1. Vùng biển Việt Nam là gì?
Căn cứ quy định tại Luật biển Việt Nam: Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
2. Nghiên cứu khoa học biển là gì?
Trong Luật Khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2013 có giải thích: Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.
Nghị định số 242/HĐBT trước đây đã đề cập đến “nghiên cứu khoa học biển” tại Điều 2 như sau: “Việc nghiên cứu khoa học biển nói trong quy định này bao gồm: Các hoạt động nghiên cứu khoa học biển trong phạm vi vùng nước bên trên đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển cũng như vùng trời của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm điều tra, thăm dò, nghiên cứu tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, môi trường biển và các hoạt động khác nhằm mục tiêu dân dụng và phục vụ mục đích hòa bình.”
Như vậy, có thể hiểu, nghiên cứu khoa học biển là một loại hình nghiên cứu khoa học, gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng vì mục tiêu hòa bình, tuân thủ pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng.
3. Điều kiện cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(i) Tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật của nước nơi tổ chức được thành lập; tổ chức quốc tế là tổ chức liên chính phủ; cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước nơi cá nhân mang quốc tịch;
(ii) Có nhu cầu nghiên cứu khoa học độc lập hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với phía Việt Nam; đối với trường hợp nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam thì phải có sự hợp tác với phía Việt Nam khi Việt Nam có yêu cầu;
(iii) Hoạt động nghiên cứu khoa học vì mục đích hòa bình; không gây phương hại đến chủ quyền quốc gia, hoạt động quốc phòng, an ninh của Việt Nam; không gây ô nhiễm môi trường biển; không cản trở các hoạt động hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong vùng biển Việt Nam;
(iv) Có đủ hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định.
Thẩm quyền: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép nghiên cứu khoa học cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam sau khi lấy ý kiến các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan và thống nhất ý kiến với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ. Sau khi cấp phép, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo cho bộ, ngành và địa phương có liên quan để phối hợp quản lý.
Thời hạn cấp phép nghiên cứu khoa học
Thời hạn cấp phép nghiên cứu khoa học cho cá nhân, tổ chức nước ngoài tại vùng biển Việt Nam được xác định căn cứ vào mục tiêu, nội dung nghiên cứu theo hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học nhưng tối đa không quá 02 năm và được gia hạn một lần tối đa không quá 01 năm.
Trường hợp thời hạn gia hạn đã hết nhưng hoạt động nghiên cứu chưa hoàn thành và tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu tiếp tục nghiên cứu thì tổ chức, cá nhân nước ngoài làm hồ sơ đề nghị cấp phép mới.
4. Từ chối cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam
Nghị định 41/2016/NĐ-CP quy định về việc từ chối cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam tại Điều 3, cụ thể đó là các trường hợp:
(i) Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài không vì mục đích hòa bình; làm phương hại đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, hoạt động quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam; làm phương hại đến trật tự, an toàn trên biển; hoạt động bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(ii) Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên biển đang được tiến hành hợp pháp trong vùng biển Việt Nam.
(iii) Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng vật liệu nổ, hóa chất độc, các phương tiện, thiết bị khác có khả năng gây thiệt hại đối với người, tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
(iv) Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài có xây dựng đảo nhân tạo, công trình trên biển.
(v) Thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp không chính xác hoặc thông tin về mục tiêu, nội dung của hoạt động nghiên cứu khoa học không phù hợp với sự thực hiển nhiên.
(vi) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đã được cấp phép trước đây để tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
(vii) Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho phép thực hiện.
(viii) Tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam; nghiên cứu khoa học có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển không hợp tác nghiên cứu khoa học với phía Việt Nam khi Việt Nam có yêu cầu.
5. Hồ sơ đề nghị cấp quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học tại vùng biển Việt Nam
5.1. Hồ sơ đề nghị
Nghị định 41/2016/NĐ-CP quy định, Hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học được lập theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản chứng minh tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật của nước nơi tổ chức được thành lập nêu là tổ chức; văn bản chứng minh năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của nước nơi cá nhân mang quốc tịch nếu là cá nhân đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học;
c) Văn bản hợp tác nghiên cứu khoa học giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức, cá nhân Việt Nam trong trường hợp có hợp tác với phía Việt Nam ở khu vực biển dự kiến tiến hành nghiên cứu khoa học;
d) Dự án hoặc kế hoạch nghiên cứu khoa học ở khu vực biển dự kiến tiến hành nghiên cứu khoa học.
5.2. Phương thức và thời gian gửi hồ sơ
Phương thức gửi hồ sơ như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học qua đường ngoại giao đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp tổ chức nước ngoài là tổ chức liên chính phủ thì gửi hồ sơ qua đường ngoại giao hoặc gửi trực tiếp đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài mà nước đó chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam thì gửi hồ sơ trực tiếp đến Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trực tiếp đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thời gian gửi hồ sơ:
a) Hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học phải gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường với đầy đủ thông tin theo quy định chậm nhất 6 tháng trước thời điểm dự kiến tiến hành nghiên cứu khoa học;
b) Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học phải gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường chậm nhất là 90 ngày trước ngày quyết định cấp phép hết hạn.
6. Mẫu đơn đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
Tên địa danh, ngày… tháng… năm …. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Thông tin chung
1.1. Tên dự án/kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học: |
|
1.2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đề nghị cấp phép: |
|
Tên tổ chức, cá nhân nước ngoài: |
|
Quốc tịch: |
|
Địa chỉ: |
|
Chức danh, tổ chức nơi làm việc (nếu là cá nhân): |
|
Số điện thoại: |
Email: |
Trang thông tin điện tử của tổ chức, có lý lịch khoa học của cá nhân (nếu có): |
|
Tên và cơ quan chịu trách nhiệm điều phối dự án lớn (nếu như hoạt động nghiên cứu là một dự án nhỏ trong một dự án lớn hơn): |
|
1.3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hợp tác (nếu có): |
|
Tên tổ chức, cá nhân Việt Nam: |
|
Địa chỉ: |
|
Số điện thoại: |
Email: |
Trang thông tin điện tử của tổ chức, có lý lịch khoa học của cá nhân (nếu có): |
|
1.4. Tổ chức tài trợ (nếu có): |
|
Tên tổ chức: |
|
Người đại diện tổ chức: |
|
Địa chỉ: |
|
Số điện thoại: |
Email: |
Trang thông tin điện tử của tổ chức tài trợ (nếu có): |
|
1.5. Các nhà khoa học (nước ngoài) tham gia hoạt động nghiên cứu: |
|
Tên nhà khoa học: |
Quốc tịch: |
Chức danh, tổ chức nơi làm việc: |
|
Địa chỉ: |
|
Số điện thoại: |
Email: |
Trang thông tin điện tử có lý lịch khoa học của nhà khoa học (nếu có): |
|
1.6. Các nhà khoa học Việt Nam tham gia hoạt động nghiên cứu (nếu có): |
|
Tên nhà khoa học: |
|
Chức danh, tổ chức nơi làm việc: |
|
Địa chỉ: |
|
Số điện thoại: |
Email: |
Trang thông tin điện tử có lý lịch khoa học của nhà khoa học (nếu có): |
2. Mô tả hoạt động nghiên cứu
2.1. Mục tiêu của hoạt động nghiên cứu: |
2.2. Nội dung và nhiệm vụ chính của hoạt động nghiên cứu: |
2.3. Sản phẩm chính của hoạt động nghiên cứu: |
2.4. Các hoạt động nghiên cứu đã tiến hành hoặc dự kiến sẽ tiến hành trong tương lai có liên quan đến hoạt động nghiên cứu: |
2.5. Các công bố khoa học trước đây có liên quan đến hoạt động nghiên cứu: |
3. Vị trí, tọa độ khu vực biển dự kiến tiến hành hoạt động nghiên cứu
3.1. Chỉ rõ vị trí, tọa độ khu vực biển dự kiến tiến hành các hoạt động nghiên cứu (nêu rõ cả vị trí, tọa độ và độ sâu của các điểm lấy mẫu, tuyến đường thực hiện nghiên cứu, vị trí của thiết bị nghiên cứu) |
3.2. Bản đồ với tỉ lệ thích hợp thể hiện rõ vị trí, tọa độ khu vực biển dự kiến tiến hành hoạt động nghiên cứu, vị trí, tọa độ và độ sâu của các điểm lấy mẫu, tuyến đường thực hiện nghiên cứu, vị trí của thiết bị nghiên cứu (kèm theo Đơn đề nghị cấp phép) |
4. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
4.1. Thông tin chi tiết của tàu thuyền: |
||||
Tên: |
Loại: |
|||
Quốc tịch (quốc gia tàu mang cờ): |
Số đăng ký (IMO/Lloyds No.): |
|||
Trang thông tin điện tử có sơ đồ và thông số kỹ thuật: |
||||
Chủ sở hữu: |
Chủ sử dụng: |
|||
Tổng chiều dài (mét): |
Hạ thủy tối đa (mét): |
|||
Tổng trọng tải: |
Động cơ: |
|||
Tốc độ tối đa: |
Ký hiệu: |
|||
Tính năng kỹ thuật (mô tả chi tiết tính năng kỹ thuật của tàu thuyền nghiên cứu): |
||||
Số INMARSAT, phương thức và khả năng liên lạc (bao gồm cả tần số trong trường hợp khẩn cấp): |
||||
Tên thuyền trưởng: |
Số thuyền viên: |
|||
Số các nhà khoa học trên tàu: |
|
|||
Tài liệu có liên quan được yêu cầu theo các quy định và điều ước quốc tế: |
||||
Các thông tin có liên quan khác: |
||||
4.2. Thông tin chi tiết của tàu bay: |
||||
Tên: |
Loại: |
|||
Quốc tịch (quốc gia tàu bay mang cờ): |
|
|||
Trang thông tin điện tử có sơ đồ và thông số kỹ thuật: |
||||
Chủ sở hữu: |
Chủ sử dụng: |
|||
Tổng chiều dài: |
Tổng trọng tải: |
|||
Tốc độ tối đa: |
||||
Tính năng kỹ thuật (mô tả chi tiết tính năng kỹ thuật của tàu bay): |
||||
Phương thức và khả năng liên lạc (bao gồm cả tần số trong trường hợp khẩn cấp): |
||||
Chi tiết về gói cảm biến: |
||||
Thông tin liên quan khác: |
||||
4.3. Phương tiện nghiên cứu khác sử dụng: |
||||
4.4. Thông tin chi tiết về các phương pháp và các công cụ nghiên cứu khoa học: |
||||
Các loại mẫu vật và phương pháp lấy mẫu |
Phương pháp sử dụng |
Công cụ được sử dụng |
||
4.5. Số lượng, tính chất của các chất đưa vào môi trường biển: |
||||
4.6. Nêu rõ việc khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển dự kiến sẽ được thực hiện (Nếu có, chỉ rõ vị trí, tọa độ, độ sâu của việc khoan; chi tiết về phương án kỹ thuật triển khai công tác khoan, phương án hủy giếng khoan, tác động đến môi trường và việc phục hồi môi trường đáy biển, lòng đất dưới đáy biển sau khi khoan): |
||||
4.7. Nêu rõ hóa chất dự kiến sử dụng, vụ nổ dự kiến thực hiện (Nếu có, chỉ rõ loại, tên thương mại, thành phần hóa học, kích thước, độ sâu của vụ nổ, tần suất của vụ nổ và vị trí, tọa độ nơi dự kiến thực hiện): |
||||
|
|
|
|
|
5. Thiết bị nghiên cứu
Thông tin chi tiết về các thiết bị nghiên cứu (bao gồm tên, loại thiết bị, hình vẽ mô tả (nếu có) ngày lắp đặt, phương thức, thời gian dự kiến cho việc bảo dưỡng, vị trí, độ sâu và phương pháp lắp đặt): |
6. Lịch trình nghiên cứu
6.1. Dự kiến ngày đầu tiên và ngày cuối cùng thực hiện hoạt động nghiên cứu: |
6.2. Chi tiết lịch trình của toàn bộ chuyến nghiên cứu: |
7. Các cảng tàu sẽ dừng
7.1. Ngày và tên các cảng dự định dừng: |
7.2. Dịch vụ dự kiến sử dụng tại cảng dừng (nếu có): |
7.3. Tên/địa chỉ/số điện thoại của hãng tàu (nếu có): |
8. Đăng ký thông tin liên lạc
8.1. Kiểu, loại máy thông tin liên lạc: |
8.2. Tần số vô tuyến sử dụng: |
8.3. Thời gian liên lạc trong ngày: |
9. Sự tham gia của nhà khoa học Việt Nam
9.1. Số người, thời gian tham gia nghiên cứu: |
9.2. Quyền lợi, nghĩa vụ của nhà khoa học Việt Nam: |
9.3. Ngày dự kiến và các cảng đón, trả nhà khoa học Việt Nam: |
10. Báo cáo, chuyển giao thông tin, dữ liệu, mẫu vật và kết quả nghiên cứu
10.1. Ngày dự kiến gửi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam báo cáo kết quả nghiên cứu sơ bộ: |
10.2. Ngày dự kiến gửi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam báo cáo chính thức về kết quả nghiên cứu và các thông tin, dữ liệu, mẫu vật: |
10.3. Phương thức gửi báo cáo, chuyển giao thông tin, dữ liệu, mẫu vật thu được từ hoạt động nghiên cứu: |
10.4. Phương thức để cung cấp cho Việt Nam việc đánh giá thông tin, dữ liệu, mẫu vật và kết quả nghiên cứu: |
10.5. Phương thức cung cấp sự hỗ trợ cho Việt Nam trong việc đánh giá, phân tích các thông tin, dữ liệu, mẫu vật và kết quả nghiên cứu: |
10.6. Phương thức xây dựng báo cáo kết quả cuối cùng của hoạt động nghiên cứu trên phương diện quốc tế: |
11. Các điều kiện và yêu cầu khác phải đáp ứng
Nêu rõ việc thực hiện các điều kiện và yêu cầu khác phải đáp ứng theo quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động nghiên cứu: |
12. Các tài liệu kèm theo
Nêu rõ các tài liệu gửi kèm theo. |
|
Tổ chức/cá nhân làm đơn |
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group