1. Hòa giải tại cộng đồng cho người chưa thành niên ?
Thưa Luật sư của LVN Group. em của em phạm tội ít nghiêm trọng, em nghe nói có biện pháp hòa giải cộng đồng , vậy em em có được áp dụng biện pháp đấy không ạ ?
em cảm ơn luật sự !
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
Luật sư trả lời :Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi, câu hỏi của bạn được đội ngũ Luật sư của LVN Group của chúng tôi biên tập và trả lời như sau :
Căn cứ theo điều 95 Bộ luật Hình sự 2015 quy định
Điều 94. Hòa giải tại cộng đồng
1. Hòa giải tại cộng đồng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.
3. Người được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại;
b) Nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này.
Như vậy em bạn phải đáp ứng đủ điều kiện trên thì mới được xem xét áp dụng biện pháp hòa giải tại công đồng
2. Điều kiện áp dụng
>> Xem thêm: Phòng ngừa tội phạm là gì ? Khái niệm về biện pháp phòng ngừa tội phạm ?
Hòa giải tại cộng đồng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng trừ các tội: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Tội hiếp dâm, Tội cướp giật tài sản, Tội sản xuất trái phép chất ma túy, Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, Tội vận chuyển trái phép chất ma túy, Tội mua bán trái phép chất ma túy và Tội chiếm đoạt chất ma túy.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng trừ các tội: Tội giết người, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Tội hiếp dâm, Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Tội mua bán người, Tội mua bán người dưới 16 tuổi, Tội cướp tài sản, Tội cướp giật tài sản, Tội sản xuất trái phép chất ma túy, Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, Tội vận chuyển trái phép chất ma túy, Tội mua bán trái phép chất ma túy và Tội chiếm đoạt chất ma túy.
– Nếu người dưới 18 tuổi đáp ứng được các điều kiện vừa nêu thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.
3.Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi
>> Xem thêm: Che giấu tội phạm là gì ? Khái niệm về che giấu tội phạm
1. Khi xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng.
2. Quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng có các nội dung chính:
a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;
b) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;
c) Lý do, căn cứ ra quyết định;
d) Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự đã áp dụng;
đ) Họ tên Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải;
e) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;
g) Họ tên người bị hại;
h) Họ tên những người khác tham gia hòa giải;
i) Thời gian, địa điểm, tiến hành hòa giải.
3. Quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải giao cho người dưới 18 tuổi phạm tội, cha mẹ hoặc người đại diện của họ; người bị hại, người đại diện của người bị hại và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng chậm nhất là 03 ngày trước ngày tiến hành hòa giải.
4. Khi tiến hành hòa giải, Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải phải phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải và phải lập biên bản hòa giải.
5. Biên bản hòa giải có các nội dung chính:
a) Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành hòa giải, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc;
b) Họ tên Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải;
c) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;
d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị hại;
đ) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của những người khác tham gia hòa giải;
e) Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày của những người tham gia hòa giải;
>> Xem thêm: Đơn khiếu nại, tố cáo là gì ? Khái niệm, cách hiểu về đơn khiếu nại, tố cáo
g) Kết quả hòa giải; người dưới 18 tuổi, cha mẹ hoặc người đại diện của người dưới 18 tuổi xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại (nếu có); người bị hại, người đại diện của người bị hại đã tự nguyện hòa giải, đề nghị miễn trách nhiệm hình sự (nếu có);
h) Chữ ký của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hòa giải.
6. Ngay sau khi kết thúc hòa giải, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành hòa giải phải đọc lại biên bản cho những người tham gia hòa giải nghe. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung thì Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đã lập biên bản phải ghi những sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản và ký xác nhận. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản hòa giải được giao ngay cho những người tham gia hòa giải.
Nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi phạm tội và chủ yếu là giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội, Bộ luật hình sự 2015 quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
Thay vào đó, việc áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng nói riêng, các biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói chung là một trong những điểm mới nổi bật của Bộ luật hình sự 2015, thể hiện rõ chính sách nhân đạo của Nhà nước ta, tăng tính hướng thiện trong chính sách xử lý hình sự, nhất là đối với đối tượng cần bảo vệ đặc biệt là người dưới 18 tuổi. Đối với mỗi biện pháp giám sát, giáo dục, pháp luật hiện hành đề ra trình tự, thủ tục áp dụng riêng, quyết định áp dụng từng biện pháp cũng thể hiện các nội dung khác nhau.
4.Phối hợp trong việc áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với tố tụng hình sự người dưới 18 tuổi
>> Xem thêm: Phạm nhiều tội là gì ? Khái niệm phạm nhiều tội được hiểu như thế nào?
Phối hợp trong việc áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với tố tụng hình sự người dưới 18 tuổi được quy định tại Điều 16 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH về phối hợp thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao – Bộ trưởng Bộ Công an – Bộ Tư pháp – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành, theo đó:
1. Ngay sau khi nhận được văn bản đề nghị miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng của người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện của họ, văn bản đề nghị hòa giải và miễn trách nhiệm hình sự của người bị hại hoặc người đại diện của họ thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ra quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng.
2. Chậm nhất 03 ngày trước khi tiến hành hòa giải, cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án phải thông báo bằng văn bản về việc áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người dưới 18 tuổi phạm tội cư trú chủ trì, phối hợp bố trí thời gian, địa điểm hòa giải, mời người tham gia hòa giải và chuẩn bị các vấn đề khác liên quan đến việc tổ chức hòa giải tại địa phương.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này và thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng biết chậm nhất 01 ngày trước khi tiến hành hòa giải; trường hợp có khó khăn, vướng mắc thì kịp thời thông báo với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng để thống nhất thực hiện.
4. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải phải lập, giao biên bản hòa giải theo quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 428 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Kết thúc hòa giải, nếu kết quả hòa giải thành, người dưới 18 tuổi phạm tội, cha, mẹ hoặc người đại diện của họ xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại (nếu có), người bị hại, người đại diện của họ đã tự nguyện hòa giải, đề nghị miễn trách nhiệm hình sự (nếu có) thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Người dưới 18 tuổi phạm tội chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư liên tịch này. Trường hợp kết quả hòa giải không thành thì cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục tiến hành điều tra, truy tố, xét xử vụ án theo thủ tục chung.
5. Các ngĩa vụ của người được áp dụng biện pháp hoài giải tại cộng đồng
>>Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
Người được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 94 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017sau đây:
– Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại;
– Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;
– Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
– Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.
Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group. Nếu còn vấn đề vướng mắc, vui lòng liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900.0191để được hỗ trợ pháp lí trực tuyến.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty Luật LVN Group