1. Dây điện, ổ cắm điện là gì?

Dây diện, ổ cắm điện không còn là vật dụng xa lạ đối với mỗi con người mà rất phổ biến với nhiều mẫu mã, nhiều kiểu dáng và nhiều chủng loại khác nhau. Vậy nên các chủ thể kinh doanh có sản xuất dây điện, ổ cắm điện mà muốn đưa hàng hóa ra thị trường thì trước tiên nên đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với dây điện, ổ cắm điện. Điều này rất quan trọng bởi lẽ bản chất của nhãn hiệu là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau nên khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chủ thể kinh doanh sẽ được sử dụng độc quyền nhãn hiệu đó trong nhóm dây điện, ổ cắm điện.

Có thể hiểu đơn giản, dây điện là sợi dây hình trụ có một hoặc nhiều lõi bằng đồng hoặc nhôm và được bọc cách điện bởi một lớp nhựa PVC. Ổ cắm điện là thiết bị dùng để đáp ứng nhu cầu chia sẻ và kết nối các thiết bị điện và nguồn điện.

Để đăng ký nhãn hiệu cho dây điện và ổ cắm điện thì trước tiên nên xác định được nhóm của dây điện và ổ cắm điện và cụ thể thuộc nhóm 09 của Bảng phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ Nice bản 11-2020.

2. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu được định nghĩa tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu này được coi là nhãn hiệu thông thường, ngoài ra pháp luật còn quy định các loại nhãn hiệu khác như nhãn hiệu tập tể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng. Cụ thể:

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

3. Khách hàng lựa chọn dịch vụ đăng ký nhãn hiệu lại Luật LVN Group cho dây diện, ổ cắm điện

3.1. Thông tin nhãn hiệu “TP Home, hình”

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Luật LVN Group cho dây điện, ổ cắm điện

Chủ sở hữu: CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY VÀ CÁP ĐIỆN TRẦN PHÚ PHƯƠNG LIỆT

Địa chỉ: Số 37- LK 3- KĐT Đại Thanh, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Mô tả nhãn hiệu: Nhãn hiệu “TP Home, hình” bao gồm cả nhãn hiệu hình và nhãn hiệu chữ. Nhãn hiệu chữ là TP Home với TP được in hoa, in đậm, cách điệu T chèn lên một phần của P, T màu xanh dương, P màu đỏ, cỡ chữ to và phía dưới hai chữ T và P là chữ HOME được in hoa, màu xanh dương và cỡ chữ nhỏ. Nhãn hiệu hình bao gồm: 26.01.01 (Hình tròn), 26.01.18 (Hình tròn, e-lip chứa một hay nhiều chữ cái), 26.04.04 (Hình bình hành bất thường, hình thang, tứ giác có một hay nhiều góc làm tròn), 26.04.07 (Hai tứ giác lồng nhau).

Màu sắc: Xanh dương, đỏ.

Nhóm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Dây điện, cáp điện, dây điện từ, ổ cắm điện, phích cắm điện, ống dẫn (điện).

3.2. Thông tin nhãn hiệu “CADI LS”

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Luật LVN Group cho dây điện, ổ cắm điện

Chủ sở hữu nhãn hiệu: CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN ĐẠI THANH

Địa chỉ: Thôn Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Mô tả nhãn hiêu: Nhãn hiệu “CADI LS” chỉ bao gồm phần chữ CADI LS được in hoa, in đậm, màu đen và cỡ chữ to.

Nhóm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Cuộn dây điện từ, cuộn dây điện, dây điện, dây cáp điện, cáp điện, vỏ bọc ngoài nhận dạng cho dây điện.

4. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Luật LVN Group

Bước 1. Tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu là bước đầu tiên và là bước vô cùng quan trọng để quyết định tỷ lệ thành công khi đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu. Vì vậy, Luật LVN Group sẽ hỗ trợ khách hàng tra cứu nhãn hiệu để đảm bảo tỷ lệ đăng ký thành công cao nhất cho khách hàng.

Khi tra cứu cần kiểm tra về nhóm của hàng hóa, dịch vụ (theo Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2020) và phân loại hình của nhãn hiệu (theo Bảng phân loại quốc tế về các yếu tố hình của nhãn hiệu theo Thỏa ước Viên).

Sau khi kiểm tra xong về phân loại nhóm và phân loại hình của nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ cần thực hiện tra cứu nhãn hiệu trên các trong thông tin sở hữu công nghiệp, có thể kể đến như: Trang Web thuộc thư viện số của Cục Sở hữu trí tuệ (http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php) và trang Web tra cứu thông tin nhãn hiệu của WIPO (http://www.wipo.int/madrid/monitor/en/index.jsp).

Sau khi tra cứu xong nếu như nhãn hiệu không trùng hay gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác thì khả năng được bảo hộ cao.

Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Luật LVN Group sẽ hỗ trợ khách hàng soạn thảo và chuẩn bị các giấy tờ đăng ký nhãn hiệu và hồ sơ bao gồm

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Bước 3. Nộp đơn đăng ký

Hiện nay, pháp luật quy định có hai hình thức nộp đơn đăng ký, đó là:

Thứ nhất, hình thức nộp đơn giấy.

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

Thứ hai, hình thức nộp đơn trực tuyến

– Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

– Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

Và nếu khách hàng lựa chọn dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Công ty Luật LVN Group thì đơn đăng ký sẽ được thực hiện bằng giấy và nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 4. Theo dõi đơn đăng ký độc quyền nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Quy trình xem xét đơn đăng ký thương hiệu độc quyền của Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm các giai đoạn chính sau:

– Thẩm định hình thức: Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức đơn, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền… để từ đó đưa ra kết luận đơn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu là trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.

– Công bố đơn hợp lệ: Đơn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn đăng ký thương hiệu độc quyền hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký thương hiệu độc quyền là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu thương hiệu độc quyền và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

– Thẩm định nội dung: Đơn đăng ký độc quyền nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu độc quyền cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.

Bước 5. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng và gửi lại khách hàng.

5. Thời gian đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xử lý và giải quyết hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền với thời gian của từng giai đoạn như sau:

– Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng 01 tháng đến 03 tháng;

– Giai đoạn công bố đơn hợp lệ là 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ;

– Giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng từ 09 tháng đến 11 tháng;

Như vậy, tổng thời gian đăng ký thương hiệu độc quyền từ thời điểm nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ dao động trong khoảng 12 tháng đến 15 tháng theo quy định của pháp luật.

6. Giá dịch vụ của Luật LVN Group về đăng ký nhãn hiệu cho dây điện, ổ cắm điện

Liên hệ số điện thoại đường dây nóng của Luật LVN Group 1900.0191 để được hỗ trợ và báo phí dịch vụ cụ thể.

Rất mong nhận được sự hợp tác từ phía quý khách hàng. Còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc, quý khách hàng có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.