Luật sư tư vấn:

1. Vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở

Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP, quy định như sau:

1.     Đối tượng được vay vốn là các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở năm 2014. Cụ thể:

Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở quy định như sau:

“1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

2. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

3. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

4. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

5.  Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

2. Điều kiện được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội (Tiêu đề Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP):

a)     Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;

b)     Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;

c)     Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;

d)     Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống (Điểm này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP);

đ) Có hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở (Điểm này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP);

e)      Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng ba bên.

 

2. Điều kiện được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình

a)     Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;

b)     Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;

c)     Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với tổ chức tín dụng cho vay vốn;

d)     Có Giấy đề nghị vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội tại các tổ chức tín dụng khác;

đ) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa phương cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai (Điểm này được sửa đổi bởi Điểm d Khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP); 

e) Có phương án tính toán giá thành, có giấy phép xây dựng đối với trường hợp yêu càu phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật thì được xem xét cho vay vốn phù hợp với thời hạn được tồn tại của công trình (Điểm này được sửa đổi bởi Điểm d Khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP);

g) Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật.

4. Mức vốn vay (Khoản này được sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP và Khoản này được sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) cụ thể::

a)     Trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà;

b)     Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.

5. Lãi suất vay:

a)     Lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội cho từng thời kỳ;

b)     Lãi suất cho vay tại các tổ chức tín dụng được chỉ định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ.

6. Thời hạn vay: Thời hạn vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên (Khoản này được sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP).

7. (được bãi bỏ – Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP và Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP).

8. (được bãi bỏ).

 

3. Nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội

Điều 17 Nghị định 100/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP, quy định như sau:

1.    Nguồn vốn cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội:

a)     Căn cứ vào kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm, ngân sách nhà nước cấp 100% nguồn vốn để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với các đối tượng được nêu tại Khoản 1 Điều 14 và Khoản 1 Điều 15 của Nghị định này;

b)     Căn cứ vào kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm, ngân sách nhà nước cấp 50% nguồn vốn; Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng 50% nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm của người vay, vốn huy động; ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định để cho vay đối với các đối tượng tại Khoản 1 Điều 16 của Nghị định này;

c)     Nguồn vốn ủy thác từ quỹ phát triển nhà ở địa phương (nếu có), ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm, vốn từ phát hành trái phiếu, công trái nhà ở và từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật do ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt để thực hiện mục tiêu, kế hoạch nhà ở xã hội tại địa phương theo quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

2. Nguồn vốn cho vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng (Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP):

a)     Căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trong từng thời kỳ do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất cho cảc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để cho các đối tượng tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội vay ưu đãi với lãi suất không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ.

b)     Chính phủ sử dụng nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài để cho vay lại đối với tổ chức tín dụng được chỉ định để cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định này.

 

4. Quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay ưu đãi

Điều 18 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định:

1.     Việc quản lý nguồn vốn và quản lý sử dụng vốn cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện.

2.     Việc xử lý nợ bị rủi ro thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

3.     Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng hướng dẫn cụ thể về cơ chế huy động tiết kiệm và các nội dung liên quan đến cho vay ưu đãi phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, nhà ở – Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay: Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc.

Luật LVN Group (tổng hợp)