I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BAN HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

1. Ngày 23 tháng 6 năm 1994, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động, trong đó có Chương XIV quy định về giải quyết tranh chấp lao động. Chương này có 23 điều, từ Điều 157 đến Điều 179, trong đó Điều 179 giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định về việc giải quyết đình công và các vụ án lao động. Năm 1996, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động; trong đó Phần thứ hai của Pháp lệnh quy định về việc giải quyết các cuộc đình công trên cơ sở một số điều của Bộ luật Lao động.

Những quy định của Bộ luật Lao động và Phần thứ hai của Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động đã ghi nhận quyền đình công của tập thể lao động; quy định thủ tục tiến hành đình công của tập thể lao động; quy định thủ tục tiến hành đình công và thủ tục giải quyết các cuộc đình công tại toà án. Trong quá trình thực hiện, Pháp lệnh đã tạo điều kiện để người lao động bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình; nâng cao trách nhiệm của tổ chức công đoàn cơ sở làm cho quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động ngày càng ổn định. Mặt khác, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp lao động.

2. Từ đầu năm 1995 cho đến hết tháng 6 năm 2006 cả nước đã xẩy ra hơn 1290 cuộc đình công. Các cuộc đình công này có một số đặc điểm như sau:

a) Số lượng các cuộc đình công có xu hướng gia tăng.

b) Đình công xẩy ra ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, nhiều nhất ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

c) Nội dung phát sinh đình công:

– Gần 90% các cuộc đình công có nội dung phát sinh từ việc đòi đảm bảo các quyền lợi về tiền lương, tiền thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Bảo hiểm xã hội; định mức lao động; ký kết hợp đồng lao động.

– Các cuộc đình công còn lại có nội dung phát sinh không thuộc quan hệ lao động, như: đề nghị cách chức, thay giám đốc, tổng giám đốc, quản đốc phân xưởng trưởng, phản đối cách đối xử thô bạo của người quản lý doanh nghiệp đối với người lao động.

d) Phần lớn các cuộc đình công trong thời gian qua xuất phát từ yêu cầu của người lao động đòi hỏi người sử dụng lao động phải chấp hành đúng những quy định của pháp luật lao động. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2006, nhiều cuộc đình công xẩy ra trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn một số tỉnh phía Nam xuất phát từ yêu cầu của người lao động đòi tăng tiền lương tối thiểu.

đ) Các cuộc đình công xẩy ra đều không theo đúng trình tự, thủ tục luật định như: không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể, không qua thủ tục hoà giải tại Hội đồng hoà giải cơ sở hoặc hoà giải viên lao động, hoặc không qua giải quyết tại Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh; đình công không báo trước; đình công không do tổ chức công đoàn khởi xướng và lãnh đạo và chưa có cuộc đình công nào được đưa ra Toà án giải quyết.

3. Một số quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công còn chưa phù hợp thực tiễn như: chưa quy định rõ tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, chưa giải thích rõ thuật ngữ về đình công, chưa có cơ chế thích hợp, hiệu quả cho việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, trình tự, thủ tục đình công còn phức tạp, khó thực hiện; chưa có quy định chi tiết bảo đảm quyền lợi của cán bộ công đoàn khi tổ chức, lãnh đạo đình công và quyền lợi của người sử dụng lao động khi có thiệt hại do cuộc đình công bất hợp pháp gây ra…v.v. Từ những vấn đề nêu trên cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định tại Chương XIVcủa Bộ Luật lao động về giải quyết tranh chấp lao động và đình công.

Đề cương giới thiệu luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật lao động năm 2007

Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7)gọi:  1900.0191

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG LUẬT

1. Dự án luật thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng về quyền đình công của người lao động.

2. Dự án luật tạo cơ sở pháp lý để bảo đảm sự lành mạnh của quan hệ lao động và môi trường đầu tư; kế thừa và hoàn thiện một bước pháp luật về đình công và giải quyết đình công; khắc phục những bất cập của pháp luật hiện hành về đình công và giải quyết đình công đồng thời phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật công đoàn và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

3. Dự án xác định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của tập thể lao động, tổ chức công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động và đại diện người sử dụng lao động, trước, trong và sau khi đình công, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các bên trong việc tuân thủ pháp luật lao động; trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn, đại diện người sử dụng lao động.

4. Tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của một số quốc gia để từng bước vận dụng cho phù hợp với điều kiện của nước ta trong quá trình hội nhập.

III. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT

Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Chương XIV về giải quyết tranh chấp lao động của Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002, bao gồm 04 Mục với 44 Điều, cụ thể như sau:

1. Mục I. Quy định chung

Mục này gồm 08 điều (157, 158, 159, 160, 161, 162, 163 và 164), trong đó có các quy định làm rõ các khái niệm về tranh chấp lao động; bổ sung trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức công đoàn trong việc hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp lao động theo đúng quy định của pháp luật như sau:

1.1. Về khái niệm tranh chấp lao động, tranh chấp lao động tập thể lao động về quyền, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, về tập thể lao động và về điều kiện lao động mới (Điều 157):

a)Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp về việcthực hiện các quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đó được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm.

c) Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việctập thể lao động yêu cầuxác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đó được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trỡnh thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

d) Tập thể lao độnglà những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp.

đ) Điều kiện lao động mớilà việc sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể, tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, định mức lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi vàphỳc lợi khỏc trong doanh nghiệp.

1.2. Những nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động (Điều 158):

Việc giải quyết các tranh chấp lao động được tiến hành theo những nguyên tắc sau đây:

a) Thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp;

b)Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xó hội và tuõn theo phỏp luật;

c) Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật;

d) Có sự tham gia của đại diện người lao độngvà đại diện người sử dụng lao động trong quá trỡnh giải quyết tranh chấp.

1.3.Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết tranh chấp lao động (Điều 159):

a)Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên giải quyết tranh chấp lao động thông qua thương lượng, hoà giải nhằm bảo đảm lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, trật tự và an toàn xó hội.

Việc giải quyết tranh chấp lao động tại cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành khi một bên từ chối thương lượng hoặc hai bên đó thương lượng mà vẫn không giải quyết được và một hoặc hai bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.

b) Tổ chức công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động được quy định tại Điều 172a của Bộ luật này trong việc giải quyết tranh chấp lao động theo đúng quy định của pháp luật.

c) Khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể về quyền dẫn đến ngừng việc tạm thời của tập thể lao động thỡ cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chủ động, kịp thời tiến hành giải quyết.

1.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động (Điều 160):

a) Trong quỏ trỡnh giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có các quyền sau đây:

– Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mỡnh tham gia quỏ trỡnh giải quyết tranh chấp;

– Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp;

– Yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó không thể bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp.

b) Trong quỏ trỡnh giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có cácnghĩa vụ sau đây:

– Cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động;

– Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đó đạt được, biên bản hoà giải thành, quyết định đó cú hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đó cú hiệu lực của Toà ỏn nhõn dõn.

1.5. Quyền của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động trong việc yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ…trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động (Điều 161):

Cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mỡnh cú quyền yờu cầu hai bờn tranh chấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu, chứng cứ; trưng cầu giám định, mời người làm chứng và người có liên quan trong quá trỡnh giải quyết tranh chấp lao động.

1.6. Việc thành lập Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, nhiệm kỳ và trách nhiệm của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở (Điều 162):

a) Hội đồng hoà giải lao động cơ sở phải được thành lập trong các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời.

Thành phần của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở gồm số đại diện ngang nhau của bên người lao động và bên người sử dụng lao động. Hai bên có thể thoả thuận lựa chọn thêm thành viên tham gia Hội đồng.

b) Nhiệm kỳ của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở là hai năm.

Đại diện của mỗi bên luân phiên làm Chủ tịch, Thư ký Hội đồng. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở làm việc theo nguyên tắc thoả thuận và nhất trớ.

c) Người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở.

d) Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành hoà giải các tranh chấp lao động quy định tại Điều 157 của Bộ luật này.

1.7. Hoà giải viên và nhiệm vụ của Hoà giải viên (Điều 163):

Hoà giải viên lao động do cơ quan lao động huyện, quận, thị xó, thành phố thuộc tỉnh cử để tiến hành hoà giải các tranh chấp lao động quy định tại Điều 157 của Bộ luật này, tranh chấp về thực hiện hợp đồng học nghề và chi phớ dạy nghề.

1.8. Việc thành lập Hội đồng trọng tài lao động và nhiệm vụ của Hội đồng trọng tài lao động (Điều 164):

a) Hội đồng trọng tài lao động do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) thành lập, gồm các thành viên chuyên trách và kiêm nhiệm là đại diện của cơ quan lao động, công đoàn, người sử dụng lao động và đại diện của Hội luật gia hoặc là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động ở địa phương.

b) Số lượng thành viên của Hội đồng trọng tài lao động là số lẻ và không quá bảy người. Chủ tịch và Thư ký Hội đồng là đại diện của cơ quan lao động cấp tỉnh.

c) Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là ba năm.

d) Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hoà giải các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích quy định tại khoản 3 Điều 157 và tranh chấp lao động tập thể quy định tại Điều 175 của Bộ luật này.

đ) Hội đồng trọng tài lao động quyết định phương án hoà giải theo nguyên tắc đa số, bằng cách bỏ phiếu.

e) Uỷ ban nhõn dân cấp tỉnh bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.

2. Mục II. Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Mục này gồm 04 Điều (165, 165a, 166 và 167) quy định thẩm quyền hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng hoà giải, Hoà giải viên, Toà án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, trong đó cơ bản giữ nguyên những nội dung về việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như pháp luật hiện hành, chỉ sửa đổi thời hạn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Hội đồng hoà giải cơ sở hoặc Hoà giải viên lao động (từ 07 ngày xuống còn 03 ngày – Điều 165a), cụ thể như sau:

2.1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân (Điều 165).

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

a) Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động;

b) Toà ỏn nhõn dõn.

2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng hoà giải cơ sở hoặc Hoà giải viên lao động (Điều 165a).

Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động tiến hành hoà giải tranh chấp lao động cá nhân theo quy định sau đây:

a) Thời hạn hoà giải là khụng quỏ ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải;

b) Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể cử đại diện được uỷ quyền của họ tham gia phiên họp hoà giải.

Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét.

Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải thỡ Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bờn tranh chấp, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấpđó được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thỡ Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành có chữ ký của bờn tranh chấp cú mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn mộtngày làm việc, kể từ ngày lập biờn bản;

c) Trường hợp hoà giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thỡ mỗi bờn tranh chấp cú quyền yờu cầu Toà ỏn nhõn dõn giải quyết.

2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Toà án (Điều 166):

a) Toà ỏn nhõn dõn giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 165a của Bộ luật này.

b) Toà ỏn nhõn dõn giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không bắt buộc phải qua hoà giải tại cơ sở:

– Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hỡnh thức sa thải ho��c về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

– Tranh chấp giữa người giúp việc gia đỡnh với người sử dụng lao động;

– Tranh chấp về bảo hiểm xó hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật này;

– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

c) Người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đũi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xó hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, để giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vỡ bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

d) Khi xét xử, nếu Toà án nhân dân phát hiện hợp đồng lao động trái với thoả ước lao động tập thể, pháp luật lao động; thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác trái với pháp luật lao động thỡ tuyờn bố hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ.

đ) Chính phủ quy định cụ thể việc giải quyết hậu quả đối với các trường hợp hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác bị tuyên bố vô hiệu quy định tại khoản 3 Điều 29, khoản 3 Điều 48 của Bộ luật này và khoản 4 Điều này.

2.4. Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân (Điều 167):

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định như sau:

a) Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mỡnh bị vi phạm đối với các tranh chấp lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 166 của Bộ luật Lao động ;

b) Một năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mỡnh bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 166 của Bộ luật Lao động;

c) Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mỡnh bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 166 của Bộ luật Lao động;

d) Sỏu thỏng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bờn tranh chấp cho rằng quyền, lợi ớch của mỡnh bị vi phạm đối với các loại tranh chấp khác.

3. Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Mục này gồm 08 điều (168, 169, 170, 170a, 170b, 171, 171a và 171b) quy định về cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Trong đó quy định về trình tự, thủ tục và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, cụ thể như sau:

3.1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tập thể về quyền(Điều 168).

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:

a) Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động;

b) Chủ tịch Uỷ ban nhõn dõn huyện, quận, thị xó, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhõn dõn cấp huyện);

c) Toà ỏn nhõn dõn.

3.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lợi ích (Điều 169).

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích baogồm:

a) Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động;

b) Hội đồng trọng tài lao động.

3.3. Việc lựa chọn cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết tranh chấp lao động tập thể (Điều 170).

a) Việc lựa chọn Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể do tập thể lao động và người sử dụng lao động quyết định.

Trỡnh tự hoà giải tranh chấp lao động tập thể được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 165a của Bộ luật này.

Trường hợp hoà giải không thành thỡ trong biờn bản phải nờu rừ loại tranh chấp lao động tập thể.

b) Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 165a của Bộ luật này mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thỡ mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết đối với trường hợp tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

3.4. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động về quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện (Điều 172a).

a) Chủ tịch Uỷ ban nhõn dõn cấp huyện cú quyền tiến hành giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền theo quy định sau đây:

– Thời hạn giải quyết là không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết;

– Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền phải có mặt đại diện cú thẩm quyền của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện mời đại diện công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở và đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan tham dự phiên họp.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đó được đăng ký và cỏc quy chế, thoả thuận hợp phỏp khỏc để xem xét, xử lý đối với hành vi vi phạm phỏp luật của cỏc bờn.

b) Sau khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đó giải quyết mà hai bờn vẫn cũn tranh chấp hoặc hết thời hạn giải quyết quy định tại điểm a khoản 1 Điều này mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện khụng giải quyết thỡ mỗi bờn cú quyền yờu cầu Toà ỏn nhõn dõn giải quyết hoặc tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đỡnh cụng.

3.5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động về quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh (Điều 170b).

Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền. Trỡnh tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Toà án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

3.6. Thủ tục hoà giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài (Điều 171).

Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hoà giải vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích theo quy định sau đây:

a) Thời hạn hoà giải là không quá bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải;

b) Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải có mặt đại diện có thẩm quyền của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở và đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan tham dự phiên họp.

Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét.

Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải thỡ Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bờn tranh chấp, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đó được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thỡ Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải không thành, có chữ ký của bờn tranh chấp cú mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản;

c) Trường hợp Hội đồng trọng tài lao động hoà giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết quy định tại khoản 1 Điều này mà Hội đồng trọng tài lao động không tiến hành hoà giải thỡ tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đỡnh cụng.

3.7. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể (Điều 171a).

Thời hiệu yờu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể là một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mỡnh bị vi phạm.

3.8. Trách nhiệm của các bên tranh chấp trong khi các cơ quan, tổ chức tiến hành giải quyết tranh chấp lao động (Điều 171b). Trong khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đang tiến hành việc giải quyết tranh chấp lao động thỡ khụng bờn nào được hành động đơn phương chống lại bên kia.

4. Mục IV. Đình công và giải quyết đình công

Mục này gồm 24 điều, trong đó có 11 điều quy định về Đình công (gồm các điều 172, 172a, 173, 174, 174a, 174b, 174c, 174d, 174đ, 175 và 176) và 13 điều quy định về giải quyết đình công (gồm các điều 176a, 176b, 177, 177a, 177b, 177c, 177d, 177đ, 177e, 177g, 178, 179 và 179a) cụ thể như sau:

4.1. Khái niệm về đình công (Điều 172):

Đỡnh cụng là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể.

4.2. Người tổ chức, lãnh đạo đình công (Điều 172a)

Đỡnh cụng phải do Ban chấp hành cụng đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời (sau đây gọi chung là Ban chấp hành công đoàn cơ sở) tổ chức và lónh đạo. Đối với doanh nghiệp chưa có Ban chấp hành công đoàn cơ sở thỡ việc tổ chức và lónh đạo đỡnh cụng phải do đại diện được tập thể lao động cử và việc cử này đó được thông báo với công đoàn huyện, quận, thị xó, thành phố thuộc tỉnh hoặc tương đương (sau đây gọi chung là đại diện tập thể lao động).

4.3. Về đình công bất hợp pháp (Điều 173).

Cuộc đỡnh cụng thuộc một trong những trường hợp sau đây là bất hợp pháp:

a) Khụng phỏt sinh từ tranh chấp lao động tập thể;

b) Không do những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp tiến hành;

c) Khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức giải quyết theo quy định của Bộ luật này;

d) Khụng lấy ý kiến người lao động về đỡnh cụng theo quy định tại Điều 174a hoặc vi phạm các thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 174b của Bộ luật này;

đ) Việc tổ chức và lónh đạo đỡnh cụng khụng tuõn theo quy định tại Điều 172a của Bộ luật này;

e) Tiến hành tại doanh nghiệp không được đỡnh cụng thuộc danh mục do Chớnh phủ quy định;

g) Khi đó cú quyết định hoón hoặc ngừng đỡnh cụng.

4.4. Thủ tục tiến hành cuộc đình công theo quy định tại khoản 2 Điều 170a và khoản 3 Điều 171 (Điều 174).

Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục quy định tại Điều 174a và Điều174b của Bộ luật này để đỡnh cụng trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 170a của Bộ luật này mà tập thể lao động không yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết hoặc trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 171 của Bộ luật này.

4.5 Việc lấy ý kiến tập thể lao động để đình công (Điều 174a):

a) Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động lấy ý kiến để đỡnh cụng theo quy định sau đây:

– Đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới ba trăm người lao động thỡ lấy ý kiến trực tiếp của người lao động;

– Đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có từ ba trăm người lao động trở lên thỡ lấy ý kiến của thành viờn Ban chấp hành cụng đoàn cơ sở, Tổ trưởng tổ công đoàn và Tổ trưởng tổ sản xuất; trường hợp không có công đoàn cơ sở thỡ lấy ý kiến của Tổ trưởng, Tổ phó tổ sản xuất.

b) Việc tổ chức lấy ý kiến cú thể thực hiện bằng hỡnh thức bỏ phiếu hoặc lấy chữ ký.

Thời gian và hỡnh thức tổ chức lấy ý kiến để đỡnh cụng do Ban chấp hành cụng đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất là một ngày.

c) Nội dung lấy ý kiến để đỡnh cụng bao gồm:

– Các nội dung quy định tại các điểm a, c và d khoản 3 Điều 174b của Bộ luật này;

– Việc đồng ý hay không đồng ý đỡnh cụng.

4.6. Việc ra quyết định đình công (Điều 174b):

a) Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động ra quyết định đỡnh cụng bằng văn bản và lập bản yờu cầu khi cú ý kiến đồng ý của trên 50% tổng số người lao động đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới ba trăm người lao động hoặc trên 75% số người được lấy ý kiến đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có từ ba trăm người lao động trở lên.

b) Quyết định đỡnh cụng phải nờu rừ thời điểm bắt đầu đỡnh cụng, địa điểm đỡnh cụng, cú chữ ký của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động; trường hợp là đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở thỡ phải đóng dấu của tổ chức công đoàn.

c) Bản yêu cầu phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

– Những vấn đề tranh chấp lao động tập thể đó được cơ quan, tổ chức giải quyết nhưng tập thể lao động không đồng ý;

– Kết quả lấy ý kiến đồng ý đỡnh cụng;

– Thời điểm bắt đầu đỡnh cụng;

– Địa điểm đỡnh cụng;

– Địa chỉ người cần liên hệ để giải quyết.

d) Ít nhất là năm ngày, trước ngày bắt đầu đỡnh cụng, Ban chấp hành cụng đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động phải cử đại diện nhiều nhất là ba người để trao quyết định đỡnh công và bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi một bản cho cơ quan lao động cấp tỉnh và một bản cho Liên đoàn lao động cấp tỉnh.

đ) Đến thời điểm bắt đầu đỡnh cụng đó được báo trước quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu thỡ Ban chấp hành cụng đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động tổ chức và lónh đạo đỡnh cụng.

4.7. Quyền của các bên liên quan trước và trong quá trình đình công (Điều 174c).

Trước khi đỡnh cụng và trong quỏ trỡnh đỡnh cụng, Ban chấp hành cụng đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động, người sử dụng lao động có quyền sau đây:

a) Tiến hành thương lượng hoặc cùng đề nghị cơ quan lao động, Liên đoàn lao động và đại diện người sử dụng lao động ở địa phương hoặc cơ quan, tổ chức khỏc tiến hành hoà giải;

b) Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động có quyền quyết định:

– Tiến hành đỡnh cụng trong cả doanh nghiệp hoặc bộ phận của doanh nghiệp;

– Thay đổi quyết định đỡnh cụng, bản yờu cầu hoặc rỳt quyết định đỡnh cụng, bản yờu cầu;

– Chấm dứt đỡnh cụng;

– Yêu cầu Toà án nhân dân xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng hoặc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.

c) Người sử dụng lao động có quyền quyết định:

– Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần nội dung bản yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động;

– Yêu cầu Toà án nhân dân xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng hoặc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.

4.8. Quyền lợi của người lao động và cán bộ công đoàn trong thời gian đình công (Điều 174d).

Trong thời gian đỡnh cụng người lao động có các quyền lợi sau đây:

a) Người lao động không tham gia đỡnh cụng nhưng phải ngừng việc vỡ lý do đỡnh cụng thỡ được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 62 của Bộ luật này và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động;

b) Người lao động tham gia đỡnh cụng khụng được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác;

c) Cỏn bộ công đoàn, ngoài thời gian được sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 155 của Bộ luật này để làm công tác công đoàn cũn được nghỉ làm việc ít nhất là ba ngày nhưng vẫn được hưởng lương để tham gia vào việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại doanh nghiệp.

4.9. Những hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công (Điều 174đ).

Những hành vi sau đây bị cấm trước, trong và sau khi đỡnh cụng:

a) Cản trở việc thực hiện quyền đỡnh cụng hoặc kớch động, lôi kéo,ép buộc người lao động đỡnh cụng; cản trở người lao động không tham gia đỡnh cụng đi làm việc;

b) Dựng bạo lực; làm tổn hại mỏy múc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp;

c) Xõm phạm trật tự, an toàn cụng cộng;

d) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lónh đạo đỡnh cụnghoặc điều động người lao động,người lónh đạo đỡnh cụng sang làm cụng việc khỏc, đi làm việc ở nơi khác vỡ lý do chuẩn bị đỡnh cụng hoặc tham gia đỡnh cụng;

đ) Trù dập, trả thù đối với người lao động tham gia đỡnh cụng, ngườilónh đạo đỡnh cụng;

e) Tự ý chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp để chống lại đỡnh cụng;

g) Lợi dụng đỡnh cụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

4.10. Việc giải quyết những yêu cầu chính đáng của tập thể lao động ở những doanh nghiệp không được đình công (Điều 175):

Không được đỡnh cụng ở một số doanh nghiệp cung ứng cỏc sản phẩm, dịch vụ cụng ớch và doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dõn hoặc an ninh, quốc phũng theo danh mục do Chớnh phủ quy định. Cơ quan quản lý nhà nước phải định kỳ tổ chức nghe ý kiến của đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp này để kịp thời giúp đỡ và giải quyết những yêu cầu chính đáng của tập thể lao động. Trong trường hợp có tranh chấp lao động tập thể thỡ do Hội đồng trọng tài lao động giải quyết. Nếu một hoặc cả hai bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động thỡ cú quyền yờu cầu Toà ỏn nhõn dõn giải quyết.

4.11. Việc hoãn hoặc ngừng cuộc đình công (Điều 176).

Khi xét thấy cuộc đỡnh cụng cú nguy cơ xâm hạinghiờm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, Thủ tướng Chính phủ quyết định hoón hoặc ngừng đỡnh cụng và giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

Chính phủ quy định về việc hoón hoặc ngừng đỡnh cụng và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động.

4.12. Việc yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công (Điều 176a):

a) Trong quỏ trỡnh đỡnh cụng hoặc trong thời hạn ba thỏng, kể từ ngày chấm dứt đỡnh cụng, mỗi bờn cú quyền nộp đơn đến Toà án yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng.

b) Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:

– Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;

– Tên Toà án nhận đơn;

– Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

– Họ, tên, địa chỉ của những người lónh đạo cuộc đỡnh cụng;

– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động;

– Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, nơi tập thể lao động đỡnh cụng;

– Nội dung yờu cầu Toà ỏn giải quyết;

– Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết.

c) Người yêu cầu hoặc đại diện có thẩm quyền của họ phải ký tờn vào đơn yêu cầu. Trường hợp người có đơn là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người sử dụng lao động thỡ phải đóng dấu của tổ chức vào đơn.

d) Người yêu cầu phải gửi kèm theo đơn các bản sao quyết định đỡnh cụng, bản yờu cầu, quyết định hoặc biên bản hoà giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng.

4.13. Thủ tục xét và quyết định tính hợp pháp của cuộc đình công (Điều 176b).

Thủ tục gửi đơn, nhận đơn, nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ đối với việc xét và quyết định về tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng tại Toà ỏn được thực hiện tương tự như thủ tục gửi đơn, nhận đơn, nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ tại Toà án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

4.14. Toà án có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công (Điều 177):

a) Toà án nhân dân có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng là Toà ỏn nhõn dõn cấp tỉnh nơi xảy ra đỡnh cụng.

b) Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng của Toà ỏn nhõn dõn cấp tỉnh.

4.15. Thành phần Hội đồng xét tính hợp pháp và giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công (Điều 177a):

a) Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng gồm ba Thẩm phỏn.

b) Hội đồng giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng gồm ba Thẩm phỏn.

4.16. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng trong việc giải quyết cuộc đình công (Điều 177b).

Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

4.17. Trách nhiệm của Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và Thẩm phán được phân công giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công (Điều 177c)

a) Ngay sau khi nhận đơn yêu cầu, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh phân công một Thẩm phán chịu trách nhiệm giải quyết đơn yêu cầu.

b) Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công phải ra một trong các quyết định sau đây:

– Đưa việc xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng ra xem xột;

– Đỡnh chỉ việc xột tớnh hợp phỏp của cuộc đỡnh cụng.

c) Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đưa việc xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng ra xem xột hoặc đỡnh chỉ việc xột tớnh hợp phỏp của cuộc đỡnh cụng, Toà ỏn phải gửi quyết định cho hai bên tranh chấp.

4.18. Những trường hợp đình chỉ xét tính hợp pháp của cuộc đình công (Điều 177d).

Toà án đỡnh chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng trong cỏc trường hợp sau đây:

a) Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;

b) Hai bên đó thoả thuận được với nhau về giải quyết đỡnh cụng và cú đơn yêu cầu Toà án không giải quyết.

4.19. Việc mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công và những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công (Điều 177đ):

a) Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xem xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng, Toà ỏn phải mở phiờn họp để xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng.

b) Những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng bao gồm:

– Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng do Thẩm phỏn được phân công chịu trách nhiệm làm chủ tọa;

– Đại diện của hai bên tranh chấp;

– Đại diện các cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Toà án.

4.20. Việc hoãn phiên họp và thời hạn tạm hoãn phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công (Điều 177e)

a) Việc hoón phiờn họp xột tớnh hợp phỏp của cuộc đỡnh cụng được áp dụng tương tự quy định của Bộ luật tố tụng dõn sự về việc hoón phiờn toà.

b) Thời hạn tạm hoón phiờn họp xột tớnh hợp phỏp của cuộc đỡnh cụng khụng quỏ ba ngày làm việc.

4.21. Trình tự xét tính hợp pháp của cuộc đình công (Điều 177g)

Trỡnh tự xột tớnh hợp phỏp của cuộc đỡnh cụng được quy định như sau:

a) Chủ toạ Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng trỡnh bày quỏ trỡnh chuẩn bị và tiến hành cuộc đỡnh cụng;

b) Đại diện của hai bên tranh chấp trỡnh bày ý kiến của mỡnh;

c) Chủ toạ Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng cú thể yờu cầu đại diện cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trỡnh bày ý kiến;

đ) Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng thảo luận và quyết định theo đa số.

4.22. Nội dung và hiệu lực thi hành của quyết định về việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công (Điều 178)

a) Quyết định của Toà án về việc xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng phải nờu rừ cuộc đỡnh cụng là hợp phỏp hoặc cuộc đỡnh cụng là bất hợp phỏp.

Khi kết luận cuộc đỡnh cụng là bất hợp phỏp thỡ phải nờu rừ trường hợp bất hợp pháp của cuộc đỡnh cụng. Trong trường hợp này, tập thể lao động phải ngừng ngay cuộc đỡnh cụng và trở lại làm việc chậm nhất là một ngày, sau ngày Toà ỏn cụng bố quyết định.

b) Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền thỡ cỏc bờn cú quyền khởi kiện yờu cầu Toà ỏn giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

c) Quyết định của Toà án quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thi hành ngay và phải được gửi ngay cho hai bên tranh chấp. Quyết định của Toà án được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

4.23. Trách nhiệm của người lao động khi có quyết định của Toà án về cuộc đình công là bất hợp pháp (Điều 179)

a) Khi đó cú quyết định của Toà án về cuộc đỡnh cụng là bất hợp phỏp mà người lao động không ngừng đỡnh cụng, khụng trở lại làm việc thỡ tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Trong trường hợp cuộc đỡnh cụng là bất hợp phỏp, gõy thiệt hại cho người sử dụng lao động thỡ tổ chức, cỏ nhõn tham gia đỡnh cụng cú lỗi phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

b) Người lợi dụng đỡnh cụng để gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại máy móc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đỡnh cụng, kớch động, lôi kéo, ép buộc người lao động đỡnh cụng; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đỡnh cụng, người lónh đạo cuộc đỡnh cụng thỡ tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chớnh hoặc truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự; nếu gõy thiệt hại thỡ phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

c) Trong quỏ trỡnh giải quyết đỡnh cụng, nếu Toà ỏn phỏt hiện người sử dụng lao động có hành vi vi phạm pháp luật lao động thỡ yờu cầucơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

4.24. Việc gửi đơn khiếu nại và giải quyết đơn khiếu nại về tính hợp pháp của cuộc đình công (Điều 179a)

a) Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày Toà án công bố quyết định về việc xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng, hai bờn cú quyền gửi đơn khiếu nại lên Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao về quyết định đó.

b) Ngay sau khi nhận đơn, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao phải có văn bản yêu cầu Toà án đó xột tớnh hợp phỏp của cuộc đỡnh cụng chuyển hồ sơ vụ việc để xem xét, giải quyết.

c) Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Toà án đó xột tớnh hợp phỏp của cuộc đỡnh cụng phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc lên Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao để xem xét, giải quyết.

d) Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng, một tập thể gồm ba Thẩm phỏn do Chỏnh toà Toà phỳc thẩm Toà ỏn nhõn dõn tối cao chỉ định phải tiến hành giải quyết khiếu nại. Quyết định của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng về xét tính hợp pháp của cuộc đỡnh cụng.”

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban hành những văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Lụât sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động.

Thực hiện chương trỡnh xõy dựng và ban hành cỏc văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Lụât sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động của Chớnh phủ, trong thời gian tới Bộ Lao động – Thương binh và Xó hội sẽ phối hợp với cỏc bộ ngành liên quan như: Bộ Tư phỏp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chớnh, Bộ Nội vụ, Văn phũng Chớnh phủ, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Toà án Nhân dân tối cao, soạn thảo và trình Chính phủ ban hành những văn bản sau đây trước tháng 06 năm 2007:

–                      Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động và đình công;

–                      Nghị định quy định về việc hoãn hoặc ngừng đình công;

–                      Nghị định quy định về việc giải quyết quyền lợi của tập thể lao động tại các doanh nghiệp không được đình công;

–                      Nghị quyết liên tịch của Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động trong trường hợp xảy ra cuộc đình công bất hợp pháp;

–                      Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng trọng tài lao động;

–                      Thông tư hướng dẫn về việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng hòa giải cơ sở và Hòa giải viên.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biếnnhững văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Lụât sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động.

Trong thời gian tới Bộ Lao động – Thương binh và Xó hội sẽ phối hợp với cỏc bộ ngành liờn quan như: Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Văn phũng Chớnh phủ, Tổng Liờn đoàn lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Toà án Nhân dân tối cao tổ chức các đợt phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động và những văn bản quy đnh chi tiết và hướng dẫn thi hành cho toàn thể cán bộ, nhân dân ở các địa phương trong cả nước, đặc biệt là những địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ … để mọi người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức cá nhân hiểu và thực hiện đúng những quy định của pháp luật lao động về tranh chấp lao động, đình công và giải quyết đình công góp phần xây dựng mối quan hệ lao động phát triển hài hoà, ổn định; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ lao động; góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”./.

BỘ TƯ PHÁP – VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-VỤ PHÁP CHẾ

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
—————————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

4. Luật sư tư vấn pháp luật lĩnh vực luật lao động;

5. Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án lao động tại toà án;

6. Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng;

7. Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án;

8. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;