Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bộ phận tư vấn pháp luật, công ty Luật LVN Group. Câu hỏi của bạn được Luật sư của chúng tôi giải đáp như sau:

Cơ sơ pháp lý:

Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

1. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật là gì?

Hoạt động nghệ thuật biểu diễn là hoạt động tạo ra những sản phẩm nghệ thuật được định hình dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh để truyền đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật tới công chúng dưới các hình thức biểu diễn nghệ thuật; lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật.

Biểu diễn nghệ thuật là hoạt động thể hiện các loại hình nghệ thuật biểu diễn, thi người đẹp, người mẫu hoặc kết hợp giữa loại hình nghệ thuật biểu diễn với trình diễn thời trang, các hoạt động văn hoá, thể thao.

2. Điều kiện, thủ tục tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam

Trước hết, để được phép kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại Việt Nam, doanh nghiệp phải được thành lập và hoạt động hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Thêm vào đó, doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trong danh mục ngành nghề kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, chủ địa điểm, hộ kinh doanh cũng thuộc đối tượng được biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời gian.

Lưu ý rằng, nếu nhà đầu tư là nhà đầu tư nước ngoài, mong muốn thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam hoặc hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện về mở cửa thị trường.

Cụ thể, nhà đầu tư cần xem xét đến việc ngành nghề kinh doanh này đã được mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài hay chưa. Để biết được điều này, nhà đầu tư cần quan tâm, tìm hiểu các quy định tại các Điều ước quốc tế, Cam kết mở cửa thị trường hoặc quy định của luật chuyên ngành.

Nếu không rõ hoặc cần được tư vấn, hỗ trợ nhiều hơn, nhà đầu tư có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ, thông tin tại trang web.

Để được thực hiện ngành nghề kinh doanh có điều kiện này tại Việt Nam, nhà đầu tư phải được cơ quan có thẩm quyến cấp Giấy phép biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (sau đây gọi tắt là “Giấy phép”).

Điều kiện tổ chức biểu diễn nghệ thuật:

a) Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;

b) Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;

c) Có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật:

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý không thuộc trường hợp quy định tại điểm.

Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục:

a) Văn bản đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP);

b) Kịch bản, danh mục tác phẩm gắn với tác giả, người chịu trách nhiệm chính về nội dung chương trình (đối với tác phẩm nước ngoài phải kèm bản dịch tiếng Việt có chứng thực chữ ký người dịch).

Thủ tục cấp văn bản chấp thuận:

a) Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền ít nhất 07 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức biểu diễn nghệ thuật;

b) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ;

c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, cấp văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP) đồng thời đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử. Trường hợp không chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do;

d) Trường hợp thay đổi nội dung biểu diễn nghệ thuật đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật có văn bản nêu rõ lý do gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã chấp thuận phải xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân đề nghị;

đ) Trường hợp thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật có văn bản thông báo gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận và chính quyền địa phương nơi tổ chức biểu diễn nghệ thuật ít nhất 02 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức.

3. Điều kiện, thủ tục tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu tại Việt Nam

Trước hết, để được phép kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại Việt Nam, doanh nghiệp phải được thành lập và hoạt động hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Thêm vào đó, doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trong danh mục ngành nghề kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, chủ địa điểm, hộ kinh doanh cũng thuộc đối tượng được biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời gian.

Lưu ý rằng, nếu nhà đầu tư là nhà đầu tư nước ngoài, mong muốn thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam hoặc hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện về mở cửa thị trường.

Cụ thể, nhà đầu tư cần xem xét đến việc ngành nghề kinh doanh này đã được mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài hay chưa. Để biết được điều này, nhà đầu tư cần quan tâm, tìm hiểu các quy định tại các Điều ước quốc tế, Cam kết mở cửa thị trường hoặc quy định của luật chuyên ngành.

Nếu không rõ hoặc cần được tư vấn, hỗ trợ nhiều hơn, nhà đầu tư có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ, thông tin tại trang web.

Để được thực hiện ngành nghề kinh doanh có điều kiện này tại Việt Nam, nhà đầu tư phải được cơ quan có thẩm quyến cấp Giấy phép biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (sau đây gọi tắt là “Giấy phép”).

Điều kiện tổ chức cuộc thi:

a) Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;

b) Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;

c) Có văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận tổ chức cuộc thi: là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc thi.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan trực thuộc thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm bảo đảm hoạt động tổ chức cuộc thi trên địa bàn đúng quy định của pháp luật.

Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục:

a) Văn bản đề nghị tổ chức cuộc thi (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP);

b) Đề án tổ chức cuộc thi (theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP).

Thủ tục cấp văn bản chấp thuận:

a) Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền ít nhất 30 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi;

b) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ;

c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, cấp văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi (theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP) đồng thời đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử. Trường hợp không chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do;

d) Trường hợp thay đổi nội dung cuộc thi đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức cuộc thi có văn bản nêu rõ lý do gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã chấp thuận phải xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân đề nghị;

đ) Trường hợp thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức cuộc thi đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức cuộc thi có văn bản thông báo gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận và chính quyền địa phương nơi tổ chức cuộc thi ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi.

4. Quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn

 – Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

– Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.

– Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group