Dự liệu cho những trường hợp cá nhân có nhu cầu lập di chúc nhưng đang ở xa nơi công chứng, xa ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc trong những hoàn cảnh đặc biệt nên không thể lập di chúc có chứng nhận hoặc chứng thực được, Bộ luật dân sự đã quy định những di chúc nếu có xác nhận của người có thẩm quyền cũng có giá trị như di chúc được chứng thực, chứng nhận. Điều 630 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 638. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực
1. Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.
2. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.
3. Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.
4. Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.
5. Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.
6. Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.
1. Di chúc của quân nhân
Theo Điều 638 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc bằng văn bản của quân nhân có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực khi:
“Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.”
Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng nhà nước chứng nhận hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực.
Trong trường hợp này, lý do làm cho người lập di chúc không thể “yêu cầu” cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hoặc chứng thực di chúc được có thể hiểu theo một hay hai tình huống sau đây: một là, do người lập di chúc đang là quân nhân đang làm nhiệm vụ, đóng quân ở xa nơi Công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; hai là, do nhiệm vụ đặc biệt mà quân nhân đó không thể đến Công chứng nhà nước cũng như ủy ban nhân dân cấp cơ sở để lập di chúc theo thủ tục có chứng nhận, chứng thực mặc dù nơi đóng quân gần các cơ quan này.
Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên sẽ có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực.
2. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 638 Bộ luật dân sự 2015 thì “Di chúc được lập ra khi ngươi lập di chúc đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó” sẽ có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực.
Quy định này của pháp luật dự phòng tới những trường hợp cá nhân đang đi lại hoặc làm việc trên máy bay, tàu biển mà có nhu cầu lập di chúc khi những phương tiện giao thông đó chưa hạ cánh hoặc chưa cập bến. Vì vậy, cơ trưởng hoặc thuyền trưởng có thẩm quyền xác nhận di chúc và phải xác nhận ngay sau khi di chúc được lập trong lúc máy bay chưa hạ cánh hoặc tàu chưa cập bến.
Ví dự: A đang ngồi máy bay từ Mỹ về Việt Nam nhưng trong khi đang bay thì A tái phát bệnh tim. A cho rằng mình khó mà qua khỏi nên đã lập di chức để định đoạt tài sản của mình. Trong trường hợp này, di chúc của A có xác nhận của Cơ trưởng chiếc máy bay đó thì di chúc sẽ có hiệu lực như được công chứng, chứng thực.
3. Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh
Khoản 3 Điều 638 Bộ luật dân sự 2015 “Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bênh có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở chữa bệnh đó” thì sẽ có giái trị như di chúc được công chứng, chứng thực.
Mặc dù bệnh viện, cơ sở chữa bệnh vẫn gần nơi công chứng hoặc ủy ban nhân dân nhưng cá nhân có nhu cầu lập di chúc vẫn không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực được vì họ đang lâm vào tình trạng ốm đau bệnh tật, tính mạng đang bị đe dọa. Vì vậy, trong trường hợp này, di chúc của họ lập ra chỉ cần có xác nhận của người phụ trách bệnh viện hoặc cơ sở chữa bệnh nơi họ đang điều trị vẫn được coi là có giá trị như di chúc có chứng nhận hoặc chứng thực.
Ví dụ: A bị bệnh ung thư giai đoạn cuối. Con cái của A đang ở nước ngoài do dịch nên không về được. A đi lại khó khăn. Trong trường hợp này thì A có thể lập di chúc và có xác nhận của Giám đốc bệnh viện thì di chúc này của A sẽ có giá trị như một di chúc được công chứng, chứng thực.
4. Di chúc của người làm công việc khảo sát, thăm dò vùng rừng núi, hải đảo
Theo Điều 638 Bộ luật dân sự 2015 “Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị đó” thì được coi là di chúc đó có giá trị như được công chứng hoặc chứng thực.
Đây là trường hợp những cá nhân đang công tác vùng sâu vùng xa (nơi không có cơ quan công chứng nhà nước cũng như xa ủy ban nhân dân) nhưng họ muốn lập di chúc vì họ cho rằng với bệnh tật của mình sẽ không đủ điều kiện để chờ đến hết đợt công tác mới lập di chúc. Vì thế, nếu họ lập di chúc trong thời gian này thì di chúc của họ vẫn có giá trị như di chúc được công chứng hoăc chứng thực dù di chúc chỉ có sự xác nhận của tổ trưởng tổ công tác hoặc trưởng nhóm nghiên cứu.
5. Di chức của công dân Việt Nam ở nước ngoài
“Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó” thì sẽ có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực (Điều 638 Bộ luật dân sự 2015)
Nếu công dân Việt Nam đang công tác, học lập, lao động ở nước ngoài lập di chúc và di chúc được lập ở nước ngoài đã có chứng nhận của cơ quan lãnh sự hoặc đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước người đó lập di chúc thì di chúc đó có hiệu lực pháp luật như di chúc được lập trong nước có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phương, thị trấn.
Ví dụ: B xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, nhưng do có vấn đề về sức khỏe nên A muốn lập di chúc để lại di sản của mình ở Việt Nam cho những người thừa kế. Hiện tại do dịch nên A không thể về VIệt Nam. Trong trường hợp này, B có thể lập di chúc ở Nhật Bản, sau đó đem di chúc đến xin chứng nhận của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở Nhận Bản. Bản di chúc này của B sau khi được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam xác nhận thì sẽ có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực.
6. Di chúc của người bị tạm giam, chấp hành án phạt tù
“Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở giam giữ đó” sẽ có hiệu lực như di chúc được công chứng, chứng thực.
Vì lý do tố tụng, người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù bị hạn chế quyền tự do đi lại nên họ không thể yêu cầu cơ quan công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân chứng nhận hoặc chứng nhận cho bản di chúc củ mình được. Tuy vậy họ vẫn có quyền tự do lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Tôn trọng quyền này của cá nhân, pháp luật vẫn thừa nhận di chúc của họ lập ra khi đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù có giá trị pháp lý như di chúc có chứng nhận, chứng thực nếu di chúc đó đã có xác nhận của người phu trách cơ sở giam giữ.
Ví dụ: A bị đang chấp hành án phạt tù 20 năm. Hiện tại A đã 60 tuổi và không biết liệu có thể đợi đến lúc chấp hành xong án phạt tù không. Do đó, A muốn để lại di chúc định đoạt ngôi nhà là tài sản riêng của mình cho đứa con gái. Trong trường hợp này, A không thể xin ra ngoài để lập di chúc sau đó công chứng được nhưng A có thể lập di chúc là xin xác nhận của người phụ trách cơ sở giam giữ nơi A đang chấp hành án.
Như vậy, cá nhân chỉ lập di chúc trong trường hợp nói trên khi họ cho rằng tình trạng sức khỏe, tính mạng của họ không đủ thời gian để lập một di chúc theo thể thức khác. Chẳng hạn, một người đang đi trên tàu biển bị một căn bệnh đột ngột làm cho họ cảm thấy nếu chờ cho tàu cập bến mới lập di chúc thì sẽ không kịp nên đã lập ngay di chúc trên tàu và xin xác nhận của thuyền trưởng. Vì vậy, sẽ có một câu hỏi đặt ra là: Sau khi di chúc được lập trong những hoàn cảnh nói trên nhưng người lập di chúc đã qua khỏi hoàn cảnh đó và trở lại với điều kiện bình thường (chẳng hạn người đã lập di chúc trên tàu biển nhưng sau khi tàu cập bến bệnh của họ được cứu chữa và họ sống khỏe mạnh bình thường) thì những di chúc ấy có bị hủy bỏ hay vẫn được công nhận là có giá trị pháp lý như di chúc có chứng nhận, chứng thực hay không?
Pháp luật quy định di chúc ra lập trong những trường hợp trên có giá trị như di chúc được chứng nhận, chứng thực nhằm đảm bảo cho cá nhân quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình ngay cả khi họ rơi vào những hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên chỉ trong những hoàn cảnh đó thì di chúc của họ mới được coi là có giá trị như di chúc được chứng nhận, chứng thực. Vì vậy, khi người lập di chúc đã trở lại điều kiện bình thường, có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận, chứng thực di chúc được nhưng họ vẫn không yêu cầu chứng nhận, chứng thực thì di chúc mà họ đã lập trong những hoàn cảnh trên sẽ không được thừa nhận là có giá trị như di chúc được chứng nhận chứng thực, đồng thời, cũng không được coi di chúc đó là đã bị hủy bỏ. Trong những trường hợp này cần xác định giá trị của di chúc theo hai trường hợp sau:
Một là, nếu di chúc đó do người để lại tự sản tự nguyện lập ra trong khi minh mẫn sáng suốt và sự định đoạt nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì được coi là hợp pháp (đã được BLDS 2015 quy định tại khoản 5 Điều 630).
Hai là, nếu có sự tranh chấp về hiệu lực của những di chúc nói trên mà việc xác nhận không đủ cơ sở để khẳng định là người đó minh mẫn sáng suốt, tự nguyện trong khi lập di chúc thì coi như không có di chúc đó vì sai khi lập di chúc trong những hoàn cảnh đặc biệt người lập di chúc đã trở lại điều kiện bình thường thì cần phải lập di chúc có tính xác thực cao hơn.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Email : Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Trân trọng./.