1. Quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi muốn kinh doanh cây xăng và đang tìm hiểu về điều kiện kinh doanh xăng dầu hiện nay ? Xin Luật sư của LVN Group phân tích và chỉ ra những điều kiện pháp lý để có thể kinh doanh dịch vụ này ?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu, gọi ngay: 1900.0191

 

Trả lời:

Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu dựa trên quy định của  Nghị định 08/2018/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP, xin tư vấn cụ thể như sau:

Điều 7. Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu 7.000 tấn, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ 05 năm trở lên.

3. Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu 15.000 m3 để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 05 năm trở lên.

4. Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 05 năm trở lên.

5. Có hệ thống phân phối xăng dầu: Tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu 40 tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

7. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt buộc phải có hệ thống phân phối quy định tại Khoản 5 Điều này nhưng phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.

Điều 12. Pha chế xăng dầu

1. Chỉ thương nhân đầu mối được pha chế xăng dầu; pha chế xăng dầu được thực hiện tại nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu xăng dầu nội địa của thương nhân đầu mối.

Thương nhân thuộc các thành phần kinh tế được pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu.

2. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thực hiện pha chế các sản phẩm xăng dầu phải có phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

3. Thương nhân đầu mối thực hiện pha chế xăng dầu phải đăng ký cơ sở pha chế theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 13. Điều kiện đối với thương nhân phân phối xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có kho, bể dung tích tối thiểu 2.000 m3, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 05 năm trở lên.

3. Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 05 năm trở lên.

4. Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng dịch vụ thuê cơ quan nhà nước có phòng thử nghiệm đủ năng lực kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.

5. Có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, bao gồm tối thiểu 05 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu 10 cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

6. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 16. Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (sau đây gọi tắt là tổng đại lý):

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có kho, bể xăng dầu dung tích tối thiểu 2.000 m3, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 05 năm trở lên.

3. Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 05 năm trở lên.

4. Có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm tối thiểu 05 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu 10 cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

Hệ thống phân phối của tổng đại lý phải nằm trong hệ thống phân phối của một thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó.

5. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 19. Điều kiện đối với đại lý bán lẻ xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là đại lý):

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 22. Điều kiện đối với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là thương nhân nhận quyền):

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 24. Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Cửa hàng xăng dầu có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu:

2. Thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định này (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu).

3. Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 27. Điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa, có kho chứa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu, được xây dựng theo các tiêu chuẩn quy định.

3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 28. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu; bảo đảm các yêu cầu và quy định về vận chuyển xăng dầu, được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cho phép lưu hành theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

2. Quy định về thay thế xăng RON 92 bằng xăng E5 ?

Luật LVN Group cập nhật thông tin về việc thay thế xăng RON 92 theo chính sách của Nhà nước

Ngày 06 tháng 6 năm 2017 Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 255/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học và Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống. Trong thông báo có nội dung:

Cho phép tồn tại hai loại xăng: RON 92 và E5 RON92 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, chỉ cho phép sản xuất kinh doanh xăng E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95 nhằm góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh năng lượng, giảm dần sự lệ thuộc vào xăng khoáng, cải thiện môi trường, đồng thời thực hiện tốt các cam kết của Chính phủ Việt Nam với quốc tế về giảm khí thải nhà kính, góp phần tạo thu nhập bền vững cho khu vực nông nghiệp và thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Như vậy, kể từ ngày 01/1/2018 người dân sẽ sử dụng hai loại nhiên liệu là xăng E5 RON92 và xăng RON 95 cho ôtô, xe máy do chính phủ chỉ cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sản xuất, kinh doanh hai loại xăng này.

 

3. Thủ tục đăng ký và điều kiện kinh doanh xăng dầu ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Hiện nay chỗ em có nhiều phương tiện giao thông vận tải mà chưa có nhà phân phối xăng dầu, em có vốn và đang có ý tưởng kinh doanh xăng dầu nhưng không biết thủ tục đăng ký kinh doanh và điều kiện như thế nào?
Mong nhận được lời tư vấn của Luật sư của LVN Group. Em xin cảm ơn.

 

Trả lời:

3.1 Thủ tục đăng ký kinh doanh

Bạn có thể thành lập doanh nghiệp dưới các hình thức sau:

+ Công ty cổ phần

+ Công ty TNHH (1 thành viên ; 2 thành viên trở lên)

+ Công ty tư nhân

+ Công ty hợp danh

Thủ tục như sau:

– Bạn nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh ( Chi tiết hồ sơ với từng loại hình doanh nghiệp bạn tham khảo các điều 19, 20,21 Luật doanh nghiệp 2020)

– Trong thời hạn 3 ngày làm việc CQ ĐK KD xem xét tính hợp lệ hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp từ chối thì CQ ĐK KD phải có văn bản trả lời và yêu cầ bổ sung.

 

3.2 Điều kiện kinh doanh xăng dầu

Bạn tham khảo quy định của nghị định 83/2014 NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

 

4. Hướng dẫn thủ tục đăng ký làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu ?

Kính thưa công ty Luật LVN Group. Tôi có câu hỏi cần được giải đáp như sau: Doanh nghiệp tôi chưa có 05 cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống nhưng được Petrolimex ký hợp đồng làm tổng đại lý. Vậy, doanh nghiệp tôi có được bán hàng với tư cách làm tổng đại lý của Petrolimex không?
Tôi xin cảm ơn.

 

Luật sư tư vấn:

Theo khoản 13 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu:

“Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu là thương nhân làm đại lý kinh doanh xăng dầu, ngoài việc tự tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình còn phải tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để bán xăng dầu cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối để hưởng thù lao”

Doanh nghiệp bạn muốn được làm tổng đại lý xăng dầu thì cần đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

“Điều 16 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu: Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (sau đây gọi tắt là tổng đại lý):

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có kho, bể xăng dầu dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

3. Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

4. Có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu mười (10) cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

Hệ thống phân phối của tổng đại lý phải nằm trong hệ thống phân phối của một thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó.

5. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành”

Vậy, việc Petrolimex đồng ý ký hợp đồng để doanh nghiệp của bạn làm tổng đại lý không đồng nghĩa với việc bạn sẽ được kinh doanh mà bạn còn phải đáp ứng thêm các điều kiện khác ở trên để được kinh doanh trên thực tế. Sau khi đáp ứng các điều kiện này, doanh nghiệp bạn phải làm thủ tục theo Điều 17 Nghị định 83/2014/NĐ-CP:

Thứ nhất, về Hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu theo Mẫu số 7 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Bản sao giấy tờ chứng minh đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh theo quy định tại Khoản 5 Điều 16 Nghị định này;

– Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 16 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh;

– Danh sách hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh;

– Bản gốc văn bản xác nhận của thương nhân cung cấp xăng dầu cho tổng đại lý có thời hạn tối thiểu một (01) năm, trong đó ghi rõ chủng loại xăng dầu.

Thứ hai, về thẩm quyền:

– Bộ Công Thương có thẩm quyền khi doanh nghiệp có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn hai (02) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

– Sở Công Thương có thẩm quyền cấp khi doanh nghiệp có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn một (01) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thứ ba, về thời gian:

– Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, cơ quan có thẩm quyền có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung;

– Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu theo Mẫu số 8 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy xác nhận do không đủ điều kiện, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thứ tư, thời hạn của giấy phép: Giấy phép có thời hạn hiệu lực là năm (05) năm kể từ ngày cấp mới.

 

5. Tư vấn luật cạnh tranh: Giải quyết tình huống tăng giá trong hoạt động kinh doanh xăng dầu ?

Chào Luật sư của LVN Group, em là sinh viên mong Luật sư của LVN Group giúp đỡ em giải đáp tình huống này ạ. Em cảm ơn! Doanh nghiệp A là doanh nghiệp nhà nước độc quyền trên thị trường dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không dân dụng ở Việt Nam.

Hãng hàng không Y và Z là hai khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp A. Doanh nghiệp A ký hợp đồng dịch vụ cung cấp xăng dầu thường xuyên cho các chuyến bay của hãng Y và Z. Tháng 2/2012 do thị trường xăng dầu thế giới biến động thất thường, doanh nghiệp A đã quyết định tăng giá dịch vụ cung cấp xăng dầu do mình cung cấp thêm 15%. Doanh nghiệp A có gửi thông báo tới hãng hàng không Y, thông báo sẽ chính thức tăng giá dịch vụ cung cấp xăng dầu cho các chuyến bay kể từ ngày 1/4/2012. Không chấp nhận với việc tăng giá này của A, hãng Y đã gửi thông báo lại cho doanh nghiệp A, trong đó yêu cầu doanh nghiệp A không được đơn phương tăng giá dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không do mình cung cấp. Tuy nhiên sáng ngày 1/4/2012, do hãng Y vẫn không chấp nhận mức giá mà doanh nghiệp A đưa ra, vì vậy A đã gửi công văn cho các chi nhánh yêu cầu từ chối cung cấp xăng cho các chuyến bay của hãng Y, khiến hãng phải tạm hoãn lịch bay của tất cả các chuyến bay ngày 1/4/2012. Hãng Y đã gửi công văn lên Tổng cục hàng không Việt Nam yêu cầu giải quyết, vì vậy doanh nghiệp A đã buộc phải cung cấp xăng trở lại cho các chuyến bay của hãng Y ngay trong ngày 1/4/2012.

Hỏi:

1. Hãy xác định thị trường liên quan trong vụ việc trên.

2. Hành vi của doanh nghiệp A có thể vi phạm những quy định nào của Luật cạnh tranh 2004?

3. Hãng Y chỉ gửi công văn lên Tổng cục hàng không Việt Nam yêu cầu giải quyết trong trường hợp này, vậy Cục quản lý cạnh tranh có thể tham gia giải quyết vụ việc hay không? Nếu có thì trình tự thủ tục giải quyết vụ việc này sẽ như thế nào? Sau khi giải quyết, doanh nghiệp A không đồng ý với quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thì Doanh nghiệp A phải làm gì?

4. Giả sử doanh nghiệp A chính là công ty con trực thuộc hãng hàng không Z, theo anh/chị, ngoài quyết định xử phạt đối với các hành vi vi phạm, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và đề nghị biện pháp khắc phục nào để đảm bảo cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không ở Việt Nam.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp trực tuyến, gọi:1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

1. Hãy xác định thị trường liên quan trong vụ việc trên.

khoản 7 Điều 3 và Điều 9 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

7. Thị trường liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.

Điều 9. Xác định thị trường liên quan

1. Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.

Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Theo định nghĩa trên, thị trường sản phẩm liên quan của mặt hàng xăng dầu cho hàng không dân dụng là thị trường của các sản phẩm có thể thay thế mặt hàng xăng dầu dân dụng về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định: “Thuộc tính “cóthể thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ được xác định như sau:

Điều 4. Xác định thị trường sản phẩm liên quan…

2. Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có sự giống nhau hoặc tương tự nhau về một hoặc một số yếu tố như sau:

a) Đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ;

b) Thành phần của hàng hóa, dịch vụ;

c) Tính chất vật lý, hóa học của hàng hóa;

d) Tính năng kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ;

đ) Tác dụng phụ của hàng hóa, dịch vụ đối với người sử dụng;

e) Khả năng hấp thu của người sử dụng;

g) Tính chất riêng biệt khác của hàng hóa, dịch vụ.

3. Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về mục đích sử dụng nếu hàng hóa, dịch vụ đó có mục đích sử dụng chủ yếu giống nhau.

4. Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả khi giá của hàng hóa, dịch vụ chênh lệch nhau không quá 5% trong điều kiện giao dịch tương tự. Trường hợp có sự chênh lệch nhau trên 5%, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xác định hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về giá cả căn cứ thêm vào một số yếu tố quy định tại khoản 5 hoặc thực hiện theo phương pháp quy định tại khoản 6 Điều này.

5. Trường hợp việc xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau của hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này chưa đủ để kết luận về thị trường sản phẩm liên quan, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét thêm một hoặc một số yếu tố như sau:

a) Tỷ lệ thay đổi về cầu của một loại hàng hóa, dịch vụ khi có sự thay đổi về giá của một loại hàng hóa, dịch vụ khác;

b) Chi phí và thời gian cần thiết để khách hàng chuyển sang mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ khác;

c) Thời gian sử dụng của hàng hóa, dịch vụ;

d) Tập quán tiêu dùng;

đ) Các quy định pháp luật tác động đến khả năng thay thế của hàng hóa, dịch vụ;

e) Khả năng phân biệt về mức giá mua, bán đối với các nhóm khách hàng khác nhau;

g) Khả năng thay thế về cung của một loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

6. Khi cần thiết, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau về giá cả theo phương pháp như sau:

Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả nếu có ít nhất 35% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp.

Trường hợp số người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan quy định tại điểm này không đủ 1.000 người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được xác định tối thiểu bằng 50% tổng số người tiêu dùng trong khu vực địa lý đó.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu một số nhiên liệu thay thế xăng dầu như; nhiên liệu nặng, nhiên liệu tổng hợp, Ethanol, Butanon,… tuy nhiên, các nhiên liệu thay thế này chưa được nghiên cứu áp dụng cho máy bay nên hiện tại, chưa có thị trường sản phẩm liên quan của thị trường xăng dầu cho máy bay.

Điều 7. Xác định thị trường địa lý liên quan

1. Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.

2. Ranh giới của khu vực địa lý quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ theo yếu tố sau đây:

a) Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối hàng hóa, dịch vụ liên quan;

b) Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý quy định tại điểm a khoản này để có thể tham gia cạnh tranh với các hàng hóa, dịch vụ liên quan trên khu vực địa lý đó;

c) Chi phí vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

d) Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

đ) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường;

e) Tập quán tiêu dùng;

g) Chi phí, thời gian để khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ;

3. Khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây:

a) Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm giá của hàng hóa, dịch vụ tăng không quá 10%;

b) Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập, mở rộng thị trường quy định tại Điều 8 của Nghị định này.

Thị trường địa lý liên quan được xác định trong tình huống này là thị trường giữa các tỉnh thành ở Việt Nam.

 

2. Hành vi của doanh nghiệp A có thể vi phạm những quy định nào của Luật cạnh tranh 2018?

Điều 25 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định: “Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.” Theo bạn cung cấp thông tin, doanh nghiệp A là doanh nghiệp nhà nước độc quyền trên thị trường dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không dân dụng ở Việt Nam, do đó, theo quy định trên, doanh nghiệp A là doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường dịch vụ xăng dầu hàng không dân dụng ở Việt Nam. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền bị cấm thực hiện các hành vi theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:

2. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:

a) Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;

b) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;

c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;

d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác

Doanh nghiệp A mặc dù có thông báo cho hãng hàng không Y nhưng chỉ thông báo sẽ chính thức tăng giá dịch vụ cung cấp xăng dầu cho các chuyến bay kể từ ngày 1/4/2012. Không chấp nhận với việc tăng giá này của A, hãng Y đã gửi thông báo lại cho doanh nghiệp A, trong đó yêu cầu doanh nghiệp A không được đơn phương tăng giá dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không do mình cung cấp. Tuy nhiên sáng ngày 1/4/2012, do hãng Y vẫn không chấp nhận mức giá mà doanh nghiệp A đưa ra, vì vậy A đã gửi công văn cho các chi nhánh yêu cầu từ chối cung cấp xăng cho các chuyến bay của hãng Y, khiến hãng phải tạm hoãn lịch bay của tất cả các chuyến bay ngày 1/4/2012. Doanh nghiệp A chỉ thông báo cho hãng Y về việc tăng giá dịch vụ mà không hề thông báo việc không cung cấp xăng cho hãng Y. Như vậy, hành vi trên của Doanh nghiệp A được xác định là hành vi đơn phương hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không cần thông báo trước cho khách hàng và không phải chịu biện pháp chế tài nào.

3. Hãng Y chỉ gửi công văn lên Tổng cục hàng không Việt Nam yêu cầu giải quyết. Trong trường hợp này, vậy Cục quản lý cạnh tranh có thể tham gia giải quyết vụ việc hay không? Nếu có thì trình tự thủ tục giải quyết vụ việc này sẽ như thế nào? Sau khi giải quyết, doanh nghiệp A không đồng ý với quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thì Doanh nghiệp A phải làm gì?

Khoản 1 Điều 77 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định: “Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có quyền thực hiện khiếu nại vụ việc cạnh tranh đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia..”

Như vậy, theo quy định trên, quyền khiếu nại là quyền của tổ chức, cá nhân nhưng khi các tổ chức, cá nhân không khiếu nại nhưng nếu phát hiện có hành vi vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh thì Cơ quan quản lý cạnh tranh vẫn có thẩm quyền điều tra. Do đó, dù hãng hàng không Y chỉ gửi công văn lên Tổng cục hàng không Việt Nam nhưng nếu hành vi của Doanh nghiệp A bị phát hiện thì Cục quản lý cạnh tranh vẫn có thẩm quyền tham gia giải quyết vụ việc.

Khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định: “2. Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền..” Do đó, hành vi của Doanh nghiệp A được xác định là hành vi hạn chế cạnh tranh.

Khoản 1 Điều 60 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định:

Điều 60. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

1. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định thành lập để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh cụ thể. Hội đồng chấm dứt hoạt động và tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Như vậy, vụ việc trên thuộc thẩm quyền xử lý, giải quyết của Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.

Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc:

– Tiếp nhận, xem xét hồ sơ khiếu nại

+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ khiếu nại; trường hợp hồ sơ khiếu nại đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo cho bên khiếu nại về việc tiếp nhận hồ sơ đồng thời thông báo cho bên bị khiếu nại.

+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra thông báo cho các bên liên quan, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét hồ sơ khiếu nại; trường hợp hồ sơ khiếu nại không đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo bằng văn bản về việc bổ sung hồ sơ khiếu nại cho bên khiếu nại. Thời hạn bổ sung hồ sơ khiếu nại là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ khiếu nại. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể gia hạn thời gian bổ sung hồ sơ một lần nhưng không quá 15 ngày theo đề nghị của bên khiếu nại.

+ Trong thời hạn quy định trên, bên khiếu nại có quyền rút hồ sơ khiếu nại và Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia dừng việc xem xét hồ sơ khiếu nại.

– Nếu kết quả xem xét cho thấy không có hành vi vi phạm pháp luật thì trả hồ sơ khiếu nại, nếu có hành vi vi phạm thì tiến hành điều tra chính thức. Thời hạn điều tra căn cứ quy định tại Điều 81 Luật Cạnh tranh 2018, trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn

– Trường hợp qua điều tra phát hiện vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm, điều tra viên phải kiến nghị ngay với Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.

– Sau khi kết thúc điều tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh phải chuyển báo cáo điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh đến Hội đồng cạnh tranh.

– Sau khi nhận được báo cáo điều tra và toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải ra một trong các quyết định sau đây:

+ Mở phiên điều trần;

+ Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

+ Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.

– Sau khi mở phiên điều trần, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định xử lý.

Sau khi giải quyết, doanh nghiệp A không đồng ý với quyết định xử lý thì có quyền khiếu nại lên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

4. Giả sử doanh nghiệp A chính là công ty con trực thuộc hãng hàng không Z, theo anh/chị, ngoài quyết định xử phạt đối với các hành vi vi phạm, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và đề nghị biện pháp khắc phục nào để đảm bảo cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không ở Việt Nam.

Khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 110 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định:

“2. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;

c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

4. Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;

b) Loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;

c) Chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;

d) Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;

đ) Cải chính công khai;

e) Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm.

Như vậy, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Doanh nghiệp A phải bồi thường thiệt hại cho hãng hàng không Y.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!  

————

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;

5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;

6. Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.