Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, thú dữ là những con thú như thế nào? Giữa bồi thường thiệt hại do thú dữ gây ra và bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra có điểm tương đồng và khác biệt ra sao?
Cảm ơn!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới công ty LVN Group. Chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn với những nội dung sau:
1. Khái niệm thú dữ
Mặc dù thú dữ cũng là động vật nói chung, nhưng trong nội dung phần này, tác giả không đi vào phân tích thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do thú dữ gây ra, mà chỉ tập trung làm rõ những đặc trưng của thú dữ so với các loài động vật khác – cơ sở để có thể xếp thú dữ vào một trong các loại nguồn nguy hiểm cao độ. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thú dữ gây ra với súc vật gây ra.
“Thú dữ” là một cụm từ được nhắc đến trong Bộ luật Dân sự tại Điều 623 như một trong những loại nguồn nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên, cũng như những nội dung đã trình bày khi đưa ra khái niệm động vật, “thú dữ” không được định nghĩa một cách rõ ràng về mặt pháp lý, mà nó chỉ là một trong những khái niệm về mặt sinh học, một thuật ngữ về mặt ngôn ngữ. Đến thời điểm hiện nay, không có nhiều tác giả nghiên cứu cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thú dữ gây ra. Hầu hết các nghiên cứu (nếu có) chỉ tập trung vào nghiên cứu quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, mà trong đó thú dữ cũng chỉ được đề cập đến như một loại nguồn nguy hiểm cao độ. Do đó, hầu như chưa có một công trình khoa học về pháp lý nào đưa ra khái niệm cụ thể về thú dữ.
Theo Từ điển tiếng Việt, thú dữ được hiểu là “các loại thú hay ăn thịt thú khác, đôi khi ăn cả người như: Hùm, beo, chó sói,…”.
Trong giáo trình Luật Dân sự (tập 2) của Trường Đại học Luật Hà Nội, (2014), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 2), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.334, khải niệm thú dữ được hiểu như sau: “Thú dữ là động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú, nôi con bằng sữa, lớn, rất dữ, có thể làm hại người (trích trong Từ điển tiếng Việt của Nxb. Đà Nằng).
Ví dụ: hổ, báo, sư tử, gấu….
Ngoài ra, thú dữ cũng được hiểu là “thú lớn, rất dữ” hay “loài thú lớn, rất dữ như hể, báo,..có thể làm hại con người”.
Như vậy, khái niệm thú dữ được đề cập đến rất nhiều tài liệu khác nhau (bao gồm cả những tài liệu dưới dạng sách và những tài liệu trực tuyến). Có thể nhận thấy một điểm chung về thú dữ trong các khái niệm này đó là các khái niệm đều hướng tới khẳng định thú dữ là loài động vật mà con người chưa thể “thuần dưỡng”. Tức là con người chưa thể làm cho chúng mất đi hoặc giảm đi tính hung dữ.
Trên thực tế, con người vẫn nuôi dưỡng các loài thú dữ này và sử dụng vào những mục đích nhất định. Ví dụ nuôi gấu để lấy mật, nuôi hổ và sử tử để huấn luyện làm xiếc,…
Tuy nhiên, đó không phải là hoạt động thuần dưỡng thú dữ mà đó chỉ là con người đã sử dụng các công cụ nhằm “chế ngự tạm thời” bản tính hung dữ của chúng, và chỉ cần một sơ ý nhỏ, những loài thú dữ này có thể gây thiệt hại cho chính bản thân người nuôi dưỡng cũng như các chủ thể khác. Từ những phân tích này, khái niệm thú dữ có thể được hiểu như sau:
“Thú dữ là một trong những loài động vật ăn thịt, rất lớn, chưa được con người thuần hỏa, hoạt động mang tỉnh bản năng cao, có thể gây thiệt hại cho con người và các loài động vật khác”.
2. Đặc điểm thú dữ
Trên cơ sở khái niệm trên, thú dữ không những có đầy đủ các đặc điểm của động vật mà còn có những đặc điểm đặc trưng có thể phân biệt với các loài động vật khác như sau:
a. Thú dữ là một nguồn nguy hiểm cao độ
Đặc điểm này xuất phát từ quy định tại khoản 1 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, thú dữ được liệt kê vào danh mục các loại nguồn nguy hiểm cao độ. Đây là đặc điểm khác biệt của thú dữ với các loài động vật khác. Các loài động vật khác cũng có thể là nguồn gây nguy hiểm cho con người và môi trường xung quanh, nhưng với mức độ không cao như thú dữ;
b. Thú dữ là những loài động vật lớn
Như trong khái niệm, động vật bao gồm các loài sinh vật có thể tự cử động, nghĩa là động vật có thể bao gồm các loài với những kích thước khác nhau.
Tuy nhiên, như hầu hết các khái niệm đã được trích ở trên, thú dữ chỉ bao gồm những loài động vật to lớn. Đây là một trong những đặc điểm cho thấy khả năng gây nguy hiểm cho con người và môi trường xung quanh của thú dữ là rất cao.
c. Thú dữ là những loài động vật rất hung dữ
Đặc điểm này tức là thú dữ “sẵn sàng gây tai họa cho con người một cách đáng sợ”.
Như đã liệt kê ở trên, thú dữ bao gồm các loài động vật lớn như hổ, báo, sử tử, gấu,… Đây là những loài động vật có bản tính hung dữ, luôn luôn sẵn sàng tấn công bất cứ mục tiêu nào ở gần hoặc ở trong tầm ngắm của chúng.
Điều này xuất phát từ bản năng săn mồi vốn có mà tạo hóa đã ban cho chúng. Ngay cả khi các mục tiêu không có biểu hiện đe dọa hoặc tấn công chúng, thì chúng cũng sẵn sàng tấn công mục tiêu. Đây cũng là một trong những đặc điểm giúp phân biệt thú dữ với các loài động vật nuôi trong nhà. Hầu hết các loài động vật nuôi trong nhà chỉ tấn công con người cũng như các mục tiêu khác khi bị đe dọa. Hoạt động tấn công của chúng chủ yếu là nhằm tự vệ. Nhưng hoạt động tấn công của thú dữ không nhằm tự vệ mà đó là những hoạt động tấn công một cách chủ động.
d. Thú dữ là những loài động vật chưa được con người thuần dưỡng để nuôi trong nhà
Trải qua lịch sử phát triển của mình, con người dần chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cho các nhu cầu của mình. Trong đó việc săn bắn và thuần dưỡng động vật hoang dã thành vật nuôi trong nhà là một trong những hoạt động có tính lịch sử của loài người. Các loài động vật hoang dã khi đã được con người thuần dưỡng thì đều sống thân thiện với con người.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, con người chưa thể thuần dưỡng được các loài thú dữ. Mặc dù, rất nhiều tổ chức, cá nhân hiện đang nuôi nhốt một số loài thú dữ, nhưng đó cũng không phải là hoạt động thuần dưỡng thú dữ, mà chỉ là việc chế ngự tạm thời bản tính hung dữ của chúng. Đương nhiên, bản thân các loài thú dữ khi bị nuôi nhốt thì bản năng tính loài của chúng càng cao, nên trong quá trình nuôi nhốt, các chủ thể phải bảo quản và trông giữ hết sức cẩn trọng. Chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra những thiệt hại cho chính chủ sở hữu cũng như các chủ thể xung quanh.
e. Thú dữ là loài động vật có thể vượt khỏi tầm kiểm soát của con người ngay cả khi con người đang trực tiếp kiểm soát chúng
Thông thường, những loài động vật đã được thuần dưỡng sẽ lành tính hơn và thường chấp nhận sự kiểm soát của con người, tức là hầu hết các loài động vật được thuần dưỡng nuôi trong nhà không thể vượt khỏi tầm kiểm soát của con người ngay cả khi con người đang không trực tiếp quản lý chúng.
Ví dụ: Trâu, bò nhốt trong chuồng thường không có phản ứng vượt ra ngoài.
Trong khi đó, thú dữ là loài động vật “không chấp nhận” sự kiểm soát của con người, chúng luôn có ý thức phản kháng lại trước sự quản lý của con người. Ngay cả khi đang nằm trong sự kiểm soát của con người, nhưng chỉ cần một sơ ý nhỏ của người quản lý, thú dữ sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát, thậm chí tấn công cả người đang quản lý. Đây chính là đặc điểm cho thấy việc quản lý chặt chẽ thú dữ là vô cùng quan trọng, không thể có bất cứ một sự lơ là nào trong việc quản lý thú dữ.
3. Khái niệm súc vật
Theo từ điển tiếng việt, Súc vật hay còn gọi là vật nuôi theo cách hiểu chung nhất là những loài động vật được nuôi trong nhà, chúng có thể được thuần hóa (hoàn toàn) hoặc bán thuần hóa (thuần hóa một phần) hoặc được thuần dưỡng, huấn luyện. Súc vật có thể bao gồm gia súc, gia cầm, thú cưng hoặc vật nuôi khác. Súc vật được nuôi và sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, thể thao, giải trí, bầu bạn và các công việc khác. Dưới đây là danh sách liệt kê các loài động vật được nuôi trong nhà.
Súc vật được hiểu đó là “thú vật nhà”, hay “thú vật nuôi trong nhà”, “con vật nuôi trong nhà”. Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất thì “súc vật là những loại vật nuôi trong nhà”. Tuy nhiên, vật nuôi trong nhà có thể là thú hoặc chim, mà súc vật là động vật thuộc lớp thú, đó là “một loài động vật có 4 chân, có vú và sinh con”, khác với gia cầm là “giống vật có cánh nuôi trong nhà như gà, vịt, ngỗng”. Ngoài ra, súc vật còn được hiểu là “thú dữ được thuần hóa,…”.
Như vậy, Bộ luật dân sự năm 2015 không đưa ra khái niệm súc vật, nhưng đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về súc vật được đưa ra. Nhìn chung, các cách định nghĩa này đều khẳng định súc vật là loài thú đã được thuần dưỡng để nuôi ở trong nhà.
Vậy thú giữ và súc vật khác nhau hay giống nhau? Thú dữ có những đặc điểm khác biệt so với súc vật, trong đó đặc điểm đặc biệt quan trọng đó là con người chưa thể thuần dưỡng được thú dữ. Còn những loài thú mà có thể thuần dưỡng để nuôi trong nhà thì về bản chất đều “không dữ”. Do đó, ta chỉ nên coi súc vật là một loài thú (không dữ) chứ không nên coi chúng là thú dữ. Từ những phân tích này, có thể đưa ra khái niệm súc vật như sau:
“Súc vật là những loài động vật đã được con người thuần dưỡng để trở thành những vật nuôi trong nhà, sống thân thiện với con người và môi trường xung quanh, con người có thể điều khiển được hoạt động của chúng để phục vụ cho các nhu cầu của mình.”
4. Điểm tương đồng bồi thường thiệt hại giữa súc vật và thú dữ gây ra
Qua việc phân tích các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các chủ thể khi súc vật gây thiệt hại, cùng với việc nghiên cứu các quy định có liên quan đến bồi thường thiệt hại do thú dữ gây ra, ta nhận thấy những điểm tương đồng giữa bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra với bồi thường thiệt hại do thú dữ gây ra như sau:
Thứ nhất, về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, cả hai trường hợp đều xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng (gồm cả người chiếm hữu sử dụng trái pháp luật);
Thứ hai, về yếu tố lỗi của chủ thể phải bồi thường, cả hai trường họp đều hướng tới việc xác định bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng không dựa vào lỗi, tức là chủ thể phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi.
Nếu họ phải bồi thường khi có lỗi thì lỗi trong trường hợp đó chỉ là căn cứ xác định họ có phải liên đới bồi thường với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật hay không, mà không phải là căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường độc lập;
Thứ ba, về căn cứ loại trừ trách nhiệm, cả hai trường họp chủ thể đều được loại trừ khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.
5. Điểm khác biệt bồi thường thiệt hại giữa súc vật và thú dữ gây ra
Những điểm khác biệt giữa bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra với bồi thường thiệt hại do thú dữ gây ra như sau:
Thứ nhất, về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, khi súc vật gây thiệt hại, ngoài chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật (bao gồm cả người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật), chủ thể phải bồi thường thiệt hại còn bao gồm cả người thứ ba tác động làm súc vật gây thiệt hại.
Trong khi đó, khi thú dữ gây thiệt hại, việc xác định trách nhiệm của người thứ ba không đặt ra. về thực tế, việc người thứ ba tác động làm thú dữ gây thiệt hại cho người hầu như không xảy ra, bởi vì trách nhiệm quản lý thú dữ của chủ sở hữu không cho phép trường hợp này xảy ra trên thực tế.
Trường hợp nếu thực tế xảy ra trường hợp này, thì khả năng thú dữ gây ra thiệt hại cho người thứ ba tác động sẽ cao hơn là gây thiệt hại cho người khác, và khi đó chủ sở hữu sẽ bị xác định là không quản lý chặt chẽ thú dữ, để các chủ thể khác tiếp xúc với thú dữ, và chủ sở hữu sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu lỗi của người thứ ba là lỗi vô ý.
Thứ hai, về căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường, có thể thấy những điểm khác biệt sau:
– Khi súc vật gây thiệt hại, trách nhiệm bồi thường được loại trừ trong hai trường hợp đó là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại. Tuy nhiên, khi súc vật gây thiệt hại, chủ thể được loại trừ theo 3 căn cứ đó là do sự kiện bất khả kháng, do xảy ra tình thế cấp thiết, hoàn toàn do lỗi của người thứ ba.
– Về căn cứ loại trừ hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, đối với trường hợp thú dữ gây thiệt hại, lỗi này có thể là cố ý hoặc vô ý thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng đều được loại trừ. Tuy nhiên, đối với trường hợp thú dữ gây thiệt hại, lỗi của người bị thiệt hại phải là cố ý hoàn toàn thì trách nhiệm bồi thường mới được loại trừ.
– Về chủ thể được loại trừ trách nhiệm bồi thường khi xảy ra các căn cứ loại trừ. Theo kết cấu các quy định về bồi thường thiệt hại, căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra được áp dụng quy định chung ở Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó, khi xảy ra căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường, các chủ thể đều được loại trừ trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thú dữ gây ra được quy định riêng tại khoản 3 Điều 603 BLDS 2015, theo đó chỉ có chủ sở hữu và người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng thú dữ được loại trừ trách nhiệm khi xảy ra các căn cứ loại trừ.
Trân trọng!