góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư. Giá trị vốn góp là giá công nghệ được thoả thuận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ (Điều 43)

– Chính sách thuế để thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ (Điều 44) quy định:

+ Miễn thuế thu nhập cho tổ chức, cá nhân góp vốn bằng Bằng sáng chế,  công nghệ.

+ Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ, bao gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách báo khoa học.

+ Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ không chịu thuế giá trị gia tăng.

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong bảy năm tiếp theo.

+ Doanh nghiệp đầu tư có tiếp nhận công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao được miễn thuế thu nhập trong bốn năm với điều kiện tổng giá trị miễn thuế không vượt quá 50% tổng kinh phí đầu tư cho đổi mới công nghệ.

+ Doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn khi thực hiện dự án đầu tư có tiếp nhận công nghệ được hưởng ưu đãi: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bốn năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp chín năm tiếp theo với điều kiện tổng giá trị miễn thuế không vượt quá tổng kinh phí đầu tư cho đổi mới công nghệ; Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá phục vụ việc thay thế, đổi mới công nghệ và nguyên liệu, vật tư, linh kiện dùng để sản xuất trong thời hạn năm năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất theo công nghệ mới.

+ Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao vào vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được giảm 50% thuế thu nhập đối với thu nhập từ việc chuyển giao công nghệ, cung cấp giống cây trồng, giống vật nuôi.

+ Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ được miễn thuế thu nhập trong bốn năm, được giảm 50% thuế thu nhập phải nộp trong chín năm tiếp theo và được miễn thuế sử dụng đất.

Điều 45 quy định Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ

Doanh nghiệp được trích một phần lợi nhuận trước thuế hằng năm lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ để tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ. Trong thời hạn năm năm, nếu quỹ không được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp trên số lợi nhuận trước thuế mà Nhà nước để lại cho doanh nghiệp và phần lãi phát sinh từ khoản lợi nhuận trước thuế đó.

Chính phủ trình Quốc hội quyết định mức khấu trừ lợi nhuận trước thuế quy định tại Điều này.

Điều 46 quy định về Khuyến khích người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển giao công nghệ vào Việt Nam

Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao hoặc chuyển giao công nghệ ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các ưu đãi sau đây:

+ Các ưu đãi theo quy định tại Điều 44 của Luật này;

+ Cá nhân và các thành viên gia đình họ được cấp thị thực xuất cảnh, nhập cảnh có giá trị sử dụng nhiều lần, thời hạn phù hợp với thời gian thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ;

+ Được tạo điều kiện thuận lợi về cư trú, đi lại;

+  Các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

Khuyến khích phát triển tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, sàn giao dịch công nghệ, chợ công nghệ, hội chợ công nghệ và các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ khác; tổ chức cơ sở trình diễn, ứng dụng, chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, miền núi để thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ (Điều 47).

Trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài đối với hoạt động chuyển giao công nghệ (Điều 48) quy định cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.

 – Công bố, trình diễn, giới thiệu công nghệ (Điều 49) quy định

+ Trong việc công bố, trình diễn, giới thiệu công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền có trách nhiệm sau đây: Hằng năm công bố Danh mục công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân công bố công nghệ mới do mình tạo ra.

+ Nhà nước có biện pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân có công nghệ mới được tạo ra trong nước thực hiện việc công bố, trình diễn, giới thiệu công nghệ và tham gia chợ, hội chợ công nghệ ở trong nước và nước ngoài.

Điều 50 quy định vềThống kê chuyển giao công nghệ

+ Thống kê chuyển giao công nghệ bao gồm thống kê số liệu công nghệ được chuyển giao, công nghệ mới, công nghệ được đổi mới và là một nội dung trong báo cáo thống kê hằng năm của cơ quan quản lý nhà nước về thống kê.

+ Hằng năm, doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trường đại học, trường cao đẳng và các cơ sở đào tạo khác có trách nhiệm báo cáo thống kê chuyển giao công nghệ của mình với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.

+ Cơ quan thống kê trung ương chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể chế độ báo cáo thống kê chuyển giao công nghệ.

Chương V. Trách nhiệm của cơ quan  quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ (gồm 5 điều, từ Điều 51 đến Điều 54)

Chương này quy định về trách nhiệm của Chính phủ; trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ; trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ; trách nhiệm của uỷ ban nhân dân các cấp

– Luật quy định trách nhiệm của Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ (Điều 51).

– Điều 52 Luật quy định Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ, bao gồm các nội dung: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ theo thẩm quyền; Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, biện pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ trình Chính phủ phê duyệt; Xây dựng Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, Danh mục công nghệ cấm chuyển giao trình Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện; Cấp, thu hồi Giấy phép chuyển giao công nghệ đối với công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ; Công bố Danh mục công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện công tác thống kê chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật; Tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ; Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chính phủ ủy quyền hoặc phân công.

–  Các bộ, cơ quan ngang bộ  có trách nhiệm:

+ Trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ, bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm sau đây: Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, Danh mục công nghệ cấm chuyển giao; xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình, biện pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ; Tổ chức thực hiện Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia trong lĩnh vực được phân công phụ trách; Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ được khuyến khích chuyển giao và việc chuyển giao công nghệ ở các vùng được khuyến khích chuyển giao công nghệ; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chuyển giao công nghệ; Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chính phủ ủy quyền hoặc phân công (Điều 53)

– Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ (Điều 54)

Chương VI. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm  (gồm 4 điều, từ Điều 55 đến Điều 58)

Chương này quy định về giải quyết tranh chấp trong hoạt động chuyển giao công nghệ; nguyên tắc giải quyết tranh chấp; khiếu nại tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ

– Điều 55 quy định giải quyết tranh chấp trong hoạt động chuyển giao công nghệ được thực hiện bằng các hình thức: thương lượng giữa các bên; hoà giải giữa các bên do một tổ chức hoặc cá nhân được các bên thoả thuận chọn làm trung gian hoà giải; giải quyết tảitọng tài hoặc toà án trong nước hoặc nước ngoài.

– Nguyên tắc giải quyết tranh chấp (Điều 56) quy định:

+ Tranh chấp phát sinh trong hoạt động chuyển giao công nghệ mà các bên là tổ chức, cá nhân Việt Nam thì giải quyết theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Tranh chấp phát sinh trong hoạt động chuyển giao công nghệ mà một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp và pháp luật áp dụng theo quy định tại Điều 4 Luật này để giải quyết tranh chấp.

+ Tranh chấp phát sinh trong hoạt động chuyển giao công nghệ mà các bên không có thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Khiếu nại, tố cáo về hoạt động chuyển giao công nghệ: Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong hoạt động chuyển giao công nghệ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật; cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm quy định của Luật này với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chuyển giao công nghệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; trong thời gian khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, khi quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về chuyển giao công nghệ có hiệu lực thì tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định đó; khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về chuyển giao công nghệ hoặc phán quyết của Tòa án thì thi hành theo quyết định, phán quyết đó; cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về chuyển giao công nghệ các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của mình (Điều 57)

– Xử lý vi phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ: Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ; Bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chuyển giao công nghệ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 58)

Chương VII.Điều khoản thi hành(gồm 3 điều, từ Điều 59 đến Điều 61)

Chương này quy định điều khoản chuyển tiếp; hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành Luật

IV. Kết luận

Với việc ban hành Luật Chuyển giao công nghệ, chúng ta đã tạo cơ sở pháp lý cao và vững chắc cho việc đổi mới toàn diện tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là một bước cơ bản trong quá trình hoàn thiện pháp luật về chuyển giao công nghệ, góp phần bảo đảm và thúc đẩy quá trình nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp, từng ngành và của toàn bộ nền kinh tế, thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Để sớm đưa Luật Chuyển giao công nghệ vào cuộc sống, Bộ Khoa học và Công nghệ đang khẩn trương tiến hành các công việc sau đây:

– Xây dựng  trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ; danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, danh mục công nghệ cấm chuyển giao; Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.

– Ban hành theo thẩm quyền các văn bản nhằm hướng dẫn thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chuyển giao công nghệ.

– Đẩy mạnh các hoạt động nhằm kích cầu, kích cung công nghệ; hoạt động  thúc đẩy hình thành và phát triền thị trường công nghệ; các hoạt động dịch vụ tư vấn, đánh giá, định giá, giám định công nghệ, môi gới, xúc tiến chuyển giao công nghệ.

 v.v…

BỘ TƯ PHÁP –  VỤ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ – VỤ PHÁP CHẾ

[1] . Từ năm 2000, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đó đánh giỏ năng lực cụng nghệ đóng gúp tới 1/3 năng lực cạnh tranh của quốc gia thay cho tỷ trọng 1/9 trước đây.

[2] . Kết quả điều tra đánh giỏ mới đây về trỡnh độ cụng nghệ của cỏc doanh nghiệp nước ta cho thấy, cũn trờn 10% doanh nghiệp sử dụng cụng nghệ của những năm trước 1970, trờn 50% – những năm 1970 và 1980; và khoảng 30% – những năm 1990.

[3] . Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, xột về chỉ số năng lực cụng nghệ, Việt Nam đứng thứ 49/59 nước năm 2000-2001, 64/74 năm 2001-2002, 68/80 năm 2002-2003 và 92/104 năm 2003-2004.

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
————————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ LIÊN QUAN:
1. Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ;

2. Tư vấn đăng ký mã số, mã vạch;

3. Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả;

4. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ;

5. Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;

6. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại EU;