1. Đặc điểm địa hình của tỉnh Gia Lai

Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lơn, không có bão và sương muối. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vình Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm từ 2.200 – 2.500 mm. 

Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng từ Đông sang Tây, chia thành 3 dạng chính: Địa hình đồi núi, chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đặc biệt là dãy núi Mang Yang kéo dài từ đỉnh Kon Ko Kinh đến huyện Kông Pa, chia thành 2 vùng khí hậu rõ rệt là Đông trường sơn và Tây Trường sơn; địa hình cao nguyên; là cao nguyên đỏ bazan – Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nùng, chiếm 1/3 diện tích tự nhiên; địa hình thung lũng, được phân bố dọc theo các sông, suối, khá bằng phẳng, ít bị chia cắt.

 

2. Các trường hợp không được phép tách thửa tại tỉnh Gia Lai

Tại điều 3 quyết định số 03/2020/QĐ-UBDN quy định về diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đổi với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Điều 3 này nêu rõ các trường hợp không được phép tách thửa tại tỉnh Gia lai gồm:

Thứ nhất, thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy tờ như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàn sản gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất dai, nhà ở những có tranh chấp hoặc quyền sử dụng đất bị kê biên để bảm đảm thi hành án hoặc thửa đất hết hạn sử dụng đất;

Thứ hai, đất thuộc khu vực bảo tồn, khu di lịch lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, phê duyệt theo quy định pháp luật;

Thứ ba, phần diện tích đất đề nghị tách thửa đã có thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ tư, thửa đất khi thực hiện tách thửa đấy để hình thành các thửa đấy mới không đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định của luật đất đai 2013.

 

3. Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở tại tỉnh Gia Lai

Thửa đất hình thành sua khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu như sau:

– Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn tiếp giáo với đường có chiều rộng chỉ giới <20m là 36m

– Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn tiếp giáp với đường có chiều rộng chỉ giới >= 20m là 45m2

– Trường hợp thửa đất tại xã là 50m2

Thửa đất hình thành sau khi tách thửa có bề rộng tiếp giáo đường giao thông tối thiểu là: Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn là 4m; trường hợp thửa đấy tại xã là 5m;

Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa không tính diện tích đất hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng. 

Trường hợp tách thửa mà sau khi tách thửa có thửa đất không tiếp giáp với đường giao thông do nhà nước quản lý thì diện tích, kích thước được phép tách thửa thực hiện theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500. Diện tích, kích thước tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa được thực hiện theo quy định,

 

4. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp tại tỉnh Gia Lai

4.1. Đối với nhóm đất nông nghiệp thuộc quy hoạch đất phi nông nghiệp

Thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu như sau:

– Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn là 300m2;

– Trường hợp thửa đất tại xã là 500m2

Trường hợp tách thửa đất đồng thời chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở thì diện tích, kích thước tối thiểu của thửa đất đè nghị chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện theo quy định về đất ở. Thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích, kích thước lớn hơn hoặc bằng diện tích, kích thước tối thiểu; trường hợp thửa đất còn lại không đảm bảo diện tích, kích thước tối thiểu, người sử dụng đất phải chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đối với toàn bộ diện tích thửa đất cần tách thửa.

 

4.2. Đối với nhóm đất nông nghiệp thuộc quy hoạch đất nông nghiệp

Thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu như sau: Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn là 500m2; Trường hợp thửa đấy tại xã là 1.000m2

 

5. Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất có nhiều mục đích sử dụng đất

– Đối với đất vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân trong cùng thửa đất ở: Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa được thực hiện theo quy định về kích thước tối thiểu được phép tách thửa đổi với đất ở.; Diện tích đất ở của từng thửa đất sau khi tách thửa phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiếu quy định.

Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất có nhiều mục đích sử dụng đất không phải đất vườn, ao trong cùng thửa đất ở là diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất theo quy định.

Phần diện tích đất nông nghiệp thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng gắn liền với thửa đất phi nông nghiệp thì được tách thửa cùng với đất phi nông nghiệp mà không bị điều chỉnh về diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp.

 

6. Thủ tục tách thửa tại tỉnh Gia Lai

Thẩm quyền giải quyết: Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

Bước 1: Người sử dụng đất chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất (trường hợp có nhu cầu nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã)

Bước 2: Cán bộ, công chức tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ: Nếu hồ sơ đầy đủ thì cán bộ viết phiếu biên nhận cho người nộp hồ sơ và chuyển hồ sơ đến bộ phận người có thẩm quyền giải quyết. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì hướng dẫn người sử dụng đất bổ sơ và hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Tiếp nhận giấy chứng nhận do văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chuyển tới.

Bước 4. Người sử dụng đất xuất trình giấy biên nhận, nộp phí, lệ phí, nhận kết quả tại nơi đã nộp hồ sơ.

Kết quả thực hiện: ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ đề Nhà nước quản lý đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.

Uỷ bannhana dân cấp huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, Uỷ ban nhân dân cấp xã thường xuyên kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý đối với các trường hợp tách thửa không đúng quy định.

Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng đất xác định vị trí, diện tích từng loại đất trước khi thực hiện việc tách thửa đối với thửa đất có nhiều mục đích sử dụng đất.

 

7. Thực trạng tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có một số cá nhân có hoạt động dưới danh nghĩa là tổ chức môi giới trong lĩnh vực bất động sản có dấu hiệu thu mua gom đất nông nghiệp, sau đó chia tách thửa đất thành các thửa nhỏ theo hạn mức của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai. Nhiều đối tượng đã loan tin các dự án đầu tư để mục đích thu hồi đầu tư trên địa bàn tỉnh và thổi giá đất chuyển nhượng với mục đích để trục lợi. Do đó, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Gia Lai đã đề nghị địa phương đặc biệt quan tâ, đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số để tránh bị một số đối tượng xấu lợi dụng, trao đổi, mua bán đất để trục lợi; Chấn chỉnh ngay công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn; Không để người dân sự ý san lấp mặt đường hoặc mở đường, xây dựng các công trình trái phép không phù hợp với quy hoặc, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

Luật LVN Group vừa phân tích và làm rõ các điều kiện diện tích tối thiểu tách thửa tại tỉnh Gia Lai. Nếu Quý khách còn bất kỳ vấn đề nào vướng mắc, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900.0191 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Nếu Quý khách muôn sử dụng dịch vụ tách thửa đất tại tỉnh Gia Lai, Quý khách vui lòng gửi yêu cầu báo giá qua dịch vụ tư vấn emai: [email protected]. Luật LVN Group sẽ luôn luôn phản hồi trong thời gian nhanh nhất có thể. Mong nhận được sự hợp tác của Quý khách!