Khách hàng: “… Luật sư hãy phân tích giúp tôi về những điều khoản Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) đối với các biện pháp chống tình trạng luồng hàng nhập khẩu gia tăng được thực hiện như thế nào? Thực trạng pháp luật về biện pháp tự vệ ở Việt Nam còn có những hạn chế gì không ạ?”
Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, Luật sư hãy phân tích giúp tôi về những điều khoản Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) đối với các biện pháp chống tình trạng luồng hàng nhập khẩu gia tăng được thực hiện như thế nào? Thực trạng pháp luật về biện pháp tự vệ ở Việt Nam còn có những hạn chế gì không ạ?
Xin chân thành cám ơn Luật sư!
Trả lời:
1. Khái quát về Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA)
Hiệp định về EEA có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Hiệp định này nhằm tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại giữa các bên ký kết và chủ yếu quan tâm đến bốn trụ cột cơ bản của thị trường nội bộ, đó là: sự di chuyển tự do của hàng hóa, con người và dịch vụ. và vốn. Sự sẵn có của dữ liệu thống kê có thể so sánh được coi là có liên quan đến bốn quyền tự do và do đó được bao gồm trong thỏa thuận.
Nó là một thỏa ước giữa các nước hội viên của Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (European Free Trade Association, EFTA), Cộng đồng châu Âu (EC), và mọi nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Nó cho phép các nước hội viên của Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu tham gia vào thị trường chung châu Âu mà không gia nhập Liên minh châu Âu.
Việc mở rộng EU có tác động trực tiếp đến Hiệp định EEA và EEA mở rộng hiện bao gồm 30 quốc gia.
2. Hiệp định Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA)
Hiệp định khu vực kinh tế châu Âu (European Economic Area – EEA) được thành lập ngày 1/1/1994 tiếp theo một thỏa ước giữa các nước hội viên của Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (European Free Trade Association, EFTA), Cộng đồng châu Âu (EC), và mọi nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Nó cho phép các nước hội viên của Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu tham gia vào thị trường chung châu Âu mà không gia nhập Liên minh châu Âu.
Hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu (European Economic Area Agreement – EEA). Hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu (European Economic Area Agreement – EEA) là Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) – The European Economic Area (EEA) – là một thỏa thuận được đưa ra vào 02/05/1992 giữa các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) và ba thành viên của Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) là Iceland, Liechtenstein và Na Uy vào một thị trường duy nhất. (Nhà nước EFTA thứ tư, Thụy Sĩ, đã chọn không tham gia). Theo thỏa thuận nó được thành lập chính thức vào 01/01/1994. Áo, Phần Lan, Thụy Điển tham gia vào năm 1994. Mục đích của thỏa thuận là tăng cường quan hệ thương mại và kinh tế giữa các quốc gia bằng cách xóa bỏ các rào cản thương mại và áp đặt các điều kiện cạnh tranh bình đẳng và tuân thủ các quy tắc tương tự.
=> Hiệp định về Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) là một thỏa thuận được đưa ra vào năm 1992, nhằm đưa các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) và ba trong số các quốc gia của Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) là Iceland, Liechtenstein và Na Uy vào một thị trường duy nhất.
Mục đích của thỏa thuận Hiệp định về Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) này là để tăng cường mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các quốc gia bằng cách xóa bỏ các rào cản thương mại và áp dụng các điều kiện cạnh tranh bình đẳng và tuân thủ các qui tắc tương tự.
Các bên ký kết Thỏa ước Khu vực kinh tế châu Âu là 3 trong số 4 nước thuộc Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu: Iceland, Liechtenstein và Na Uy (ngoại trừ quần đảo Svalbard) và 27 nước hội viên Liên minh châu Âu cùng Cộng đồng châu Âu.
Thụy Sĩ không thuộc Khu vực kinh tế châu Âu. Một cuộc trưng cầu ý dân (được Hiến pháp Thụy Sĩ cho phép) đã được tổ chức và đã bác bỏ đề nghị tham gia tổ chức này. Thụy Sĩ liên kết với Liên minh châu Âu bởi thỏa hiệp song phương Thụy Sĩ – Liên minh châu Âu, với nội dung khác biệt với thỏa hiệp của Khu vực kinh tế châu Âu.
Quốc gia Áo, Phần Lan và Thụy Điển gia nhập Khu vực kinh tế châu Âu năm 1994, nhưng Thỏa hiệp Khu vực kinh tế châu Âu được thay thế bằng chức hội viên Liên minh châu Âu năm 1995.
3. Điều khoản Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA)
Kể từ khi Hiệp định khu vực kinh tế châu Âu (European Economic Area – EEA) trở thành một hiệp định toàn diện điều chỉnh không chỉ về thương mại hàng hoá mà cả về các dịch vụ, vốn và dịch chuyển lao động cũng như những điều khoản chung và những điều khoản ngang liên quan đến 4 quyền tự do, câu hỏi chính được đặt ra là liệu nên có một điều khoản về tự vệ đối với toàn bộ hiệp định hoặc là có điều khoản khác nhau cho mỗi chương khác nhau hay không.
Các bên tán thành phương án một điều khoản, trong đó nêu ra các điều kiện để thi hành các biện pháp tự vệ, các thủ tục phải tuân theo, khái niệm về giới hạn nhỏ nhất cần thiết cho việc giải quyết tình huống, và các biện pháp đối phó mà các bên đối tác khác thể áp dụng (tại các Điều 112-114). Ngoài những khó khăn về kinh tế, các vấn đề về xã hội và môi trường cũng đã được đề cập để cho phép áp dụng các biện pháp thích hợp. Hơn nữa, rõ ràng rằng, khi các biện pháp được triển khai thì uỷ ban Hỗn hợp sẽ tổ chức thảo luận 3 tháng một lần.
4. Biện pháp tự vệ
Biện pháp tự vệ là một trong các biện pháp phòng vệ thương mại (tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp) được các quốc gia áp dụng nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước trước quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế.
Trong đó, nếu như biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp được áp dụng đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần của nước nhập khẩu, thì biện pháp tự vệ được sử dụng để áp dụng cho trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
5. Thực trạng pháp luật về biện pháp tự vệ ở Việt Nam
Văn bản pháp luật đầu tiên quy định về biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (Pháp lệnh về tự vệ).
Năm 2016, Quốc hội ban hành Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã kế thừa nhiều nội dung trong Pháp lệnh về tự vệ. Trong điều kiện hội nhập thế giới, để đáp ứng yêu cầu bảo vệ nền sản xuất hàng hóa trong nước, ngày 12/06/2017, Quốc hội đã ban hành Luật Quản lý ngoại thương năm 2017; ngày 15/01/2018, Chính Phủ ban hành Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại (Nghị định số 10/2018); ngày 29/11/2019, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 37/2019/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại (Thông tư số 37/2019). Nhìn chung, các văn bản pháp luật hiện hành về biện pháp tự vệ đã quy định khá đầy đủ về nội dung, điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ, căn cứ điều tra, nội dung điều tra áp dụng biện pháp tự vệ…
Về cơ bản, những quy định này đã đáp ứng được yêu cầu bảo vệ thị trường sản xuất và tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về biện pháp tự vệ còn một số hạn chế sau:
Về biện pháp tự vệ tạm thời
Khoản 1 Điều 95 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 quy định, Bộ trưởng Bộ Công thương (BCT) có thể quyết định biện pháp tự vệ tạm thời dựa vào kết luận sơ bộ của cơ quan điều tra (CQĐT) “trước khi kết thúc điều tra, nếu xét thấy việc chậm thi hành biện pháp tự vệ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là không quá 200 ngày kể từ ngày bắt đầu áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời”. Về cơ bản, nội dung này đã tuân thủ và kế thừa các quy định tại Điều 6 của Hiệp định về tự vệ (Agreement on Safeguards, – Hiệp định SG). Tuy nhiên, Hiệp định về tự vệ (Agreement on Safeguards, – Hiệp định SG) của WTO cũng như pháp luật Việt Nam chưa xác định rõ là biện pháp tự vệ tạm thời có thể được gia hạn hay không? Điều này sẽ dẫn đến cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất trên thực tế.
Mặc dù Điều 96 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 có đề cập đến việc gia hạn biện pháp tự vệ, nhưng không thể khẳng định rằng, việc gia hạn sẽ áp dụng cho toàn bộ các biện pháp tự vệ bao gồm cả biện pháp tự vệ tạm thời vì những lý do sau:
– Khoản 1 và 2 Điều 96 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định về rà soát giữa kỳ và rà soát cuối kỳ nên những quy định này chỉ áp dụng khi đã có kết luận và cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành áp dụng biện pháp tự vệ chính thức. Do vậy, các quy định này không thể áp dụng cho các quy định về biện pháp tự vệ tạm thời.
– Khoản 3 Điều 96 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 quy định về việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện khi các nhà nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ vệ yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ. Trong khi nội dung quy định đang bàn đến là việc chủ động gia hạn thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời từ cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực hiện hoạt động của mình nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Vì vậy, trường hợp không có yêu cầu rà soát từ các nhà nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ nhưng nếu cơ quan có thẩm quyền thấy cần thiết phải gia hạn thì không thể nào áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 96 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017.
Từ phân tích trên, chúng tôi cho rằng, nội dung Điều 96 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 chưa thể giải quyết và cũng không thể giải quyết được sự bất cập trong việc không có quy định rõ ràng về việc có hay không có gia hạn thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời của Luật Quản lý ngoại thương năm 2017.
Về các biện pháp tự vệ khác
Điều 91 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 quy định các biện pháp tự vệ bao gồm: Áp dụng thuế tự vệ; Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu; Áp dụng hạn ngạch thuế quan; Cấp giấy phép nhập khẩu; Các biện pháp tự vệ khác.
Quy định về “Cấp giấy phép nhập khẩu” là chưa phù hợp với quy định của WTO và các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia. Cụ thể là:
Theo WTO, “nguyên tắc minh bạch hoá yêu cầu các nước phải công khai, minh bạch các loại thủ tục, chính sách và quy định để các nước thành viên biết rõ ràng và cụ thể loại bỏ tình trạng mập mờ về quy định và thủ tục”. Việc điểm đ quy định “các biện pháp tự vệ khác” mà không rõ đó là biện pháp gì là không đúng với yêu cầu của nguyên tắc minh bạch hóa. Điều này trái với những mục tiêu cốt lõi của WTO.
Trong các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, không có bất kỳ Hiệp định nào để ngỏ các biện pháp tự vệ có thể áp dụng là “các biện pháp khác”.
Về việc bồi thường khi áp dụng biện pháp tự vệ
Quốc gia nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ nhằm tạo điều kiện cho ngành sản xuất trong nước có thời gian tự điều chỉnh để đủ sức cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp tự vệ gây ảnh hưởng nhất định đối với các bên liên quan. Trong một số trường hợp, nước nhập khẩu phải tiến hành việc bồi thường khi áp dụng biện pháp này.
Điều 98 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 quy định như sau:
“1. Việc bồi thường và mức độ bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Việc bồi thường và mức độ bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở kết quả tham vấn giữa các bên liên quan.
3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng phương án bồi thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi tiến hành tham vấn với bên bị thiệt hại do áp dụng biện pháp tự vệ”.
Quy định trên mang tính định hướng cho việc bồi thường khi áp dụng biện pháp tự vệ của Việt Nam. Để thực hiện quy dịnh này trên thực tế cần phải có văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, cho đến nay, cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn quy định này. Đây là một trong những hạn chế của pháp luật Việt Nam về biện pháp tự vệ cần sớm được khắc phục.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).