1. Khái niệm về khởi kiện vụ án dân sự

Vụ án dân sự theo quy định của pháp luật TTDS hiện này đó là các tranh chấp nảy sinh từ các quan hệ hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại và các quan hệ dân sinh trong đời sống xã hội khác. Việc các chủ thể của những quan hệ đó có tranh chấp và được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước giải quyết được gọi là các vụ án dân sự. Các tranh chấp dân sự được coi là vụ án dân sự khi có chủ thể trong quan hệ tranh chấp đó đưa vấn đề tranh chấp ra trước tòa án để được giải quyết, việc đưa vấn đề tranh chấp đó ra trước cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước được gọi là “khởi kiện”. Vậy khởi kiện vụ án dân sự là như thế nào?

Hiện nay pháp luật không quy định rõ khái niệm khởi kiện vụ án dân sự, nhưng có quy định về quyền khởi kiện của các chủ thể của các quan hệ pháp luật. Theo đó thì các cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu được bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Theo Điều 161 Bộ luật TTDS).

Như vậy thông qua các quy định của pháp luật có thể hiểu “khởi kiện vụ án dân sự là hành vi của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền, tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp đưa vấn đề có tranh chấp ra trước tòa án có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

2. Quy định về khởi kiện vụ án dân sự

Khởi kiện vụ án dân sự là phương thức để các chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị của mình trong trường hợp bị xâm phạm. Trên cơ sở của yêu cầu khởi kiện, Toà án quyết định buộc người có hành vi trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó, góp phần duy trì trật tự xã hội, giáo dục pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Theo Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình, trong trường hợp do Luật hôn

nhân và gia đình quy định. Công đoàn cấp trên của Công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định. Cơ quan, tổ chức trong phạm vỉ nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể khởi kiện một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật gỗ liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng khởi kiện một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

Việc khởi kiện vụ án dân sự được tiến hành bằng đơn khởi kiện gửi Toà án có thẩm quyền. Đơn khởi kiện được nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi đến Toà án qua bưu điện. Nội dung đơn khởi kiện ghi ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; tên Toà án nhận đơn khởi kiện; tên, địa chỉ của người khởi kiện; tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có; tên, địa chỉ của người bị kiện; tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có; những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có; tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp; các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn. Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi # kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Khởi kiện vụ án dân sự có hậu quả pháp lí là làm phát sinh vụ án dân sự tại Toà án. Sau khi nhận. đơn khởi kiện, trong thời hạn 5 ngày làm việc Toà án phải tiến hành xem xét. Nếu việc khởi kiện đáp ứng được các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự thì Toà án thụ lí vụ án giải quyết. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác thì chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện. Nếu việc khởi kiện không đáp ứng được các điều kiện khởi kiện thì Toà án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện

3. Quy định về đơn khởi kiện

Khởi kiện vụ án dân sự là quyền của mỗi cá nhân hoặc cơ quan nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

Khi khởi kiện vụ án dân sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức nộp đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp đến Tòa án có thẩm quyền để được giải quyết. Để vụ án nhanh chóng được giải quyết, ngay từ khi khởi kiện, cá nhân, cơ quan, tổ chức không những cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp mà còn phải viết đơn khởi kiện đúng về cả nội dung và hình thức.

Theo quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự, đơn khởi kiện phải cần đảm bảo những điều kiện sau:

– Về nội dung, đơn khởi kiện phải có những nội dung chính sau:

+) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

+) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;

+) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

+) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;

+) Tên, địa chỉ của người bị kiện;

+) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên qua, nếu có;

+) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghãi vụ liên quan;

+) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.

– Về hình thức:

+) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ.

Trường hợp người khởi kiện không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì phải có người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng.

+) Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

Tuy nhiên trong trường hợp vì lý do khách quan nên không thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ thì người khởi kiện vẫn phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ. Các tài liệu, chứng cứ khác người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Người khởi kiện có thể nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án hoặc nộp qua đường bưu điện. Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

Những cá nhân, tổ chức muốn khởi kiện cần phải hiểu rõ quyền, nghĩa vụ cũng như những công việc mà mình phải thực hiện để việc khởi kiện được tiến hành đúng pháp luật, đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp mà người khởi kiện muốn bảo vệ được đảm bảo.

4. Điều kiện đối với cá nhân là chủ thể khởi kiện khởi kiện

Đối với cá nhân muốn trực tiếp thực hiện việc khởi kiện phải thỏa mãn hai điều kiện:

Một là, phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự: Thông thường người từ đủ 18 tuổi mới được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03- 12-2012 của Hội đồng Thẩm phán thì: Đối với cá nhân là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình, có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm đơn khỏi kiện vụ án tranh chấp có liên quan đến hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự đó. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân khởi kiện. Đồng thời, cuối đơn cá nhân khởi kiện phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Đốĩ với cá nhân là người chưa thành niên (trừ trường hợp đã nêu ở trên) người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chê’ năng lực hành vi dân sự thì người đại diện hợp pháp của họ sẽ “thay” họ thực hiện quyền khởi kiện, đó là những người đại diện theo pháp luật cho những người chưa đủ khả năng, điều kiện để trực tiếp thực hiện quyền khỏi kiện (Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2015, Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Hai là, có quyền hoặc lợi ích hợp pháp bị xâm phạm: Chỉ những thể nhân có quyền hoặc lợi ích bị xâm phạm mới có quyền khởi kiện. Khi chủ thể khởi kiện có năng lực hành vi tố tụng dân sự mói có quyền trực tiếp thực hiện hành vi khởi kiện và tham gia tố tụng hoặc ủy quyển cho người khác tham gia tố tụng. Đồng thời, họ phải gửi kèm theo đơn khồi kiện, tài liệu chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp (Khoản 5 Điêu 89 Bộ luật tô tụng dân sự hiện hành). Vì mới ở giai đoạn khởi đầu của quá trình tố tụng, nên chỉ cần người khởi kiện xuất trình một vài chứng cứ rất cơ bản, chứ không phải đòi hỏi họ phải nộp đủ chứng cứ. Nếu chủ thể khởi kiện, dù đã được Thẩm phán giải thích, hướng dẫn đầy đủ nhưng vẫn không xuất trình được chứng cứ chứng minh quyền lợi của mình bị xâm phạm, hoặc thấy người khởi kiện không có năng lực hành vi tô tụng dân sự thì căn cứ vào Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành để trả lại đơn khởi kiện. Pháp luật của Nhà nước ta không cho phép một người lợi dụng quyền khởi kiện để khởi kiện một cách tùy tiện, không có căn cứ, gây khó khăn và xâm phạm đêh quyền của người khác.

5. Điều kiện đối với chủ thề khởi kiện là cơ quan, tổ chức:

Đối với cơ quan, tổ chức muốn thực hiện quyền khỏi kiện thì họ phải thỏa mãn hai điều kiện:

Điều kiện thứ nhất: Cơ quan, tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân (vấn đề pháp nhân được quy định tại các điều từ Điều 74 đến Điều 96 Chương 4 của Bộ luật dân sự năm 2015).

Pháp nhân là tổ chức kinh tế thì có thể là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tê khác có đủ điểu kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015. Tổ chức kinh tế phải có đủ điều kiện và chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.

– Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

– Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

– Tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005.

Cơ quan, tổ chức được coi là có đủ tư cách pháp nhân khi thỏa mãn các yếu tố sau đây:

+ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.

+ Có cơ cấu, tổ chức chặt chẽ.

+ Có tài sản độc lập vối cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.

+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Đối với cơ quan, tổ chức không có tư cách phập nhân nhưng được khởi kiện vụ án dân sự là chủ thể quan hệ pháp luật phải là cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định có quyền tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Điều kiện thứ hai: Cơ quan, tổ chức đó phải có quyền hoặc lợi ích bị xâm phạm (nếu họ khởi kiện để bảo vệ lợi ích của chính cơ quan, tổ chức đó); Nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích người khác hoặc lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thì cơ quan, tổ chức chỉ có quyền khởi kiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn do pháp luật hoặc điều lệ của cơ quan, tổ chức đó đã quy định. Ví dụ: cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thì lợi ích đó phải thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức phụ trách, như cơ quan Tài nguyên và Môi trường có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại, khắc phục sự cố gây ô nhiễm môi trường công cộng; cơ quan Văn hóa – Thông tin có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi xâm phạm di sản văn hóa thuộc sỏ hữu toàn dân phải bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, buộc chấm dứt hành vi xâm phạm di sản văn hóa…

Đối với cơ quan, tổ chức là chủ thể quan hệ tố tụng thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khỏi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức. Đồng thời, ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.