Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 10/2020/NĐ-CP
– Thông tư 12/2020/TT-BGTVT
– Thông tư 02/2021/TT-BGTVT
– Nghị định 95/2009/NĐ-CP
– Thông tư 21/2010/TT-BGTVT
1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định là gì?
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định, bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh và tuyến xe buýt liên tỉnh. Trong đó:
a) Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Tuyến xe buýt liên tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của hai hoặc ba tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo quyến cố định như sau:
Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định thì được tham gia đấu thầu hoặc đặt hàng khai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng lưới tuyến đã công bố.
2.1. Điều kiện đối với xe buýt
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
b) Phải có phù hiệu “XE BUÝT” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
c) Phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 12 đến dưới 17 chỗ.
c) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);
d) Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
đ) Có phù hiệu “XE BUÝT”, Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
e) Niêm yết thông tin:
– Niêm yết bên ngoài xe:
Phía trên kính trước và sau xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, điểm đầu, điểm cuối của tuyến; chiều cao chữ tối thiểu 06 cm;
Hai bên thành xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này
– Niêm yết bên trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; sơ đồ vị trí điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng dọc tuyến; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; số điện thoại di động đường dây nóng của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và Sở Giao thông vận tải địa phương; trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách
– Bên trong xe có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm ở vị trí hành khách dễ quan sát, các nội dung chính gồm: hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; biển cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
Yêu cầu lắp camera trên xe buýt.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP:
Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Trước ngày 01 tháng 7 năm 2022, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải cung cấp thông tin (gồm: tên doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; họ và tên lái xe; biển kiểm soát xe; tuyến hoạt động; giờ xe xuất bến) trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe thông qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.
Xe buýt được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thể thao, trung tâm thương mại, đầu mối giao thông và các địa điểm kết nối với các phương thức vận tải khác; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tại đô thị.
2.2. Giấy phép kinh doanh
Kinh doanh vận tải đường bộ là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật Đầu tư 2020. Giấy phép kinh doanh xe vận tải là giấy chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải, để cho các doanh nghiệp này có thể kinh doanh một cách hợp pháp, đáp ứng được điều kiện theo quy định của luật. Hiện nay, các lĩnh vực phải xin giấy phép này bao gồm:
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
– Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
– Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định Nghị định 10/2020/NĐ-CP;
b) Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
c) Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thẩm quyền giải quyết và cấp Giấy phép là Sở giao thông vận tải nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký kinh doanh.
3. Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt, Lệnh vận chuyển
Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt
a) Có đủ diện tích cho xe buýt quay trở đầu xe, đỗ xe đảm bảo an toàn giao thông;
b) Có bảng thông tin các nội dung: tên tuyến; số hiệu tuyến; hành trình; tần suất chạy xe; thời gian hoạt động trong ngày của tuyến; số điện thoại của cơ quan quản lý tuyến và doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khai thác tuyến; trách nhiệm của hành khách, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe;
c) Có nhà chờ cho hành khách.
Điểm dừng xe buýt
a) Khu vực xe buýt dừng đón, trả khách được báo hiệu bằng biển báo và vạch sơn kẻ đường theo quy định; trên biển báo hiệu phải ghi số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, tên tuyến (điểm đầu – điểm cuối), hành trình tuyến rút gọn ở phía sau biển báo;
b) Tại các điểm dừng xe buýt trong đô thị nếu có bề rộng hè đường từ 05 mét trở lên và ngoài đô thị nếu có bề rộng lề đường từ 2,5 mét trở lên phải xây dựng nhà chờ xe buýt;
c) Sở Giao thông vận tải công bố mẫu biển báo điểm dừng xe buýt áp dụng trong phạm vi địa phương mình.
Tại các bến xe khách, nhà ga đường sắt, cảng hàng không, cảng, bến thủy nội địa, cảng biển có hành trình tuyến xe buýt đi qua phải bố trí điểm dừng đón, trả khách cho xe buýt để kết nối với các phương thức vận tải khác.
Nhà chờ xe buýt
a) Sở Giao thông vận tải công bố mẫu nhà chờ xe buýt áp dụng trong phạm vi địa phương mình;
b) Tại nhà chờ xe buýt phải niêm yết các thông tin: số hiệu tuyến, tên tuyến, hành trình, tần suất chạy xe, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải và Sở Giao thông vận tải địa phương, bản đồ hoặc sơ đồ mạng lưới tuyến.
Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt phải được xây dựng đảm bảo thuận tiện cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
Lệnh vận chuyển
a) Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã tự in theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Ngoài những nội dung bắt buộc quy định tại Phụ lục 6, doanh nghiệp, hợp tác xã được bổ sung những nội dung khác để phục vụ công tác quản lý của đơn vị;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã có trách nhiệm quản lý, cấp và kiểm tra việc sử dụng Lệnh vận chuyển; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện trong thời gian tối thiểu 05 năm.
4 Xe buýt ngừng khai thác tuyến cố định phải thông báo như thế nào?
Ngừng khai thác trên tuyến, đóng tuyến xe buýt
a) Trước khi ngừng khai thác ít nhất 30 ngày, doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản thông báo ngừng khai thác trên tuyến gửi Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Trường hợp ngừng khai thác dẫn đến phải thay đổi tần suất chạy xe trên tuyến hoặc phải đóng tuyến, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp, hợp tác xã Sở Giao thông vận tải nơi nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (hoặc thống nhất với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia đối với tuyến xe buýt liên tỉnh) để công bố tần suất chạy xe mới hoặc công bố đóng tuyến trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm công bố các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo;
c) Sau thời điểm ngừng khai thác tối đa 05 ngày làm việc, doanh nghiệp, hợp tác xã phải nộp lại phù hiệu của các xe ngừng khai thác cho Sở Giao thông vận tải nơi cấp.
Bổ sung xe, thay thế xe buýt
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã được thay thế xe đang khai thác trên tuyến hoặc được bổ sung xe nếu việc bổ sung không làm tăng số chuyến xe. Xe được bổ sung, thay thế phải có phù hiệu “XE BUÝT” và phải đảm bảo các yêu cầu về loại phương tiện tham gia khai thác tuyến theo hợp đồng đã ký kết;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã được sử dụng các phương tiện bất kỳ của đơn vị mình đã được cấp phù hiệu “XE BUÝT” để thay thế xe đột xuất khi xe đang hoạt động trên tuyến gặp sự cố kỹ thuật hoặc tai nạn giao thông hoặc do các nguyên nhân bất khả kháng khác.
5. Mẫu lệnh vận chuyển
>>> Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
TÊN ĐƠN VỊ: …………….. Điện thoại: ………………… Số: …………………………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày … tháng … năm ..…… |
LỆNH VẬN CHUYỂN
Dùng cho xe ô tô vận chuyển hành khách …. tuyến cố định (hoặc xe buýt) ……
Có giá trị từ ngày ……………….. đến ngày ……………………….
Cấp cho Lái xe 1: …………………………….hạng GPLX: …………… Lái xe 2: ……………………………………….hạng GPLX: ……………. Nhân viên phục vụ trên xe: ……………………………………………….. Biển số đăng ký: ………… Số ghế (giường nằm): ……. Loại xe: …….. Bến đi, bến đến: ……………………. Mã số tuyến: …………………….. Hành trình tuyến: …………… (áp dụng đối với tuyến cố định) ………….. |
Thủ trưởng đơn vị |
|||
Lượt xe thực hiện |
Bến xe đi, đến |
Giờ xe chạy |
Số khách |
Bến xe |
Lượt đi |
Bến xe đi: ………….. |
xuất bến |
|
|
Bến xe nơi đến: ……. |
đến bến |
|
|
|
Lượt về |
Bến xe đi: …………… |
xuất bến |
|
|
Bến xe nơi đến: ……. |
đến bến |
|
|
|
LÁI XE 1 |
LÁI XE 2 |
NHÂN VIÊN PHỤC VỤ TRÊN XE |
* Ghi chú:
– Bến xe ghi vào ô ngày giờ đi đến, đóng dấu.
– Trên một tờ Lệnh vận chuyển chỉ được phép bố trí tối đa 4 lượt đi và 4 lượt về. Riêng Lệnh vận chuyển dành cho xe buýt bỏ nội dung “số khách” và “Bến xe (Ký tên và đóng dấu)”.
– Ngoài các nội dung nêu trên, đơn vị kinh doanh vận tải bổ sung các nội dung khác để phục vụ công tác quản lý điều hành của đơn vị.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group