1. Điều kiện để được hành nghề khoan nước dưới đất
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 60/2016/NĐ-CP và quy định sửa đổi tại Điều 7 Nghị định 136/2018/NĐ-CP, Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất có đủ các điều kiện sau đây:
(i) Có quyết định thành lập tổ chức của cấp có thẩm quyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình do cơ quan có thẩm quyền cấp.
(ii) Người đứng đầu tổ chức (Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc) hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hành nghề (sau đây gọi chung là người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật) phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ:
Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên; đã trực tiếp tham gia thiết kế, lập báo cáo hoặc thi công khoan ít nhất 03 (ba) công trình khoan nước dưới đất.
Trường hợp không có một trong các văn bằng quy định nêu trên thì đã trực tiếp thi công ít nhất 05 (năm) công trình khoan nước dưới đất;
b) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa:
Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 03 (ba) công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên;
c) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn:
Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 03 (ba) công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên
Thời hạn của giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn là ba (03) năm.
2. Thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất
Căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư 40/2014/TT-BTNMT thì thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất như sau:
– Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này đối với các tổ chức, cá nhân có địa chỉ thường trú trên địa bàn.
3. Cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép
Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Trình tự, thủ tục cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất
Căn cứ quy định tại Điều 13 Thông tư 40/2014/TT-BTNMT, trình tự, thủ tục cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất cụ thể như sau:
Về hồ sơ đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất
– Đơn đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này);
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có xác nhận của cơ quan cấp quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép; trường hợp chỉ có bản sao chụp thì phải kèm bản chính để đối chiếu;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có xác nhận của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này và hợp đồng lao động đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hợp đồng lao động với người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật; trường hợp chỉ có bản sao chụp thì phải kèm bản chính để đối chiếu;
– Bản khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
Nộp hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp một (01) bộ hồ sơ trực tiếp (hoặc gửi qua đường bưu điện) đến cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép. Trường hợp cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép là Cục Quản lý tài nguyên nước thì tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép phải gửi thêm một (01) bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi đăng ký địa chỉ thường trú của tổ chức, cá nhân.
Tiếp nhận hồ sơ:
Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép chưa đầy đủ, không hợp lệ, cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Thẩm định hồ sơ:
a) Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép có trách nhiệm thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp phép; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép;
b) Nội dung thẩm định hồ sơ bao gồm:
– Căn cứ pháp lý của việc đề nghị cấp phép hành nghề; sự đáp ứng các điều kiện hành nghề theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này;
– Trường hợp cần thiết, cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép giải trình, bổ sung để làm rõ nội dung hồ sơ; tổ chức kiểm tra thực tế điều kiện hành nghề, năng lực chuyên môn kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hoặc đề nghị cơ quan Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi đăng ký địa chỉ thường trú của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép tiến hành kiểm tra thực tế. Cơ quan được đề nghị kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra và trả lời bằng văn bản cho cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kiểm tra;
c) Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp phép đối với các trường hợp hồ sơ do Cục Quản lý tài nguyên nước thụ lý, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo ý kiến của mình (nếu có) về hồ sơ đề nghị cấp phép. Quá thời hạn đó, coi như Sở Tài nguyên và Môi trường không có ý kiến đối với hồ sơ đề nghị cấp phép và tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
Quyết định cấp phép:
a) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép quyết định cấp giấy phép hành nghề. Trường hợp không chấp nhận cấp phép, cơ quan thụ lý hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, trong đó nêu rõ lý do không cấp phép;
b) Giấy phép đã cấp được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép tại cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép hoặc được gửi qua đường bưu điện sau khi chủ giấy phép đã nộp đầy đủ phí và lệ phí theo quy định.
5. Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đât
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Kính gửi: …………………………………….. (1)
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép:
1.1. Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………
1.2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………… (2)
1.3. Số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp: …….…………. (đối với cá nhân đề nghị cấp phép) (3)
1.4. Điện thoại: ……………………….. Fax: …………………. E-mail: ……………………………
1.5. Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ gia đình) số… ngày … tháng … năm … do (tên cơ quan) cấp.
1.6. Bản kê khai năng lực chuyên môn kỹ thuật hành nghề khoan nước dưới đất của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép:
a) Nguồn nhân lực:
– Thủ trưởng đơn vị hành nghề (đối với tổ chức) hoặc cá nhân: (họ tên, trình độ chuyên môn/ngành nghề được đào tạo, số năm công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề).
– Người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật: (họ tên, trình độ chuyên môn/ngành nghề được đào tạo, số năm công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề).
– Tổng số người: …………………… người, trong đó:
+ Số người có trình độ đại học trở lên: …………… người.
+ Số công nhân, trung cấp hoặc tương đương: …………… người.
b) Máy móc, thiết bị chủ yếu:
– Máy khoan:
Tên máy, thiết bị khoan |
Ký, mã hiệu |
Nước sản xuất |
Năm sản xuất |
Công suất |
Đường kính khoan lớn nhất (mm) |
Chiều sâu khoan lớn nhất (m) |
Số lượng (bộ) |
Liệt kê chi tiết tên từng loại thiết bị khoan |
|
|
|
|
|
|
|
– Thiết bị khác:
Tên máy, thiết bị |
Ký, mã hiệu |
Nước sản xuất |
Năm sản xuất |
Thông số kỹ thuật chủ yếu |
Số lượng (bộ) |
Liệt kê chi tiết tên từng loại thiết bị của tổ chức, cá nhân (máy bơm các loại, máy nén khí, thiết bị đo địa vật lý, dụng cụ đo mực nước, lưu lượng, máy định vị GPS…) |
|
|
|
|
|
(Trường hợp máy khoan và các thiết bị hành nghề không thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thì phải kèm theo hợp đồng liên doanh hoặc giấy tờ, tài liệu để chứng minh việc được sử dụng hợp pháp máy khoan, thiết bị trong thời gian hành nghề)
2. Nội dung đề nghị cấp phép:
2.1. Quy mô hành nghề: …………………………………………………………………… (4)
2.2. Thời gian hành nghề: ………………………………………………………………….. (5)
3. Giấy tờ tài liệu nộp kèm theo Đơn này gồm có:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………….. (6)
4. Cam kết của chủ giấy phép:
– (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) đã gửi một (01) bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố…. (7)
– (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) có đủ máy, thiết bị, năng lực chuyên môn để hành nghề khoan nước dưới đất theo quy mô đề nghị cấp phép nêu trên. (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) cam kết các nội dung, thông tin ghi trong Đơn, các tài liệu kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đề nghị (tên cơ quan cấp phép) xem xét và cấp giấy phép hành nghề cho (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép)./.
|
… ngày … tháng … năm … |
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN
(1) Tên cơ quan cấp phép: Bộ Tài nguyên và Môi trường (nếu hành nghề với quy mô lớn) hoặc UBND cấp tỉnh (nếu hành nghề với quy mô vừa và nhỏ).
(2) Ghi rõ địa chỉ (số nhà, đường phố/thôn/ấp, phường/xã/thị trấn, quận/huyện/thị xã, tỉnh/thành phố) nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính (đối với tổ chức), địa chỉ thường trú (đối với cá nhân hộ gia đình) của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
(3) Cá nhân đề nghị cấp phép hành nghề phải nộp kèm bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu.
(4) Ghi rõ quy mô đề nghị cấp phép hành nghề là: nhỏ, vừa, lớn.
(5) Ghi tối đa 5 năm.
(6) Liệt kê danh mục giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo Đơn.
(7) Tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính (đối với tổ chức), địa chỉ thường trú (đối với cá nhân hộ gia đình) của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép (trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Cục Quản lý tài nguyên nước).
6. Mẫu bản tự khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật
BẢN KHAI KINH NGHIỆM CHUYÊN MÔN TRONG HOẠT ĐỘNG KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH VỀ KỸ THUẬT
1. Họ và tên: …………………………………………………………………………………………….
2. Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………..
3. Nơi sinh: ……………………………………………………………………………………………..
4. Số Chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp: …………………………………………………..
5. Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………..
6. Trình độ chuyên môn, ngành nghề được đào tạo: ………………………………………………
7. Các văn bằng, chứng chỉ đã được cấp: …………………………………………………………..
8. Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khoan nước dưới đất: ……………………………………..
9. Đã trực tiếp tham gia lập đề án, lập báo cáo, thiết kế giếng hoặc thi công, chỉ đạo thi công các công trình khoan nước dưới đất như sau:
– Công trình có lưu lượng dưới 200 m3/ngày: …………………………… (số công trình);
– Công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đến 3000 m3/ngày: ………….. (số công trình);
– Công trình có lưu lượng từ 3000 m3/ngày trở lên: ……………………….. (số công trình);
10. Thống kê các công trình đã trực tiếp tham gia thực hiện:
STT |
Thông tin về công trình đã thực hiện |
Thời gian thực hiện (2) |
Chủ công trình (3) |
|||
Tên công trình |
Vị trí (xã, huyện, tỉnh) |
Lưu lượng, m3/ngày đêm |
Vai trò trong việc thực hiện (1) |
|||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
(Kèm theo giấy tờ chứng minh đã tham gia thiết kế, lập đề án, báo cáo, chỉ đạo thi công hoặc trực tiếp thi công đối với các công trình khoan nước dưới đất kê khai trong bảng nêu trên).
Tôi xin cam đoan các thông tin kê khai nêu trên là đúng sự thật./.
Xác nhận của tổ chức, cá nhân (đề nghị cấp phép) |
…….. ngày…. tháng….. năm ….. |
____________________
Ghi chú:
(1) Ghi rõ là chủ trì hoặc tham gia lập đề án, lập báo cáo, thiết kế giếng, chỉ đạo thi công hoặc trực tiếp thi công…
(2) Ghi rõ tháng, năm, thời gian tham gia thực hiện, thi công công trình.
(3) Ghi rõ tên của chủ công trình.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group