Khách hàng: Kính chào Luật sư của LVN Group. Doanh nghiệp chúng tôi hiện nay đang là đại lý buôn bán xe ô tô. Vì nhu cầu của khách hàng, chúng tôi muốn kinh doanh thêm dịch vụ kiểm định xe cơ giới. Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp chúng tôi các vấn đề pháp lý của thủ tục này.

Cảm ơn Luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý được sử dụng trong bài viết

Nghị định số 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới

 

Luật sư tư vấn

 

1. Mở đầu vấn đề

Luật doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiên, trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy đinh. Kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới là ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định cụ thể tại Nghị định số 139/2018/NĐ-CP. Bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề kinh dịch vụ kiểm định xe cơ giới​.

 

2. Khái niệm liên quan đến vấn đề

Xe cơ giới bao gồm: ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự

Kiểm định xe cơ giới (sau đây gọi tắt là kiểm định) là việc kiểm tra lần đầu và định kỳ về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.

Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới (sau đây gọi tắt là đơn vị đăng kiểm) là các tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ công thực hiện công tác kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới.

Chỉ những tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới mới được phép hoạt động kiểm định xe cơ giới.

Tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới. Tính độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính được hiểu như sau:

– Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý;

– Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới không nắm giữ cổ phần hoặc góp vốn trên 10% của tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

Như vậy, doanh nghiệp bạn đang kinh doanh dịch vụ đại lý xe ô tô thì không được hoạt động trong ngành nghề đăng ký kiểm định xe cơ giới.

 

3. Điều kiện chung về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới 

Theo quy định tại Nghị định số 139/2018/NĐ-CP thì đơn vị đăng kiểm xe cơ giới là các tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ công thực hiện công tác kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới sau khi đã đáp ứng những điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới sau đây:

– Chỉ những tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới mới được phép hoạt động kiểm định xe cơ giới.

– Tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới. Tính độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính được hiểu như sau:

+ Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý;

+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới không nắm giữ cổ phần hoặc góp vốn trên 10% của tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

Ngoài ra, các tổ chức này phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định, nhân lực theo quy định và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm do Bộ Giao thông vận tải ban hành để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.

 

4. Điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định

Mặt bằng kiểm định đáp ứng tiêu chuẩn:

– Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 30 x 4 x 3,5 (m);

– Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 36 x 5 x 4,5 (m);

– Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí cạnh nhau thì khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng kiểm định không nhỏ hơn 2,5 m;

– Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài tối thiểu các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

+ Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2;

+ Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m2;

+ Đối với đơn vị đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 2.500 m2;

+ Đối với đơn vị đăng kiểm có từ 03 (ba) dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng cho hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương ứng cho mỗi dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2.

Xưởng kiểm định đáp ứng điều kiện

+ Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 30 x 4 x 3,5 (m);

+ Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 36 x 5 x 4,5 (m);

+ Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí cạnh nhau thì khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng kiểm định không nhỏ hơn 2,5 m;

+ Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài tối thiểu các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

Dây chuyền kiểm định

Phải được bố trí, lắp đặt các thiết bị kiểm tra và dụng cụ kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành, đảm bảo kiểm tra được đầy đủ các hệ thống, tổng thành, chi tiết của xe cơ giới tham gia giao thông để đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

Số lượng xe kiểm định

Theo đó, số lượng xe cơ giới được cấp giấy chứng nhận kiểm định trong ngày (tính trong 08 giờ làm việc) phải thỏa mãn đồng thời các quy định sau:

– Trường hợp một đăng kiểm viên kiểm tra một xe trên dây chuyền kiểm định thì số lượng xe không quá 20 xe; trường hợp nhiều đăng kiểm viên cùng kiểm tra một xe trên dây chuyền kiểm định thì số lượng xe không quá 20 lần số lượng đăng kiểm viên.

– Không quá 90 xe đối với một dây chuyền kiểm định loại I và không quá 70 xe đối với một dây chuyền kiểm định loại II. Trường hợp dây chuyền kiểm định loại II chỉ sử dụng để kiểm định xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 2.000 kg thì số lượng xe kiểm định được áp dụng như đối với dây chuyền loại I.

 

5. Điều kiện về nhân lực

Để đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, nhân lực trong đơn vị đăng kiểm phải đạt các điều kiện sau:

– Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.

– Có phụ trách dây chuyền kiểm định. Mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phụ trách tối đa hai dây chuyền kiểm định.

– Có lãnh đạo đơn vị đăng kiểm và nhân viên nghiệp vụ đáp ứng các quy định tại Nghị định này.

+ Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao

+ Có phụ trách dây chuyền kiểm định. Mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phụ trách tối đa hai dây chuyền kiểm định.

+ Có lãnh đạo đơn vị đăng kiểm và nhân viên nghiệp vụ.

 

6. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên

Để được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao, trình độ chuyên môn của đăng kiểm viên phải đạt các yêu cầu sau:

– Tốt nghiệp đại học chuyên ngành đào tạo kỹ thuật cơ khí,;

– Trong chương trình đào tạo đại học phải có đầy đủ các nội dung (Lý thuyết ô tô, Cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, Động cơ đốt trong và Điện ô tô hoặc các nội dung tương đương);

– Là đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 tháng;

– Có kết quả đánh giá đạt yêu cầu nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Kết quả đánh giá được thể hiện trên Biên bản theo mẫu quy định.

 

7. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới

Thẩm quyền cấp: Cục Đăng kiểm Việt Nam

Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới;

+ Danh sách trích ngang kèm theo bản sao được chứng thực hợp đồng lao động theo quy định hoặc quyết định tiếp nhận đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ kiểm định; quyết định bổ nhiệm đối với phụ trách dây chuyền kiểm định; quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị đăng kiểm (nếu có);

+ Bản đối chiếu các quy định về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể và mặt bằng nhà xưởng có bố trí các dây chuyền và thiết bị kiểm tra;

+ Tài liệu về bảo đảm an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Thời gian giải quyết:

+ Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo cho tổ chức về thời gian kiểm tra, đánh giá thực tế đơn vị đăng kiểm trong 03 ngày làm việc

+ Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế trong 05 ngày làm việc

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group