Nhìn lại tiến trình hội nhập kinh tế của nước ta trong những năm gần đây cũng phải khẳng định đó là một sự cố gắng lỗ lực ấy thế mà sao chúng ta vẫn luôn bị xếp hạng thấp (gần như bét) và ngày càng tụt hạng một cách thảm hại. Những con số báo cáo đưa ra đều phản ảnh thực trạng là năm nay chúng ta “đổi mới” tụt hạng so với năm trước vài bậc.

>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi:1900.0191

Đơn cử như trong lĩnh vực quản lý bất động sản chúng ta đã liên tục thay đổi Luật, chỉ riêng trong lĩnh vực này đã có hàng trăm văn bản về đất đai vậy mà sao họ vẫn xếp ta vào hạng “chẳng kiêng nể gì” đứng thứ 56/ 56.

Trong lĩnh vực chống tham nhũng ta đã có rất nhiều cố gắng, thế mà sao thứ hạng về sự minh bạch hoá cũng không có được sự cải thiện đáng kể.

Trong môi trường kinh doanh, chúng ta đã nêu quyết tâm rất cao như: Xây dựng một Luật chung áp dụng cho mọi thành phần kinh tế; cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh; tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất; ưu đãi; giảm thuế; khuyến khích xuất khẩu…Tuy nhiên, những báo cáo về môi trường kinh doanh của chúng ta cũng chỉ được xếp sau các nước trong khu vực (104/ 175) trong khi Singapo lại từ vị trí thứ hai lên vị trí thứ nhất; đành rằng Singapo nhỏ bé chỉ bằng một Tỉnh ở nước ta, họ như cái Taxi chạy nhanh hơn ta thì không phải nói, nhưng nước Mỹ to lớn như thế mà cũng chỉ xếp hạng thứ ba. Hoá ra cái thứ hạng của môi trường kinh doanh lại không dựa trên tiêu chí là nước to hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của hệ thống pháp luật và bộ máy thực thi pháp luật. Bản chất của pháp luật lại là sản phẩm của tư duy; nếu tư duy khoa học và phù hợp với điều kiện khách quan thì chắc chắn tính hợp pháp và hợp lý của pháp luật sẽ tiến bộ. Ở nước ta, vấn đề hợp pháp mà không hợp lý đang là vấn đề cần phải xem xét; Chuẩn mực của hệ thống pháp luật là tính hợp lý và chuẩn mực của hệ thống thực thi pháp luật là tính chấp hành pháp luật của đội ngũ công chức.Có thể khẳng định rằng, ở nước ta cả hai chuẩn mực này đều chưa phù hợp cần sớm sửa đổi.

Đơn cử như trong hôn nhân và gia đình là quyền tự do của con người và được Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thừa nhận là một nguyên tắc vậy mà chúng ta lại cấm kinh doanh nghề môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài?. Phải chăng chúng ta vẫn giữ cái tư duy cũ, theo đó phàm những cái gì không quản lý được thì ta cấm!. Bên cạnh đó, Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Đầu tư lại cấm nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào lĩnh vực Thám tử tư và điều tra. Chắc có lẽ ta quên rằng “Thám tử tư” là một nghề đã có từ lâu trên thế giới và rất phổ biến; chúng ta đã từng được xem những bộ phim nổi tiếng về “Thám tử Sherlockhome” một thời lừng danh ở nước Anh. Nghề thám tử tư có lợi hay có hại chưa ai bàn tính nhưng phải khẳng định một điều mà rõ ràng là lợi nhiều hơn hại. Đầu tư trong lĩnh vực thám tử tư, điều tra ở nước ta lại được liệt kê vào các dự án gây phương hại đến quốc phòng an ninh và lợi ích công cộng. Mặc dù về nguyên tắc trong tất cả các văn bản pháp luật chúng ta đều đưa ra những quy phạm cấm đầu tư kinh doanh các dịch vụ làm phương hại tới lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân và Nghị định 108/2006/ NĐ-CP cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên đại đa số ý kiến cho rằng nên có nghề thám tử tư, có thám tử tư thì báo chí sẽ có nhiều nội dung hơn trong việc phanh phui các vụ tham nhũng, các ngõ ngách khuất tất sẽ có cơ hội được phơi bày; Vậy thử hỏi ai sợ thám tử tư ?! chỉ có người có hành vi mờ ám mới sợ thám tử tư còn những người làm ăn chân chính, minh bạch không việc gì phải sợ. Như vậy, rõ ràng ở đây việc cấm thám tử tư chỉ tạo cơ hội cho tham nhũng đồng thời cần phải trả lời một cách sòng phẳng câu hỏi: Tại sao lại cấm?

Các nước có nghề thám tử tư hàng trăm năm nay; còn nước ta trước thềm hội nhập WTO mà vẫn cấm đầu tư vào lĩnh vực nhạy cảm này là điều hết sức bất cập; điều đó có nghĩa là không muốn môi trường đầu tư minh bạch, công khai. Do vậy, nếu cần hạn chế tiêu cực thì phải coi thám tử tư là một nghề đồng thời qui định cụ thể điều kiện đầu tư kinh doanh, điều kiện hành nghề và cấp thẻ cho thám tử tư hoạt động như các nước vẫn làm.

Những dẫn chứng trên đây đã phần nào phản ánh thực chất môi trường kinh doanh của chúng ta; vì sao đã cải cách nhiều lần nhưng chúng ta vẫn xếp hạng sau nhiều nước. Đó là chưa kể tình trạng tự phát trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đầu tư của các Tỉnh, thành phố trong cả nước. Liệu có còn tình trạng ban hành điều kiện kinh doanh một cách tuỳ tiện nữa hay không? phải nhanh chóng triển khai thực hiện nghiêm túc Khoản 5 Điều 7 Luật doanh nghiệp.

Có lẽ chúng ta đang đi giật lùi về tương lai trong khi các nước khác lại đi thẳng và nhiều khi còn cắm đầu chạy đến đích. Điều đó có thể lý giải phần nào hiện tượng ta vẫn thấy tiến hơn trước ngày càng xa điểm xuất phát nhưng càng tiến thì lại càng tụt hậu so với các nước.

Luật gia Cao Bá Khoát.

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;
4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;
5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;
6. Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.