Mặc dù vậy, giữa quy định và thực tế thì lại là 1 khoảng cách xa vời để đi đến thống nhất thực hiện. Nhân dịp đọc được 1 tình huống phản ánh thông qua hệ thống đối thọai doanh nghiệp của UBND TP.HCM về vấn đề mua hóa đơn, tôi xin mạn phép lập 1 đề tài thảo luận trong diễn đàn với hi vọng các bạn phản ánh lại các vấn đề của thủ tục hành chính mà bạn cho rằng “Hành là chính” nhằm giúp cho các cơ quan thực thi pháp luật xem xét lại và thực hiện cho đúng các quy định. Các vấn đề góp ý cần mang tính xây dựng và chân thành nhằm giúp các cơ quan có liên quan xem xét và điều chỉnh lại hành vi của mình cho đúng mực.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  1900.0191

Mời các bạn tham khảo tình huống sau:

Công ty chúng tôi đại diện cho các Doanh nghiệp đóng tại địa bàn quận Bình Tân nêu lên những bức xúc đến Cục Thuế TP.HCM như sau:
1/ Khi làm hồ sơ ban đầu tại chi cục thuế Bình Tân, chúng tôi bị “choáng” khi nhân viên ở đây đưa ra một danh sách được gọi là “những điều doanh nghiệp cần biết” dài như cái “sớ táo quân”, nào là “Bảng liệt kê tài sản, biên bản giao nhận vốn”, “Bảng điều lệ hoạt động đơn vị”, rồi lại hỏi “sao vốn nhiều quá, ngành nghề sao nhiều vậy?”, đáng chú ý là trong đó nói HS pháp lý ban đầu theo Công văn 1257/CT-TTHT ngày 12/12/2006 (đúng ra là Công văn 12750/CT-TTHT ngày 12/12/2006) không biết đây là sự “nhầm lẫn” của Chi cục thuế Q.Bình Tân hay là “cố ý” để DN không thể tham khảo Công văn này? vì theo công văn số 12750/CT-TTHT ngày 12/12/2006 của Cục Thuế TP.HCM về Hồ sơ quản lý thuế ban đầu thì hoàn toàn lại khác.

2/ Rắc rối chưa dừng tại đó, khi chúng tôi nộp đơn mua hóa đơn, cán bộ thuế yêu cầu phải có hóa đơn đầu vào thì mới bán hóa đơn, với giải thích là “anh không có đầu vào thì mua hóa đơn làm gì?”, mặc cho tôi đã nói trong Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002, Thông tư số 99/2003/TT-BTC ngày 23/10/2003 đâu có yêu cầu hóa đơn đầu vào, và các chi cục thuế khác cũng không yêu cầu, đồng thời chúng tôi cũng giải thích: “do ngành nghề đặc thù của DN là mua đi bán lại, không mua hàng trước để trữ tại DN, khi có mối thì chúng tôi mới mua hàng và giao thẳng cho khách hàng, mà khi đó mới đi mua hóa đơn thì đâu kịp xuất cho khách hàng”, tuy nhiên với vẻ mặt lạnh như tiền vị cán bộ thuế này trả lời chắc nịch là “không, đây là qui định của chi cục” (vậy là qui định của chi cục “lớn” hơn Thông tư của Bộ Tài chính??), buộc lòng chúng tôi phải “kiếm” hóa đơn đầu vào cho đủ “thủ tục” và kèm theo “phong bì”. Những tưởng sóng yên biển lặng, nhưng chúng tôi đã lầm, sau khi mua hóa đơn được 01 tháng, quản lý thuế lại yêu cầu cầm cuốn hóa đơn lên để kiểm tra (mặc dù chúng tôi có nộp báo cáo thuế và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn), biết là cán bộ thuế sai nhưng chúng tôi vẫn bấm bụng cầm lên cho xong chuyện, lên tới nơi chúng tôi lại phải ngồi đợi cả buổi, trong khi chờ đợi, chúng tôi thấy cán bộ thuế đập bàn, đập ghế la mắng DN xối xả, như là DN đang đi xin ân huệ từ cơ quan thuế vậy. Đợi cả tiếng đồng hồ, cuối cùng cũng đến lượt tôi, và tôi cũng không ngoại lệ, câu đầu tiên luôn là “bộ DN anh định trốn thuế hả?” như là muốn “nắn gân” vậy, nhưng sau khi thấy tôi điềm tĩnh trả lời, và hỏi lại:”tại sao cơ quan thuế lại bắt DN cầm hóa đơn lên cc thuế?” và “điều này được qui định tại văn bản nào?” thì lúc này cán bộ thuế mới dịu giọng và giải thích là kêu DN cầm hóa đơn lên để cơ quan thuế hướng dẫn DN xuất hóa đơn (trời sao mà tốt thế!), tuy nhiên sau đó vài tuần cán bộ thuế lại gọi cho chủ DN yêu cầm cầm cuốn hóa đơn lên nữa (chắc tại vì lần trước không đưa “phong bì”?), đến lúc này thì chúng tôi hết chịu nổi, và nhất định không cầm lên nữa đồng thời yêu cầu cán bộ thuế nếu muốn kiểm tra, thanh tra vấn đề gì thì cứ ra Thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/KTTT theo đúng qui định tại Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007.

Đó là một số hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực điển hình của một số cán bộ thuế tại CC thuế Bình Tân mà các DN phải chịu trong suốt thời gian qua.

Trong khi đó, triển khai thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Đề án 30/CP). Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính đã hoàn thành việc xây dựng và công bố công khai Bộ Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế, phí, lệ phí (gồm 330 thủ tục) trên các Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và tại cơ quan Thuế các cấp để doanh nghiệp, người dân biết và dễ dàng thực hiện, và Bộ tài chính cũng đang “kêu gào” đơn giản hoá ít nhất 30% các thủ tục hành chính hiện có thì tại CC thuế Bình Tân lại có những hành vi đi ngược lại với chủ trương đúng đắn trên.

Vậy đại diện các DN, chúng tôi đề nghị Cục Thuế TP,HCM rà soát, kiểm tra lại các thủ tục hành chính tại CC thuế Bình Tân, để chủ trương đúng đắn của Chính phủ có thể lan tỏa tận các quan Nhà nước địa phương.

Theo Webketoan

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)