1. Diện tích tối thiểu là gì?

Diện tích tối thiểu được hiểu diện tích mà thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được phép nhỏ hơn.

Mỗi tỉnh thành sẽ quy định diện tích tối thiểu khác nhau với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Như vậy, mỗi tỉnh thành sẽ có những quy định khác nhau về diện tích tối thiểu được tách. Nhưng về cơ bản vẫn có điểm chung là diện tích thửa đất mới hình thành và diện tích đất còn lại sau khi tách thửa phải đảm bảo không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu.

 

2. Điều kiện được tách thửa tại tỉnh Bình Phước

Ngày 16 tháng 10 năm 2020 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước đã ban hành quy định hạn mức đất ở và điều kiện tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước tại quyết định số 27/2020/QĐ-UBDN. Quyết định này có hiệu lực ngày 27/20/2020. Quyết định này quy định rõ điều kiện chung và điều kiện cụ thể được tách thửa đối với từng loại đất như sau:

 

2.1. Điều kiện chung để được tách thửa

Quyết định của Uỷ ban nhân tỉnh Bình Phước quy định 04 điều kiện chung như au:

Thứ nhất, thửa đất cần tách thửa đã được cấp một trong những giấy tờ như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở.

Thứ hai, thửa đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

Thứ ba, thửa đất không nằm trong các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hoá, thắng cảnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định, phê duyệt theo quy định pháp luật.

Thứ tư, thửa đất chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa có thông báo thu hồi đất. Quý khách lưu ý điều kiện này. Nếu thửa đất đã có thông báo thu hồi đất hoặc có quyết định thu hồi đất thì sẽ không đủ điều kiện được tách thửa.

Ngoài ra, Qúy khách cũng cần lưu ý những nội dung sau: Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp giấy chứng nhận cho thửa đất mới.

Đối với các dự án thu hồi đất để làm đường giao thông do Nhà nước làm chủ đầu tư, thừa đất sau khi có quyết định thu hồi đất để làm đường và đã chỉnh lý trên giấy chứng nhận thì được phép tách thửa đất.

 

2.2. Điều kiện cụ thể để được tách thửa đất nông nghiệp tại tỉnh Bình Phước

Đối với đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước thì quy định về diện tích tối thiểu như sau: Diện tích tối thiểu bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại được quy định như sau:

– Đất nông nghiệp tại các phường, thị trấn là 500m2;

– Đất nông nghiệp tại xã là 1.000m2

Đối với thửa đấy nông nghiệp thuộc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp: Việc tách thửa đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu quy định trên và kích thước tối thiểu chiều rộng của thửa đất nông nghiệp phải bằng hoặc lớn hơn kích thước tối thiểu chiều rộng của thửa đất ở.

Đối với thửa đất nông nghiệp thuộc quy hoạch sử dụng đất ở, đất phi nông nghiệp không phải đất pử, việc tách thửa đấy ở được thực hiện như sau:

– Phải đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định và kích thước tối thiểu chiều rộng, chiều sâu của thửa đấy nông nghiệp phải bằng hoặc lớn hơn kích thước tối thiểu chiều rộng, chiều sâu của thửa đất ở được quy định.

– Thửa đất hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại khi tách thửa đất phải đảm bảo tiếp giáo với đường giao thông hiện hữu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

 

2.3. Điều kiện cụ thể được tách thửa đất ở tại tỉnh Bình Phước

Đối với đất ở tại tỉnh Bình Phước, việc tách thửa phải đảm bảo được hai điều kiện lớn sau đây:

Thứ nhất, Thửa đất hình thành từ việc tách thửa và tách thửa đất còn lại khi tách thửa đất phải tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận và không thuộc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trừ những trường hợp thửa đấy được hình thành từ các khu tái định cư, nếu phù hợp điều kiện tách thửa theo quy định.

Thứ hai, đảm bảo diện tích và kích thước thửa đất ở sau khi tách thửa đất ở như sau:

– Tại phường, thị trấn với tuyến đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 19m: Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đấy được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 45 m2 và phải đảm bảo kịch thước tối thiếu của chiều rộng, chiều sâu thửa đấy tính từ chỉ giới xây dựng là 5m;

– Tại các phường, thị trần với tuyến dường có lộ giới nhỏ hơn 19m: Diện tích tói thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 36m2 và phải bảo đảm kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 4m;

– Tại các xã thuộc thị xãm thành phố: Diện tích tối thiểu không bao gồm các phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đấy được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 50m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 5m.

– Tại các xã thuộc huyện: Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 10m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sau thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 5m.

– Trường hợp tuyến đường giao thông chưa quy định chỉ giới xây dựng thì chiều sâu thửa đất được tính từ hành lang bảo vệ đường bộ.

 

2.3. Điều kiện tách thửa đất phi nông nghiệp không phải đất ở tại tỉnh Bình Phước

Diện tích tối thiểu thửa đất sau tách thửa thực hiện theo quy định và phải tiếp giáo với đường giao thông hiện hữu đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

 2.4 Quy định tách thửa đất đối với thửa đất có nhiều mục đích sử dụng đất tại tỉnh Bình Phước

Khi tiến hành tách thửa đất đối với thửa đất có nhiều mục đích sử dụng đất, tức là thửa đất mà có nhiều loại đất trên cùng một thửa đất thì việc tách thửa chỉ cần đảm bảo điều kiện tách thửa đất đối với loại đất ở, đất phi nông nghiệp không phải đất ở. Việc tách thửa tại vị trí, diện tích của loại đất nào thì đảm bảo điều kiện tách thửa tương ứng với loại đất đó.

Trường hợp thửa đất có nhiều mục đích sử dụng đất mà chưa xác định được vị trí, diện tích từng loại đất thì phải xác định vị trí, diện tích của từng loại đất trước khi thực hiện tách thửa theo quy định. Cơ quan, đơn vị, tổ chức có chức năng đo đạc, lập bản đồ địa chính có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng đất xác định vị trí, diện tích từng loại đất trước khi tách thửa đất..

 

3. Các khoản chi phí khi tách thửa đất

Nhìn chung, khi thực hiện tách thửa đất tại tỉnh Bình Phước thì các chi phí mà Quý khách cần quan tâm như:

phí đo đạc tách thửa;

– Lệ phí trước bạ: Thường thì lệ phí trước bạ = 0,5% X (giá tại hợp đồng xm2);

– Phí thẩm định hồ sơ.

 

4. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa tại tỉnh Bình Phước

Bước 1: Người sử dụng đất nộp hồ sơ theo qu định tại Bộ phận tiếp nhận của Sở tài nguyên và môi trường thuộc trung tâm Phục vụ hành chính công. 

Hộ gia đình, cá nhân, cộng động dân cữ nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phần một cửa của UBND huyện hoặc UBND cấp xã. Bộ phần tiêp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Đồng thời, chuyển hồ sơ về Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai. thời gian thực hiện trong ngày làm việc.

Bước 2. Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa.

+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

+ Chuyển kết quả về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả kết quả cho người sử dụng đất

Thời hạn thực hiện: 14 ngày làm việc

Bước 3. Bộ phận trả kết quả thông báo và trả kết quả cho người sử dụng đất sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính. Thời gian thực hiện trong ngày làm việc.

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ trực tiếp và nhận kết quả tại Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện hoặc UBND xã.

– Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời giạn này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật; Không tính thời gian xác định nghĩa vụ tài chính của cơ quan thuế; không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; Không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

Luật LVN Group đã làm rõ tất cả các vấn đề xoay quanh điều kiện diện tích tối thiểu được tách thửa tại tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Quý khách sẽ khó tránh khỏi những câu hỏi hay vướng mắc khó hơn, phức tạp hơn. Vì vậy, nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến việc tách thửa đất tại tỉnh Bình Phước. Quý khách vui lòng liên hệ ngay tổng đài tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến: 1900.0191 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Trong trường hợp Quý khách muốn sử dụng dịch vụ tách thửa đất tại tỉnh Bình Phước, Quý khách hãy gửi yêu cầu báo giá qua dịch vụ qua email: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn và mong được hợp tác!