Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Dân sự 2015
Bộ luật Dân sự 2005
2. Luật sư tư vấn:
Quyền xác định dân tộc
Quyền xác định dân tộc được quy định tại Điều 28 BLDS 2005 có quy định về việc xác định lại dân tộc của cá nhân nhưng tiêu đề của điều luật được các nhà lập pháp quy định “Quyền xác định dân tộc” điều này dẫn đến nội hàm bên trong và toàn bộ điều luật không phù hợp, nội dung của quy định cụ thể như sau:
“1. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ.
2. Người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau đây:
a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;
b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ là ai.
3. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên yêu cầu xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải được sự đồng ý của người chưa thành niên đó.”
BLDS 2015 đã mở rộng quy định này thành quyền xác định, xác định lại dân tộc nó đã được cụ thể hóa trong tên điều luật. Các nhà lập pháp bổ sung quyền xác định lại dân tộc của mình được thực hiện quyền tìm về cuội nguồn của mình. Đây được xem là một quyền cơ bản và quan trọng đối với cá nhân, nó được khẳng định ngay ở khoản 1 Điều 29 BLDS 2015: “Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình”. Từ đây cho thấy dựa vào cơ sở pháp lý này mà cá nhân có thể thực hiện quyền của mình.
Tại khoản 2 Điều 29 BLDS 2015 đã ưu tiên nguyên tắc thỏa thuận khi xác định dân tộc của con trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc 02 dân tộc khác nhau:
“Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em”.
Quy định mới đã bổ sung theo hướng rõ hơn, việc này sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước thuận lợi hơn trong việc hiểu và áp dụng pháp luật một cách thống nhất, cũng từ đây tạo điều kiện cho dân tộc ít người pháp triển.
Đặc biệt BLDS 2005 không quy định trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không thể xác định được dân tộc cho trẻ em trong trường hợp này dẫn tới việc xác định dân tộc cho trẻ em không được chính xác. BLDS 2015 đã nhìn thấy hạn chế này và sửa đổi bổ sung khắc phục kịp thời thiếu sót nói trên:
“Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó”.
Tại đây quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em được pháp luật bảo vệ một cách triệt để. Không những thế BLDS 2005 còn thiếu sót khi chưa dự liệu trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không được cha đẻ, mẹ đẻ nhận lại nuôi và chưa được nhận làm con nuôi. Vậy trong trường hợp nêu trên không có cơ sở pháp lí để xác định được dân tộc cho trẻ một cách thông thường, thực tế các cơ quan có thẩm quyền sẽ khó thực hiện. Tới BLDS 2015 đã kịp thời sửa đổi để tạo thuận lợi cho việc xác định dân tộc của trẻ được xác định một cách triệt để. quy định
“Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em”.
BLDS 2015 đã có bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật lập pháp làm cho điều luật dễ hiểu, ngắn gọn, mang tính học thuật cao từ đó việc thực thi pháp luật trong đời sống dễ thực hiện hơn.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group